MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

When oil prices rise, Russia has freedom over a barrel Anne Applebaum - Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn


When oil prices rise, Russia has freedom over a barrel
Anne Applebaum - Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn
By Anne Applebaum
Tuesday, January 4, 2011


Anne Applebaum
The judge had already postponed the verdict without explanation ("The court does not explain itself," said a spokesman). Before reading it, he barred journalists and the defendant's family from the courtroom. No one should have been surprised, therefore, when Mikhail Khodorkovsky - the Russian oil baron who once defied the Kremlin - received a further six years in prison last week, on top of the eight he's served. This time, he was sentenced for "stealing" an impossible quantity of oil, the same oil he has already been accused of selling without paying taxes.
Quan tòa đã hoãn phán quyết mà không một lời giải thích (“Tòa án không tự giải thích,” một phát ngôn viên nói). Trước khi đọc nó, ông cho các nhà báo và gia đình các bị cáo ra khỏi phòng xử án. Do đó không ai ngạc nhiên khi Mikhail Khodorkovsky, ông trùm dầu mỏ, người có lần đã chống lại Kremlin - nhận thêm sáu năm tù vào tuần trước, cộng thêm vào với tám năm ông đã chịu. Lần này, ông bị buộc tội “ăn cắp” một số lượng dầu không thể tin được, đúng cái số lượng mà ông đã bị kết tội bán đi mà không đóng thuế.


In fact, nobody pretended that the Khodorkovsky verdict was anything but a political statement, one of a series of gestures the Russian government has made to its own public and to the rest of the world in recent weeks. The blocking of corruption investigations; the expressions of support for the brutal and violent "elections" in neighboring Belarus; the deaths of journalists; all of these seem designed to contradict the distinctly friendlier, reformist language that the Russian president, Dmitry Medvedev, was using until recently. A mere two years ago, Medvedev had even denounced Russia's culture of "legal nihilism" - a phrase some construed as a reference to the Khodorkovsky case.
Thật ra, không có ai giả vờ rằng phán quyết của Khodorkovsky là cái gì khác chứ không phải một tuyên bố chính trị, một trong hàng loạt động thái mà chính phủ Nga đã làm cho công chúng của riêng nó, và cho phần còn lại của thế giới trong mấy tuần gần đây. Việc ngăn chặn điều tra tham nhũng và biểu lộ sự ủng hộ những “cuộc bầu cử” dã man và bạo lực ở nước láng giềng Belarus; cái chết của các nhà báo; tất cả những cái này dường như được trù liệu để mâu thuẫn với ngôn ngữ thân thiện, cải cách mà tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã dùng thời gian gần đây. Mới cách đây hai năm, Medvedev đã lên án thứ văn hóa “hư vô về pháp luật” của Nga, một câu nói mà nhiều người hiểu là nhắc đến vụ Khodorkovsky.


Why the change of tone? Why now? Many complex theories have been hatched to explain it. This being Russia, none can be proved. But perhaps the explanation is very simple: Oil is once again above $90 a barrel - and the price is rising. And if that's the reason, it's nothing new. In fact, if one were to plot the rise and fall of Soviet and Russian foreign and domestic reforms over the past 40 years on a graph, it would match the fall and rise of the international oil price (for which domestic crude oil prices are a reasonable proxy) with astonishing precision.
Tại sao có sự đổi giọng này? Tại sao vào lúc này? Nhiều lý thuyết phức tạp đã nảy nở ra để giải thích cho nó. Đây là nước Nga, không ai có thể chứng minh. Nhưng có lẽ việc giải thích lại vô cùng đơn giản: Dầu lại lên trên 90$ một thùng - và giá dầu vẫn đang lên. Và nếu đó là lý do, thì không có gì mới. Thật ra, nếu người ta vẽ biểu đồ sự lên xuống của những cải cách nội bộ và đối ngoại của Liên xô và nước Nga trong bốn mươi năm qua, nó sẽ tương ứng với sự lên xuống của giá dầu quốc tế (giá dầu thô trong nước cũng xấp xỉ) với độ chính xác đáng ngạc nhiên.
To see what I mean, begin at the beginning: In the 1970s, oil prices began to rise significantly, along with the then-Soviet Union's resistance to change. The previous decade (with oil prices at $2 or $3 a barrel, not adjusted for inflation) had been one of flux and experimentation. But after OPEC pushed prices up in the 1970s, oil revenue poured in - and the Soviet Union entered a period of internal "stagnation" and external aggression. Soviet leader Leonid Brezhnev invested heavily in the military, halted internal reforms and in 1979 (when oil was at $25 a barrel) - invaded Afghanistan.
Để thấy điều tôi muốn nói, ta hãy bắt đầu từ đầu: Năm 1970, giá dầu bắt đầu tăng mạnh, ứng với Liên xô hồi đó chống lại cải cách. Thập kỷ trước đó, (với giá dầu 2$ hay 3$ một thùng, không điều chỉnh theo lạm phát) là một thập kỷ thay đổi liên tục và thí nghiệm. Nhưng sau khi OPEC đẩy giá dầu lên trong những năm 1970, thu nhập về dầu tuôn chảy vào, và Liên xô bước vào một thời kỳ “đình trệ” và xâm lược nước ngoài. Lãnh tụ Liên xô Leonid Brezhnev đầu tư mạnh vào quân sự, ngừng các cải cách trong nước và năm 1979 (khi giá dầu là 25$ một thùng) - xâm lược Afghanistan.
Brezhnev was eventually followed by Yuri Andropov, who had the good fortune to run the Soviet Union when oil prices were still high (at his death, in 1984, they averaged $28 a barrel). Andropov could thus afford both an internal crackdown on dissidents and a continued tense relationship with the West. But Andropov was followed by Mikhail Gorbachev, who took over just as prices plunged. In 1986 (with oil down to $14 a barrel), he launched his reform programs, perestroika and glasnost. By 1989 (when oil was still only at $18) he allowed the Berlin Wall to fall, freed Central Europe and ended the Cold War.
Brezhnev cuối cùng được kế tục bởi Yuri Andropov, ông này có cái may là lãnh đạo Liên xô khi giá dầu vẫn còn cao (khi ông ta chết, năm 1984, trung bình 28$ một thùng). Nhờ vậy Andropov có thể thẳng tay đàn áp bất đồng chính kiến trong nước và duy trì quan hệ căng thẳng với phương Tây. Nhưng Andropov được kế tục bởi Mikhail Gorbachev, ông này tiếp quản đúng lúc giá dầu tụt xuống. Năm 1986 (với giá dầu còn có 14$ một thùng) ông mở màn chương trình cải cách, perestroika (cải tổ) và glasnost (công khai). Năm 1989 (khi giá dầu vẫn chỉ 18$) ông cho phép Bức Tường Berlin sụp đổ, giải thoát cho Trung Âu và kết thúc Chiến tranh Lạnh.


Prices fluctuated, but they did not really rise again in the 1990s (plunging as low as $11 in 1998), the years when Boris Yeltsin was still trying to be best friends with Bill Clinton, the Russian media were relatively free and there was still talk, at least, of major economic reforms. But in 1999 (when oil prices rose to $16 a barrel), Yeltsin's prime minister, Vladimir Putin, launched the second Chechen war, the West bombed Belgrade, and the mood in Russia turned distinctly anti-Western once again.
Giá dầu dao động, nhưng nó không thật sự lên lại trong những năm 1990 (tụt xuống đến 11$ trong năm 1998), năm Boris Yeltsin vẫn còn cố làm bạn tốt của Bill Clinton, truyền thông nước Nga tương đối tự do, và vẫn còn nói, ít nhất là về những cải cách kinh tế lớn. Nhưng năm 1999 (khi giá dầu lên 16$ một thùng), thủ tướng của Yeltsin, Vladimir Putin, phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, phương Tây ném bom Belgrade, và tâm trạng nước Nga một lần nữa quay sang chống phương Tây một cách rõ rệt.


The fortunate Putin took over as president in 2000, at the start of a long and seemingly inexorable rise in oil prices. Indeed, Gorbachev's calls for internal reform were long forgotten by 2003 (when oil prices were creeping up to $27 a barrel). The days when Yeltsin pushed for Russia to join Western institutions were a distant memory by 2008, when Russia invaded Georgia (and oil was at $91 a barrel).
Putin may mắn tiếp quản ngôi tổng thống năm 2000, vào lúc bắt đầu một đợt tăng giá dầu lâu dài và dường như bền vững. Thực tế, những lời kêu gọi cải cách trong nước của Gorbachev bị quên từ lâu vào năm 2003 (khi giá dầu tăng dần lên 27$ một thùng). Những ngày Yeltsin thúc đẩy nước Nga tham gia vào các thiết chế phương Tây đã thành một kỷ niệm xa xưa vào năm 2008, khi Nga xâm lược Georgia (và giá dầu là 91$ một thùng).


The new Russian president, Dmitry Medvedev, did try to sound nicer in 2009 (when oil prices averaged about $53 a barrel), leaving Putin, now the prime minister again, grumbling in the background. Medvedev locked a draconian treason law, invited democracy activists to the Kremlin, denounced the Belarusan dictator and even seemed to some to have liberalized Russian television just a bit.
Tổng thống mới của Nga Dmitry Medvedev, thật sự có cố gắng để tỏ ra dễ thương hơn vào năm 2009 (khi giá dầu trung bình khoảng 53$ một thùng), để cho Putin, nay lại là thủ tướng, càu nhàu sau hậu trường. Medvedev chặn một đạo luật hà khắc về tội mưu phản, mời các nhà hoạt động dân chủ đến Kremlin, lên án nhà độc tài Belarus và thậm chí dường như đã nới cho truyền hình Nga tự do đôi chút.


But now it is 2011, Putin is very much in the foreground, and Khodorkovsky has just been sentenced by a kangaroo court. As I write these words, oil is at $92.25 a barrel.
Nhưng bây giờ là năm 2011, Putin đang ở vị trí rất nổi bật, và Khodorkovsky vừa mới bị kết án bởi một phiên tòa kangaroo [2]. Khi tôi viết những dòng này, giá dầu là 92,25$ một thùng.


Is this analysis too simplistic? Sure it is. But I haven't yet heard a better explanation.
Phân tích này có quá đơn giản không? Chắc chắn là thế. Nhưng tôi chưa được nghe một giải thích tốt hơn.


applebaumletters@washpost.com
[1] Nguyên văn: “has freedom over a barrel” có nghĩa là “nhét tự do vào thùng”. Barrel là thùng, là đơn vị đo dầu thô thương phẩm (Chơi chữ)
[2] Phiên tòa kangaroo là một phiên tòa xử giả vờ, bản án đã được quyết định từ trước.
Hiếu Tân

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn