MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

What if WikiLeaks' Dream of an Open Society Came True? Điều gì xảy ta nếu giấc mơ của WikiLeaks về một xã hội mở trở thành hiện thực?


What if WikiLeaks' Dream of an Open Society Came True?
Điều gì xảy ta nếu giấc mơ của WikiLeaks về một xã hội mở trở thành hiện thực?

By Eben Harrell / Stockholm
Eben Harrell 

The torrent of confidential U.S. government documents posted to the WikiLeaks website may have slowed over the Christmas holidays, but diplomats and military officials across the world continue to count the cost of the leaks — and question their long-term effects on governance. WikiLeaks founder Julian Assange says his organization's goal is to force governments into total transparency by making all official documents available to the public. But just how transparent would governments be under such forced scrutiny? Would the publication — or threat of publication — of everything they put to paper force officials to be more honest? Or would it just compel them to make more decisions off the record?
Dòng thác lũ những tài liệu mật của chính phủ Mỹ được đưa lên website WikiLeaks có thể chậm lại trong những ngày nghỉ lễ Noel, nhưng các quan chức ngoại giao và quân đội trên khắp thế giới đang tiếp tục gánh chịu hậu quả của những rò rỉ này - và đặt câu hỏi về những tác động lâu dài của chúng lên nền cai trị. Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói mục đích của tổ chức của ông là buộc các chính phủ phải hoàn toàn minh bạch bằng cách làm cho tất cả mọi tài liệu chính thức được mở ra cho công chúng. Nhưng có điều làm thế nào các chính phủ có thể minh bạch được khi phải chịu dưới sự quan sát kỹ lưỡng như thế? Liệu sự công bố - hay dọa công bố - mọi thứ mà họ đặt lên giấy có buộc các quan chức trung thực hơn hay không? Hay nó chỉ buộc họ làm nhiều quyết định hơn bên ngoài giấy tờ văn bản?
Such questions have been a source of speculation in the U.S. following WikiLeaks' release of thousands of classified diplomatic cables, but there's one country where official openness is not just a hypothetical way of governing. Sweden operates closer to an "Assangian" state of absolute transparency than any country in the world, and has long debated whether the policy has the potential to backfire. Swedish sunshine laws are the most far-reaching ever created. Almost every government document — including all mail to and from government offices — is available to the public, save for a small number relating to international relations or national security. At the same time, the country goes to great lengths to ensure that whistle-blowers are protected: should a secret be leaked to the media, for instance, government officials are legally prohibited from investigating the source of the material. (See the top 10 world news stories of 2010.)
Những câu hỏi như thế đã là nguồn suy đoán ở Mỹ sau khi WikiLeaks tiết lộ hàng nghìn bức điện ngoại giao được liệt vào loại mật, nhưng có một nước mà ở đó tính công khai chính thức không phải chỉ là cách cai trị có tính giả thuyết. Thụy Điển hành động gần với trạng thái ‘Assangian” - minh bạch tuyệt đối - hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và đã tranh cãi nhiều về việc liệu chính sách có tiềm năng ngăn chặn hay không. Những đạo luật thanh thiên bạch nhật của Thụy Điển là những đạo luật rộng rãi nhất đã từng được tạo ra. Hầu như mọi tài liệu của chính phủ - kể cả mọi e-mail đến và đi khỏi các văn phòng chính phủ - đều được để ngỏ cho công chúng, chỉ trừ một số ít liên quan đến các quan hệ quốc tế hay an ninh quốc gia. Đồng thời nước này dùng những biện pháp mạnh mẽ để bảo đảm “những kẻ thổi còi” được bảo hộ: chẳng hạn, nếu một bí mật được tiết lộ cho truyền thông, thì các quan chức chính phủ sẽ bị luật cấm không được điều tra nguồn cung cấp tài liệu.

Sweden's ethos of open government is so strong that when WikiLeaks began publishing its cache of U.S. war logs and diplomatic cables via a Swedish server in July (the organization chose Sweden so as to be protected from prosecution by the country's freedom of press laws), some Swedes wondered what all the fuss was about. "In our country, it's not extreme to read documents such as these," says Helena Giertta, editor in chief of Journalisten, a newspaper produced for Swedish journalists. "We understood that they would make international news, but the truth is, if they were Swedish in origin, they would probably be public already."
Đặc tính chính phủ công khai của Thụy Điển mạnh đến mức khi WikiLeaks bắt đầu công bố những bản lưu các ký sự chiến tranh và các bức mật điện ngoại giao của Hoa Kỳ qua một máy chủ ở Thụy Điển hồi tháng Bẩy (tổ chức này chọn Thụy Điển để nhờ các luật tự do báo chí của nước này mà được bảo vệ khỏi bị truy tố) một số người Thụy Điển tự hỏi có chuyện gì mà tất cả nhặng xị lên như thế. “Ở nước chúng tôi, việc đọc những tài liệu như thế này chẳng có gì là ghê gớm” Helena Giertta, tổng biên tập tờ Journalisten, một tờ báo được làm ra cho các nhà báo Thụy Điển, nói. “Chúng tôi hiểu rằng có lẽ họ làm những tin tức quốc tế, nhưng sự thật là, nếu chúng có nguồn gốc Thụy Điển, có lẽ chúng đã công khai rồi.”

But even as it takes its transparency laws for granted, Sweden has long debated whether absolute openness leads, paradoxically, to greater secrecy. In 2004 Inga-Britt Ahlenius, a Swede working on transparency issues within the United Nations, published an op-ed in the Swedish daily Dagens Nyheter in which she called offentlighetspincipen — the principle of public access to official records that was enshrined in the country's law books more than 300 years ago — a "Swedish myth." When she tried to review government files, Ahlenius wrote, she found only "empty boxes." "The principle has come to discourage its original purpose," she added. "It is quite logical: if you are concerned that things will be made immediately public, you do not write it on paper." (See "TIME's Julian Assange Interview: Full Transcript/Audio.")
Nhưng ngay cả các luật pháp minh bạch của nó là đương nhiên, thì Thụy Điển vẫn tranh cãi dài dài về việc liệu sự công khai tuyệt đối có dẫn đến, một cách nghịch lý, bí mật hơn hay không. Năm 2004 Inga-Britt Ahlenius, một người Thụy Điển làm việc về các vấn đề minh bạch trong Liên Hiệp Quốc, công bố một op-ed [1] trong tờ báo hàng ngày của Thụy Điển Dagens Nyheter trong đó bà gọi offentlighetspincipen - nguyên tắc công chúng tiếp cận các tài liệu chính thức, ghi trong các sách luật cách đây trên ba trăm năm - là một “huyền thoại Thụy Điển”. Ahlenius viết rằng, khi bà thử xem xét các hồ sơ của chính phủ thì bà chỉ thấy “các hộp rỗng”. “Nguyên tắc này đã ngăn cản những mục đích ban đầu của nó”, bà nói thêm. Điều này hoàn toàn logic: nếu anh lo rằng mọi việc sẽ bị công khai ngay lập tức, thì anh sẽ không viết nó ra giấy nữa.”


Ahlenius' article caused a storm of protest; most Swedish journalists, cultural commentators and even politicians view open government as a cornerstone of Sweden's famously functional society. But some of offentlighetspincipen's defenders — particularly journalists working in other, more secretive arenas — admit there are trade-offs to being so open. Teresa Kuchler, who covers the European Union for the Swedish daily Svenska Dagbladet, says the Swedish delegation to the E.U. is known as "the Starbucks of Brussels" because they are so quick to provide documents to journalists, even those that other member states either classify or redact so heavily as to render them useless. At the same time, Kuchler says, "if you cover [the Swedish press briefings] long enough, you get the feeling that some of the real business is done in the corridors after the meeting where nothing is recorded."
Bài báo của Ahlenius gây ra một cơn bão phản đối, hầu hết là các nhà báo Thụy Điển, các nhà bình luận văn hóa, và cả những nhà chính trị thấy chính phủ công khai như một hòn đá tảng của xã hội Thụy Điển nổi tiếng năng động. Nhưng một số người bảo vệ offentlighetspincipen - đặc biệt là những nhà báo làm việc trong những môi trường khác, giấu giếm hơn - thừa nhận có sự thỏa hiệp để công khai như thế. Teresa Kuchler, người phụ trách Liên hiệp Châu Âu cho tờ báo hàng ngày Thụy Điển Svenska Dagbladet, nói phái đoàn Thụy Điển ở EU được coi như "Starbucks của Brussels" vì họ quá mau mắn cung cấp tài liệu cho các nhà báo, thậm chí có những tài liệu mà các nước thành viên khác hoặc xếp vào loại mật, hoặc biên tập quá nhiều đến mức làm cho chúng thành vô dụng. Đồng thời, Kuchler nói, nếu anh viết [bản tóm tắt báo chí Thụy Điển] đủ dài, anh sẽ có cảm giác rằng có một số công việc thật sự được tiến hành ngoài hành lang sau một cuộc họp mà trong đó chẳng có gì được ghi lại.”


Sweden's sunshine laws have also led to culture clashes with other governments and organizations that have different standards of secrecy. In one example that Swedes still talk about, in January 1999, then Prime Minister Goran Persson publicly criticized the European Commission for suspending a whistle-blower who had accused the Commission of financial irregularity. In response, the head of the Commission, Jacques Santer, sent a strongly worded letter to Persson's home address in Stockholm scolding the Prime Minister for spreading bad publicity. The letter, by Swedish law, was immediately available to the public because it was addressed to "Prime Minister Persson." It appeared in full in the following day's newspapers.
Những đạo luật thanh thiên bạch nhật của Thụy Điển cũng dẫn đến những đụng độ văn hóa với các chính phủ và các tổ chức khác, có những tiêu chuẩn khác về bí mật. Trong một thí dụ mà người Thụy Điển vẫn thường hay nhắc đến, tháng Giêng năm 1999, Thủ tướng lúc đó là Goran Persson công khai phê phán Ủy ban Châu Âu về việc treo giò một người huýt còi vì đã lên án Ủy ban này làm sai quy tắc tài chính. Để đáp lại, Chủ tịch Ủy ban, Jacques Santer, gửi một bức thư đến địa chỉ nhà riêng Persson ở Stockholm với lời lẽ mạnh mẽ trách Thủ tướng đã lan truyền công bố nội dung xấu. Bức thư đó, theo luật Thụy Điển, ngay lập tức được mở ra cho công chúng, bởi vì nó được gửi cho “Thủ tướng Persson.” Nó xuất hiện đầy đủ trên mặt báo những ngày sau đó.


In part because of such incidents, the E.U. has in recent years put pressure on Sweden to bring its transparency laws in line with European standards — an issue that is causing controversy in Sweden. The Riksdag, Sweden's Parliament, is debating a resolution to extend the country's Freedom of the Press Act of 1766 to the Internet and other media. A broader law would ostensibly be a victory for openness, but some commentators fear that an amendment could open the door to restrictive changes, especially those suggested by the E.U. "There's a sense that the government shouldn't even touch our 1766 law because if it does, there will be pressure from Europe to change it," says Ola Larsmo, chairman of the Swedish branch of the international writers' association Pen. "[The law] is a great source of pride here; maybe it should never be changed."
Phần nào vì những sự cố như thế, EU trong những năm gần đây đã gây sức ép với Thụy Điển để đưa những luật minh bạch của nó về cho phù hợp với các tiêu chuẩn châu Âu - một vấn đề đang gây tranh cãi ở Thụy Điển. Riksdag, Quốc hội Thụy Điển đang thảo luận một giải pháp để mở rộng đạo luật Tự do báo chí năm 1766 của nước này ra cho Internet và các phương tiện truyền thông khác. Một đạo luật rộng hơn bề ngoài có thể là một thắng lợi của công khai, nhưng một số nhà bình luận sợ rằng một tu chính có thể mở cửa cho những thay đổi hạn chế, đặc biệt là những hạn chế do EU đề xuất. “Có một xu hướng cho rằng chính phủ thậm chí không nên động đến đạo luật 1776 của chúng ta bởi vì nếu nó làm thế, sẽ có áp lực từ châu Âu làm thay đổi nó,” Ola Larsmo chủ tịch chi hội Thụy điển của hội Văn Bút quốc tế nói. “[Đạo luật này] là niềm tự hào lớn lao, có lẽ không bao giờ nên thay đổi.”


Perhaps inevitably, Sweden's freedom of information laws have attracted WikiLeaks and its staff to the country. The itinerant Assange recently applied for a residency permit (he was denied), and he counted the country as one of his main home bases until Swedish prosecutors issued an arrest warrant for him this summer in relation to accusations of rape and other sex crimes. (See TIME's video "WikiLeaks Founder on History's Top Leaks.")
Chắc hẳn đạo luật tự do thông tin của Thụy Điển đã hấp dẫn WikiLeaks và bộ tham mưu của nó đến đất nước này. Anh chàng lãng tử Assange gần đây đã nộp đơn xin giấy phép cư trú (ông đã bị từ chối) và đã coi đất nước này như nơi ăn chốn ở chính của ông cho đến khi các công tố Thụy Điển phát lệnh bắt giữ ông mùa hè vừa qua liên quan đến cáo buộc cưỡng hiếp và các tội tình dục khác.
But while support for WikiLeaks' project remains high in Sweden, Assange's popularity has dipped. A documentary aired by Swedish TV on Dec. 12 reported that several former WikiLeaks staff members had left the organization over concerns about Assange's own lack of transparency. "For Swedes, that is a valid criticism. WikiLeaks should be as open as it wants governments to be," says Ulrika Knutson, chairwoman of the Swedish National Press Club. "It's rarely simple in practice, but here in Sweden, we believe in a fundamental principle. It is far better to have a free flow of information, even if it comes with trade-offs. To us, that's just a central part of Swedish life."
Nhưng trong khi sự ủng hộ dự án WikiLeaks vẫn lên cao ở Thụy Điển, thì sự mến mộ của công chúng đối với Assange đã chìm xuống. Một tài liệu được Truyền hình Thụy Điển đưa ra hôm 12 tháng 12 báo cáo rằng nhiều thành viên cũ của đội ngũ WikiLeaks đã rời bỏ tổ chức này vì lo ngại về sự thiếu minh bạch của bản thân Assange. “Đối với người Thụy Điển, đây là một sự phê phán hợp lý. WikiLeaks nên công khai như nó muốn các chính phủ làm thế.” Ulrika Knutson, chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Thụy Điển nói. “Thực tế không mấy khi đơn giản, nhưng ở Thụy Điển này, chúng tôi tin vào một nguyên tắc cơ bản. Có một luồng thông tin tự do thì tốt hơn nhiều, ngay cả nếu nó cần đến những thỏa hiệp. Đối với chúng tôi, đó chính là phần trung tâm của cuộc sống Thụy Điển.”

Translated by Hieu Tan

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn