MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 21, 2011

Angry words over East Asian seas Những lời bất bình về chuyện biển Đông Á


Mine, all mine: the rush to claim minerals and oil is driving China's marine ambitions.

CHINAFOTOPRESS/GETTY

Của tôi, tất cả là của tôi: Cơn sốt đi tìm nguồn khoáng sản và dầu mỏ là đang điều khiển tham vọng biển của Trung Quốc.

CHINAFOTOPRESS/GETTY

Angry words over East Asian seas

Những lời bất bình về chuyện biển Đông Á

by David Cyranoski

David Cyranoski

Chinese territorial claims propel science into choppy waters.

Tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đẩy khoa học vào vùng biển động.

Clashes at sea. Disputed borders. It is not the usual stuff of science. But researchers and scientific journals are being pulled into long-simmering border disputes between China and its neighbours. Confrontations involving research vessels are raising tensions in the region, while the Chinese government is being accused of using its scientists' publications to promote the country's territorial claims.

Xung đột trên biển. Tranh chấp biên giới. Đó không phải là những địa hạt thông thường của khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và tạp chí khoa học đang bị lôi kéo vào những tranh cãi nẩy lửa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những cuộc đối đầu liên quan đến những con tàu nghiên cứu đang làm tình hình căng thẳng hơn trong vùng, trong khi Chính phủ Trung Quốc bị tố cáo là đã sử dụng các ấn phẩm khoa học để quảng bá những yêu sách đầy tham vọng của họ về lãnh thổ.

China's desire to increase its exploitation of the sea is no secret. The country's 12th five-year plan, which covers 2011–15 and was approved in March, was the first to mention the importance of a marine economy. In May, China's Ocean Development Report estimated that marine industries, including offshore oil and gas exploration, fisheries and ship building, will earn 5.3 trillion renminbi (US$830 billion) by 2020. Last month, Zhang Jixian, head of the Chinese Academy of Surveying and Mapping, announced that the country will ramp up efforts to chart what he described as its "three million square kilometres of water territory", an area much larger than that considered by neighbouring states to be Chinese territory. The mapping project will be aided by China's first cartographic satellite, to be launched in December, and the Jiaolong submersible, which is scheduled to take humans to ocean depths of 7,000 metres next year1. If the dive succeeds, China will capture the record for the deepest-ever manned ocean exploration from its great marine rival, Japan.

Tham vọng tăng cường khai thác biển của Trung Quốc không phải là điều gì bí mật. Kế hoạch năm năm lần thứ 12 (giai đoạn từ 2011 đến 2015) của Trung Quốc đã được thông qua vào tháng Ba năm nay. Kế hoạch này đề cập đến tầm quan trọng của kinh tế biển. Báo cáo Phát triển Biển của Trung Quốc ước tính rằng công nghiệp biển, bao gồm cả khai thác dầu khí ngoài khơi, ngư nghiệp và công nghiệp đóng tàu, sẽ mang về cho Trung Quốc 830 tỉ USD vào năm 2020. Mới tháng trước, Zhang Jixian, lãnh đạo Viện Địa chính và Bản đồ Trung Quốc, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ dốc sức để vẽ cái mà ông gọi là "ba triệu cây số vuông lãnh hải", một khu vực rộng hơn những gì các nước láng giềng trước đây xem là lãnh thổ của Trung Quốc. Dự án bản đồ được sự hỗ trợ bởi vệ tinh bản đồ (sẽ được khởi động vào tháng 12) và tàu ngầm Jiaolong (dự định lặn xuống sâu 7,000 m dưới lòng đại dương năm tới) [1]. Nếu công việc của tàu lặn này thành công như dự kiến, Trung Quốc sẽ lập kỉ lục về độ sâu có thể lặn của tàu ngầm có người điều khiển, vượt qua đối thủ cạnh tranh hàng hải hiện nay là Nhật Bản.

China is also growing increasingly assertive over its boundaries (see map). China claims Taiwan, for example, whereas Taiwan claims that it is independent. Japan, China and Taiwan all claim the uninhabited Senkaku Islands in the East China Sea. The clashes are fiercest in the South China Sea, where China claims the Paracel Islands (home to turtles, seabirds and a few Chinese troops) and the Spratly Islands, an archipelago of more than 700 isles, along with a huge area of the South China Sea surrounding them. Vietnam, Malaysia, Taiwan, Brunei and the Philippines all argue that those areas fall within their exclusive economic zones, which are recognized by the United Nations. The disputes are decades old, but reports of oil deposits — estimated at anywhere from 1.6 billion to 21.3 billion recoverable barrels — and significant mineral resources are now raising the stakes.

Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trong vấn đề biên giới. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Đài Loan thì tự cho mình độc lập. Nhật, Trung Quốc và Đài Loan cả ba đều xem quần đảo Điếu Ngư (không có người cư trú) là của mình. Những xung đột dữ dội nhất xảy ra ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (là nơi cư trú của rùa, hải âu, và một ít lính Trung Quốc), một quần đảo với hơn 700 đảo nhỏ, cùng với vùng biển rộng lớn bao quanh. Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines tất cả đều lập luận rằng đó là những đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, và vùng này được Liên hiệp quốc công nhận. Những tranh chấp này kéo dài trong nhiều thập niên, nhưng các báo cáo về trữ lượng dầu mỏ ước tính từ 1.6 đến 21.3 tỉ thùng và nguồn khoáng sản đáng kể đang gia tăng sự tranh chấp.

Because exploration often goes hand in hand with research, scientists are finding themselves on the front line. In June, Vietnam accused a Chinese fishing vessel of ramming a seismic survey ship working for the state energy company, PetroVietnam. And on 26 September, Japan ordered a Chinese research vessel that seemed to be conducting a marine survey to leave the exclusive economic zone that Japan claims around the Senkaku Islands.

Thăm dò tài nguyên thường đi song song với nghiên cứu khoa học, cho nên các nhà khoa học thấy mình đứng ở tuyến đầu. Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam tố cáo tàu cá Trung Quốc đã cắt đứt dây cáp tàu của PetroVietnam đang thăm dò dầu khí. Ngày 26 tháng 9, Nhật ra lệnh một tàu khảo sát của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế chung quanh đảo Điếu Ngư mà Nhật coi là lãnh thổ của họ.

The battle is also spilling over to the pages of scientific journals. Critics say that Chinese researchers are trying to make their country's possession of the South China Sea a fait accompli by routinely using maps that show its extended marine boundaries. For example, a 2010 review of the impacts of climate change on water resources and agriculture in China, published in Nature2, included a map with an inserted area that implied that most of the South China Sea was part of China.

Cuộc chiến còn lan sang những trang in của các tạp chí khoa học. Giới phê bình cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc cố tình gửi ra thế giới một thông điệp nói rằng việc Trung Quốc làm chủ vùng biển Đông Nam Á là một việc đã rồi, bằng cách thường xuyên sử dụng các bản đồ bành trướng lãnh hải. Chẳng hạn như trong một bài tổng quan về tác động của thay đổi khí hậu đến nguồn nước và nông nghiệp (công bố trên Nature vào năm 2010 [2]) có in một bản đồ với một khu vực biển được đưa vào với hàm ý rằng phần lớn vùng biển Đông Nam Á là của Trung Quốc.

Last month, in an online posting that was also sent to Nature and other journals, 57 Vietnamese scientists, engineers and other professionals living around the world complained about the use of such maps. The letter laments the Chinese government's use of "'back door' tactics", and argues that it is "using your magazine/journal as a means to legitimize such [a] one-sided and biased map". A map that appeared in a review of Chinese demography published in Science3 provoked similar criticism. Science responded with an Editor's Note4 stating that the journal "does not have a position with regard to jurisdictional claims" but that it is "reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes".

Tháng trước, trong một lá thư trực tuyến gửi tới tạp chí Nature, một nhóm gồm 57 nhà khoa học, kĩ sư và chuyên gia người Việt đã khiếu nại về việc Nature cho in bản đồ đó. Bức thư phàn nàn rằng Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng “thủ đoạn cửa sau”, và lập luận rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng các tạp chí khoa học như là phương tiện để hợp thức hóa cái bản đồ đơn phương và thiên lệch như thế. Một bản đồ tương tự xuất hiện trong một bài tổng quan trên tạp chí Science [3] cũng nhận đã nhận được những chỉ trích tương tự. Science hồi đáp bằng một Ghi chú của Ban biên tập (Editor's Note) [4], nói rằng tạp chí không có lập trường gì đối với những tranh chấp về chủ quyền, nhưng tạp chí cũng đang kiểm tra lại qui trình công bố bản đồ để đảm bảo rằng trong tương lai Science không muốn bị hiểu lầm là ủng hộ hay đứng về một phía nào đó trong những tranh chấp liên quan đến lãnh thổ/pháp lý.

Meanwhile, Michael Oppenheimer, a geoscientist at Princeton University, New Jersey, who is co-editor of Climatic Change, has received a barrage of e-mails since June from scientists contesting a Chinese map that his journal published more than four years ago5. The map includes a thick 'cow-tongue' shaped dotted line that claims for China a wide swathe of the South China Sea, reaching down towards Malaysian Borneo. The scientists, from Vietnam, Finland, Canada and elsewhere, are demanding a correction to the map. But this kind of highly politicized debate over territory "is not a question that a journal like ours wants to deal with", says Oppenheimer.

Trong khi đó, Michael Oppenheimer thuộc Đại học Princeton (đồng chủ biên tạp chí Climatic Change) đã nhận được vô số e-mail kể từ hồi tháng Sáu khi tạp chí này đăng một bài báo khoa học với đường lưỡi bò cách đây hơn 4 năm[5]. Bản đồ này bao gồm một đường 'lưỡi ' gồm các đoạn đứt khúc đậm nét tuyên bố một vùng biển rộng thuộc chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông, mở rộng xuống tới đảo Borneo của Malaysia. Các nhà khoa học từ các nước Việt Nam, Phần Lan, Canada, và nhiều nước khác đang yêu cầu phải chỉnh sửa bản đồ. Tuy nhiên, Oppenheimer cho biết những tranh luận chính trị hóa cao độ về lãnh thổ như thế này “không phải là vấn đề mà tạp chí của ông muốn giải quyết”.

Other Vietnamese scientists contacted by Nature were most angered by instances of what they consider to be gratuitous uses of the cow-tongue map. "They include the line around the South China Sea even when this region, and the islands within it, have absolutely zero relevance to the topic," says Q. Tuan Pham, a chemical engineer at the University of New South Wales in Sydney, Australia.

Đa số các nhà khoa học Việt Nam khác mà Nature có tiếp xúc đều bày tỏ tức giận với những trường hợp mà họ cho là sử dụng bản đồ đường lưỡi bò một cách thậm vô lý. Phạm Quang Tuấn, giáo sư hóa học thuộc Đại học New South Wales, cho biết "Họ vẽ một đường bao quanh biển Nam Trung Hoa và những hòn đảo nằm trong vùng biển đó, mặc dù vùng biển này không hề có liên quan gì đến chủ đề của bài báo”.

Why Chinese scientists include the controversial map in their papers is not clear. Following the e-mails, Oppenheimer decided that the disputed map had no relevance to the conclusion of the paper in question, but he contacted the lead author, Xuemei Shao of the Institute of Geographic Sciences and Natural Resources Research in Beijing, to offer him the chance to correct or amend the figure. Shao declined, explaining in an e-mail that the figure "is requested by the Chinese government".

Chưa rõ lý do các nhà khoa học Trung Quốc đưa cái bản đồ gây tranh cãi này vào những bài báo khoa học của họ để làm gì. Nhưng qua trao đổi e-mail với tác giả, Oppenheimer cho rằng những bản đồ đó không hề liên quan gì đến kết luận của bài báo, và đề nghị tác giả chính là Xuemei Shao của Viện Nghiên cứu Khoa học Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh chỉnh sửa phần hình vẽ. Shao từ chối, và giải thích trong một e-mail rằng hình vẽ bản đồ đó là do “yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.”

Jingyun Fang, a climate-change specialist at Peking University in Beijing who was a co-author on the Nature review, says that he included the insert because "we should follow China's law to include these Chinese seas in the map". Neither Fang, Shao nor any of four authors of other articles that included similar maps responded to requests from Nature for details of these regulations.

Jingyun Fang, một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, và cũng là đồng tác giả bài tổng quan trên Nature, cho biết ông đưa bản đồ đó vào bài báo bởi vì “chúng tôi phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc để đưa những vùng biển này vào bản đồ.” Cả Fang, Shao và 4 tác giả khác của những bài báo khác có in bản đồ đường lưỡi bò, tất cả đều không trả lời khi được Nature yêu cầu nêu chi tiết về những quy định này (của chính phủ Trung Quốc).

Science, Nature and Climatic Change have ultimately decided not to remove the offending maps. But Tuan Nguyen, a professor of medicine at the Garvan Institute of Medical Research in Sydney, who has independently complained to journal editors about China's maps of the South China Sea, says that maps in journals should be treated as scientific data and verified before publication. "The publication of such a map represents an abuse of science," he says.

Cuối cùng thì Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa những bản đồ gây xúc phạm đó. Nhưng Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư y khoa thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney, người đã độc lập gửi thư khiếu nại đến tổng biên tập các tạp chí về bản đồ đường lưỡi bò, nói rằng bản đồ trên các tạp chí khoa học nên được xem là dữ liệu khoa học và nên được thẩm định trước khi công bố. Ông nói: "Việc công bố một bản đồ như thế thể hiện một sự lạm dụng khoa học”.

Corrected:

This story originally implied that Climatic Change took a defined position on the position of China’s border in the South China Sea. In fact, co-editor Michael Oppenheimer merely offered lead author Xuemei Shao the opportunity to make any amendments to the contested map that he deemed appropriate. The text has been changed to reflect this.

Sửa chữa:

Câu chuyện này ban đầu ngụ ý rằng tạp chí Biến đổi Khí hậu giữ một lập trường xác định về vị trí của biên giới của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong thực tế, đồng biên tập Michael Oppenheimer chỉ đơn thuần cung cấp cho tác giả chính Xuemei Shao cơ hội để thực hiện bất kỳ sửa đổi các bản đồ gây tranh cãi mà ông coi là thích hợp. Phần văn bản đã được thay đổi để phản ánh việc này.

References

[1] Nature 476, 10-11 (2011).

[2] Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010). | Article | PubMed

[3] Peng, X. Science 333, 581-587 (2011). | Article | PubMed

[4] Bradford, M. Science 333, 1824 (2011). | PubMed

[5] Liang, E. et al. Climatic Change 79, 403-432 (2006). | Article

Tài liệu tham khảo:

[1] Nature 476, 10-11 (2011).

[2] Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010).

[3] Peng, X. Science 333, 581-587 (2011).

[4] Bradford, M. Science 333, 1824 (2011).

[5] Liang, E. et al. Climatic Change 79, 403-432 (2006).



http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn