MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 21, 2011

Abusing History? Lạm dụng lịch sử



Abusing History?

Lạm dụng lịch sử


By Frank Ching

October 16, 2011

Frank Ching

Ngày 16-10-2011

China’s mix of historical and legal claims in the South China Sea are inconsistent, says Frank Ching. Beijing can’t have its cake and eat it.

Học giả Frank Ching cho rằng những yêu sách lẫn lộn giữa yếu tố lịch sử và pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) là không nhất quán. Bắc Kinh không thể dễ dàng lấy bánh ăn.

US scholar Lucian Pye once famously said that China was not a country but ‘a civilization pretending to be a state.’ That may have been apt at one time, but today’s China has been transformed into a modern state that plays an active role in international forums.

Có lần, ông Lucian Pye, một học giả người Mỹ nói một câu nổi tiếng, rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia mà là “một nền văn minh giả vờ là quốc gia”. Điều đó có thể đúng vào lúc nào đó, nhưng ngày nay Trung Hoa đã biến thành một nhà nước hiện đại, đóng vai trò chủ động trên các diễn đàn quốc tế.

However, China also tries to capitalize on its long history when pressing its case in international disputes. Nowhere is this more clear than in the current South China Sea territorial dispute, which pits China against several of its neighbours. Also embroiled in the various rows are the United States, India and, increasingly, Japan. It’s a potent mix.

Tuy nhiên, Trung Hoa cũng đang cố gắng lợi dụng nền lịch sử lâu đời của mình khi nhấn mạnh trường hợp của họ các tranh chấp quốc tế. Không vụ việc nào minh họa chuyện này rõ hơn là vụ tranh lãnh hải trên Biển Đông hiện nay, khi Trung Hoa phải đối đầu với vài nước láng giềng. Cũng bị lôi kéo vào các xung đột khác nhau còn có Mỹ, Ấn Độ và ngày càng có thêm sự góp mặt của Nhật Bản. Đó là một sự pha trộn rất mạnh.

In 1996, Beijing ratified the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and publicly embraced the treaty’s provision that ‘China shall enjoy sovereign rights and jurisdiction over an exclusive economic zone of 200 nautical miles and the continental shelf’ – a hitherto unknown concept.

Năm 1996, Bắc Kinh phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và công khai áp dụng điều khoản của công ước nói rằng “Trung Quốc hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa” – một khái niệm cho đến nay vẫn không rõ ràng.

At the same time, however, it reaffirmed its claim over the islets, rocks and reefs in the South China Sea on historical grounds—grounds that aren’t recognized by the convention. That is to say, China claims all the rights granted under international law today and, in addition, claims rights that aren’t generally recognized because its civilization can be traced back several thousand years.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ tái khẳng định chủ quyền của họ trên các đảo nhỏ, đá và dải san hô ở Biển Đông trên cơ sở lịch sử – là những cơ sở không được công ước công nhận. Như thế nghĩa là, Trung Quốc tuyên bố có toàn quyền theo luật quốc tế ngày nay, và không chỉ thế, họ cũng đòi các quyền mà nhìn chung không được công nhận, bởi vì nền văn minh của họ đã hình thành từ vài nghìn năm trước.

Historically, China was the dominant power in East Asia and considered lesser powers as its tributaries. By insisting now on territorial claims that reflect a historical relationship that vanished hundreds of years ago with the rise of the West, Beijing is, in a sense, attempting to revive and legitimize a situation where it was the unchallenged hegemon.

Xét trên phương diện lịch sử, Trung Hoa là một cường quốc thống trị ở Đông Á, và họ coi các nước yếu hơn họ là chư hầu. Hiện tại, bằng việc khăng khăng giữ những yêu sách chủ quyền phản ánh một mối quan hệ lịch sử – đã chấm dứt hàng trăm năm trước – với sự nổi lên của phương Tây, theo một nghĩa nào đó, Bắc Kinh đang cố sức vãn hồi và hợp thức hóa cái thời họ là một bá quyền không ai dám thách thức.

The ambiguity about what parts of international law China recognizes and which bits it doesn’t gives rise to the current dispute, which directly involves Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei, and indirectly involves the interests of many other nations.

Trung Quốc công nhận những phần nào trong công pháp quốc tế và chối bỏ phần nào, hiện còn chưa rõ. Sự mơ hồ đó làm căng thẳng thêm những tranh chấp hiện tại – có liên quan trực tiếp tới Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, và gián tiếp tới lợi ích của rất nhiều nước khác.

The claims made by Southeast Asian countries rest primarily on the provisions of the Law of the Sea. China, however, is taking the position that its sovereignty over the territories concerned precedes the enactment of the Law of the Sea, and so the law doesn’t apply. History trumps law.

Yêu sách mà các nước Đông Nam Á đưa ra chủ yếu dựa vào các điều khoản trong Luật Biển. Tuy nhiên, Trung Quốc thì lại giữ lập trường cho rằng chủ quyền của họ đối với những vùng biển liên quan đã có từ trước khi Luật Biển được ban hành, và do đó không thể áp dụng luật được. Lịch sử đi trước luật pháp.

In 2009, China submitted a map to the UN Commission on the Law of the Sea in support of its claims to ‘indisputable sovereignty over the islands of the South China Sea and the adjacent waters’ as well as ‘the seabed and subsoil thereof.’

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình tới Ủy ban LHQ về Luật Biển một bản đồ nhằm củng cố cho yêu sách của họ rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước kế cận, cũng như là các “đáy biển và tầng đất tương ứng” (nguyên văn: seabed and subsoil – ND).

The map featured a U-shaped dotted line that encompassed virtually the entire South China Sea and hugged the coasts of neighbouring countries including Vietnam, Malaysia and the Philippines. This was the first time China had submitted a map to the United Nations in support of its territorial claims, but there was no explanation given as to whether it claimed all the waters as well as the islands enclosed by the dotted line.

Bản đồ thể hiện một đường đứt đoạn hình chữ U bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông và ôm lấy biển của các nước láng giềng gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ lên LHQ để củng cố cho các yêu sách chủ quyền của họ, nhưng họ không đưa ra lời giải thích nào để cho biết có phải là họ đòi sở hữu toàn bộ vùng biển cũng như các đảo nằm trong đường đứt đoạn đó không.

This was a radical departure from the position China took when it ratified the treaty. Back then, China said that it would hold consultations ‘with the states with coasts opposite or adjacent to China respectively on the basis of international law and in accordance with the principle of equitability.’

Đây là hành động xa rời hẳn lập trường mà Trung Quốc từng đưa ra khi họ phê chuẩn Công ước. Còn nhớ hồi đó, Trung Quốc nói rằng họ sẽ tham vấn “các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề với Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế và theo nguyên tắc bình đẳng”.

Significantly, especially for the United States, China’s position on UNCLOS has also shifted in another respect. In 1996, it took the position that foreign warships required its approval in order to pass through China’s territorial waters. Now, China says that foreign warships must obtain its approval before they can pass through its exclusive economic zone – a much wider area that isn’t part of its sovereign waters.

Đáng chú ý, đặc biệt đối với Mỹ, là lập trường của Trung Quốc về UNCLOS cũng đã thay đổi ở một khía cạnh khác. Vào năm 1996, họ có quan điểm rằng tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới có thể qua lại lãnh hải Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc lại tuyên bố là tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới được qua lại trong vùng đặc quyền kinh tế của họ – một khu vực rộng hơn (lãnh hải) nhiều và không nằm trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc. (*)

The United States disputes that position, maintaining that waters in a country’s EEZ are part of the high seas and that naval vessels are free to enter them and even conduct operations without any need for approval.

Mỹ phản bác quan điểm đó, khẳng định vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia thì là một phần của biển cả* và (do đó) tàu hải quân được tự do đi vào khu vực này, thậm chí có thể tiến hành hoạt động mà không cần phải được ai chấp thuận.


*(high sea – là vùng biển phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Các quốc gia có biển và quốc gia không có biển đều được hưởng nguồn lợi tài nguyên từ khu vực này – ND)

This difference in opinion between China and the United States (as well as most developed countries) has led to confrontations between the two countries, with US naval surveillance vessels carrying out information-gathering missions in China’s EEZ and being challenged by the Chinese.

Sự khác biệt về quan điểm giữa Trung Quốc và Mỹ (cũng như nhiều nước phát triển khác) đã dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia này, với việc tàu hải giám của Mỹ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và bị Trung Quốc phá.

China’s resort to history is a relatively new development in international law, although it isn’t completely unprecedented. For example, coastal states have been allowed to claim extended jurisdiction over waters, especially bays or islands, when those claims have been open and long-standing, exclusive, and widely accepted by other states.

Việc Trung Quốc viện đến lịch sử là một diễn biến tương đối mới trong luật quốc tế, mặc dù điều đó không phải hoàn toàn chưa từng có tiền lệ. Chẳng hạn, các quốc gia ven biển đã được phép tuyên bố quyền tài phán mở rộng đối với các vùng biển, đặc biệt vịnh hoặc đảo, khi những yêu sách đó của họ là mở, đã được đưa ra từ lâu, duy nhất họ đưa ra, và được các nước khác chấp nhận rộng rãi.

In China’s case, however, its claims are evidently neither exclusive nor widely accepted by other states since they are being openly contested. Still, Chinese officials and scholars have attempted to buttress their arguments by appealing to historical records.

Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc, các yêu sách của họ rõ ràng không phải “duy nhất họ đưa ra” và cũng chẳng được các nước khác chấp nhận rộng rãi, bởi lẽ chúng còn đang bị tranh cãi công khai. Thế mà các quan chức và học giả Trung Quốc vẫn cố gắng biện bạch cho các lập luận của họ bằng cách viện dẫn đến lịch sử.

For example, Li Guoqiang, a research scholar with the Research Center for Chinese Borderland History and Geography of the Chinese Academy of Social Sciences wrote in July in the China Daily: ‘Historical evidence shows that Chinese people discovered the islands in the South China Sea during the Qin (221-206 BC) and Han (206 BC-AD 220) dynasties.’ China’s maritime boundary, he asserts, was established by the Qing dynasty (1644-1911).

Chẳng hạn, ông Lý Quốc Cường (Li Guoqiang), một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Địa lý Biên ải Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã viết hồi tháng 7 trên tờ Nhân Dân Nhật Báo: “Các bằng chứng lịch sử cho thấy nhân dân Trung Quốc đã phát hiện ra những hòn đảo trên biển Hoa Nam từ thời Tần (221-206 trước CN) và Hán (206 trước CN-220). Ông ta khẳng định, biên giới hàng hải Trung Quốc đã được xác lập bởi triều Thanh (1644-1911).

‘In contrast,’ he wrote, ‘Vietnam, Malaysia and the Philippines hardly knew anything about the islands in the South China Sea before China’s Qing Dynasty.’

Ông viết: “Ngược lại, Việt Nam, Malaysia và Philippines gần như chẳng biết gì về những hòn đảo trên biển Hoa Nam, vào cái thời trước đời nhà Thanh của Trung Quốc”.

Vietnam, in pressing its case, has cited maps and geography attesting to its ‘historical sovereignty’ over the Paracel and Spratly islands going back to the 17th century. This doesn’t match the antiquity of China’s claims, but, at the very least, it shows that Chinese claims have been contested for centuries, and that China didn’t enjoy exclusive and continuous jurisdiction over these islands.

Việt Nam, khi trình bày vấn đề của mình, đã sử dụng các bản đồ và kiến thức địa lý chứng minh “chủ quyền lịch sử” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Quan điểm này không viện dẫn tới lịch sử xa xôi như Trung Quốc, nhưng ít nhất cũng cho thấy là các yêu sách của Trung Quốc đã bị tranh cãi từ nhiều thế kỷ trước, tức là Trung Quốc không có quyền tài phán duy nhất và liên tục trên các hòn đảo đó.

And, if history is to be the criterion, which period of history should be decisive? After all, if the Qin or Han dynasty is to be taken as the benchmark, then China’s territory today would be much smaller, since at the time it had not yet acquired Tibet, Xinjiang or Manchuria, now known as the northeast.

Và nếu coi lịch sử là một tiêu chí để xem xét, thì thời kỳ nào của lịch sử có tính quyết định đây? Suy cho cùng, nếu nhà Tần hay nhà Hán được coi là điểm chuẩn, thì diện tích của Trung Hoa ngày nay sẽ phải nhỏ hơn nhiều, bởi vì vào thời điểm ấy, nó đâu có bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý – mà bây giờ là vùng đông bắc Trung Quốc.

One compromise that China has offered to its neighbours is to shelve the territorial disputes and engage in joint development of natural resources. This was proposed by President Hu Jintao as recently as August 31, when he met the Philippine President Benigno Aquino.

Trung Hoa có một nhượng bộ với các nước láng giềng, đó là tạm xếp các tranh chấp chủ quyền lại và tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên chung. Đây là đề xuất của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mới đây nhất là vào ngày 31-8 khi ông Hồ gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

However, there are serious problems. Just what does China mean by this policy?

Tuy nhiên, có vài vấn đề nghiêm trọng. Trung Hoa muốn gì khi đưa ra chính sách này?

The Chinese Foreign Ministry website explains: ‘The concept of “setting aside dispute and pursuing joint development” has the following four elements:

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích: Quan niệm “gác tranh chấp sang một bên, để cùng khai thác” có bốn yếu tố sau đây:

‘1. The sovereignty of the territories concerned belongs to China.

‘2. When conditions are not ripe to bring about a thorough solution to territorial dispute, discussion on the issue of sovereignty may be postponed so that the dispute is set aside. To set aside dispute does not mean giving up sovereignty. It is just to leave the dispute aside for the time being.

‘3. The territories under dispute may be developed in a joint way.

‘4. The purpose of joint development is to enhance mutual understanding through cooperation and create conditions for the eventual resolution of territorial ownership.’

“1. Chủ quyền của các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc.

2. Khi điều kiện chưa chín muồi để mang lại một giải pháp toàn thể cho vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì các cuộc thảo luận về vấn đề chủ quyền có thể bị trì hoãn, để gác tranh chấp sang một bên.

Gác tranh chấp không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ có nghĩa là gác tranh chấp sang một bên vào thời điểm đó.

3. Các vùng lãnh thổ tranh chấp có thể được khai thác chung.

4. Mục đích của khai thác chung là để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác, và tạo điều kiện để tìm ra một giải pháp cuối cùng cho vấn đề chủ quyền”.

These four points make it clear that instead of shelving the territorial disputes, the idea of joint development is China’s way of imposing its claims of sovereignty over the other party. Chinese sovereignty is the stated desired outcome of any joint development. No wonder that no country has taken China up on its proposal.

Bốn yếu tố này cho thấy rõ rằng, thay vì gác tranh chấp chủ quyền lại, thì ý tưởng khai thác chung kia là cách Trung Quốc áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ lên các bên khác. Chủ quyền của Trung Quốc là kết quả mà họ mong muốn đạt được sau bất kỳ quá trình khai thác chung nào. Thảo nào chẳng nước nào ủng hộ Trung Quốc về cái đề xuất ấy.

Perhaps because of the conflict between historical claims and the UNCLOS, other Chinese scholars are now calling for a review of the Law of the Sea.

Có lẽ chính vì tồn tại xung đột giữa các yêu sách dựa vào lịch sử và UNCLOS mà nhiều học giả Trung Quốc khác đang kêu gọi xem lại Luật Biển.

Li Jinming, a professor at the Center for Southeast Asia Studies at Xiamen University, says that there are ‘shortcomings’ in UNCLOS and, as a result, ‘China should consider its own situation before enforcing UNCLOS.’ That is to say, even though China has ratified the treaty, which has been in effect for 17 years, Beijing shouldn’t abide by its provisions unless the convention is somehow revised to support China’s territorial claims.

Lý Kim Minh (Li Jinming) – giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn – nói rằng UNCLOS có những “hạn chế”, và kết quả là “Trung Quốc phải xem xét hoàn cảnh của chính họ trước khi thực thi UNCLOS”. Điều ấy nghĩa là, mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước – đã có hiệu lực tới 17 năm – nhưng Bắc Kinh không cần phải tuân thủ các điều khoản của Công ước, trừ khi Công ước được xem xét lại sao cho có lợi cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Beijing, it appears, wants to be made an exception in international law. It wants to have its cake and eat it. But law is law. What is the point of having international law when it is no longer international, and when it is no longer law?

Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật?


Chú thích của người dịch:

(*) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chia nhiều khu vực biển khác nhau, trong đó các quốc gia có các quyền chủ quyền ở các mức độ khác nhau. Chủ quyền của một quốc gia là tuyệt đối trong các vùng nội thủy, gần như tuyệt đối trừ việc cản trở các quyền đi qua không gây hại đối với vùng lãnh hải, và giới hạn trong các quyền kinh tế đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Độc giả tham khảo: Quy Chế Pháp Lý Một Số Vùng Biển Việt Nam Phù Hợp với Công Ước LHQ về Luật Biển 1982.

The Diplomat

Translated by Thủy Trúc



http://the-diplomat.com/2011/10/16/abusing-history/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn