MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

U.S. FORCES IN JAPAN: Suddenly, U.S. alliance is back in vogue Lực lượng Mĩ ở Nhật: Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ


U.S. FORCES IN JAPAN: Suddenly, U.S. alliance is back in vogue
Lực lượng Mĩ ở Nhật: Thật bất ngờ, liên minh với Mĩ lại được hâm mộ
China spat underscores security realities, trumps Futenma politics

By MASAMI ITO
Masami Ito

Only a few months ago, the Japan-U.S. military alliance — considered by both nations as the "cornerstone" of peace and security in the Asia-Pacific region — was in crisis.
Mới vài tháng trước đây, liên minh Mĩ-Nhật, được cả hai bên coi là “hòn đá tảng” của hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã lâm vào khủng hoảng.

But owing to a wakeup call in the East China Sea — military tensions with Beijing — Japan is taking a fresh look at the role of the U.S. military in the country.
Nhưng khi tiếng còi báo động – căng thẳng với Bắc Kinh – vang lên ở biển Đông Trung Hoa thì Nhật Bản lại nhìn lực lượng Mĩ đang đồn trú ở nước này với một con mắt mới.
The tension with China has led people in Japan to acknowledge the strategic importance of having U.S. forces based here, not only for the defense of Japanese territory but also to maintain stability throughout East Asia.
Căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc buộc người dân Nhật phải công nhận tầm quan trọng chiến lược của các lực lượng Mĩ đang đồn trú tại đây, lực lượng này không chỉ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản mà còn giữ ổn định trong toàn bộ vùng Đông Á nữa.

In the past month, Tokyo and Beijing waged a war of words over the Senkaku Islands after Japan arrested a trawler captain near the uninhabited islets in the East China Sea. The islets are controlled by Japan but also claimed by China and Taiwan. Japan Coast Guard boats were trying to board the trawler, and it collided with them.
Tháng trước, sau khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng một thuyền đánh cá gần mấy hòn đảo không người trên biển Đông Trung Hoa, giữa Tokyo và Bắc Kinh đã xảy ra một trận cãi vã về nhóm đảo Senkaku. Mấy hòn đảo này đều do Nhật kiểm soát, nhưng cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều bảo là mình có chủ quyền. Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản định đưa chiếc thuyền đánh cá lên tàu và đã đụng độ với nó.

Tokyo even saw what an economic war would look like, as Beijing apparently halted exports of rare earth minerals critical to Japan's high-tech industry.
Tokyo còn coi việc Trung Quốc ngưng xuất các kim loại đất hiếm, mà nền công nghệ Nhật Bản đang rất cần, là một cuộc chiến tranh kinh tế nữa.
China's fury over the sea incident eventually prompted Secretary of State Hillary Rodham Clinton to confirm that the Japan-U.S. security treaty applies to the Senkakus. The treaty obliges the U.S. to defend Japan against an "armed attack" by another country.
Cơn thịnh nộ của Trung Quốc liên quan đến vụ rắc rối trên biển đã buộc Bộ trưởng ngoại giao Hillary Rodham Clinton khẳng định rằng hiệp ước an ninh Nhật-Mĩ được áp dụng cho cả nhóm đảo Senkaku. Hiệp ước này nói rằng Mĩ có trách nhiệm bảo vệ Nhật nhằm chống lại “cuộc tấn công vũ trang” của các nước khác.

Before the Senkaku crisis, Japan was having a hard time trying to sell the relocation of U.S. Marine Corps Air Station Futenma within Okinawa amid strong local opposition.
Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Sensaku, Nhật đã gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển lực lượng thủy quân lục chiến Mĩ từ căn cứ không quân Futenma sang các vùng khác trên đảo Okinawa vì gặp phải phản ứng sữ dội của dân chúng địa phương.

"The crack between Japan and the U.S. had a major impact" on China's decision-making, prompting it to take an aggressive attitude toward Japan, said Yoshimitsu Nishikawa, a professor of international relations at Toyo University.
"Rạn nứt trong quan hệ giữa Nhật Bản và Mĩ có ảnh hưởng lớn” đối với quá trình ra quyết định ở Trung Quốc, xúi giục họ có thái độ hung hăng đối với Nhật Bản, ông Yoshimitsu Nishikawa, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường đại học tổng hợp Tokyo đã nói như thế.
"China was testing the U.S. and the Japanese government to see how far it can go."
"Trung Quốc tiến hành kiểm tra xem chính phủ Mĩ và Nhật có thể đi xa đến đâu”
Indeed, before the crisis, many people at home and abroad were questioning the strength of the Tokyo-Washington military alliance.
Trên thực tế, trước khi xảy ra khủng hoảng, nhiều người, ở cả trong lẫn ngoài nước, đều nghi ngờ sự vững chắc của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.

The relationship was suffering for the past year from the contentious Futenma airfield relocation in Okinawa, where antibase sentiment is strong, a fact not lost on politicians looking to score votes.
Quan hệ giữa hai nước trong năm qua đã bị cuộc tranh cãi về việc di chuyển căn cứ Futenma ở Okinawa, nơi dân chúng có thái độ phản đối quân đồn trú khá mạnh, làm cho xấu đi. Các chính khách đã lợi dụng tình cảm này nhằm giành được nhiều phiếu bầu.

But contrary to Beijing's hopes, many in Japan's leadership ranks have felt compelled to reaffirm the strength of the U.S. alliance, particularly amid perceptions of China's growing military strength, and potential reach.
Nhưng, trái với hi vọng của Bắc Kinh, nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Nhật Bản đã cảm thấy cần phải tái khẳng định sự vững chắc của liên minh với Mĩ, đặc biệt là trong bối cảnh khi mà họ nhận thức được sức mạnh quân sự cũng như tầm với đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Many leaders around Asia would agree. During a May 15 interview with the Asahi Shimbun, senior Singapore statesman Lee Kuan Yew emphasized the strategic importance of U.S. forces in Japan — in particular those in Okinawa — as a counterweight against China's growing military power.
Nhiều nhà lãnh đạo ở châu Á đồng ý với quan điểm như thế. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Asahi Shimbun trong ngày 15 tháng 5, ông Lý Quang Diệu, một chính khách nổi tiếng của Singapore, nhấn mạnh tầm quan trọng về mặt chiến lược của các lực lượng Mĩ đồn trú ở Nhật Bản – đặc biệt là ở Okinawa — đấy là đối trọng nhằm chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

"If you remove all bases of America, I think your position and that of Asia, that position will be weaker strategically," Lee said.
"Nếu các vị rút tất cả các căn cứ Mĩ, thì tôi nghĩ rằng vị trí của các vị cũng như của châu Á, về mặt chiến lược, sẽ yếu đi rất nhiều”, ông Lý nói như thế.

"And the Japanese people, never mind the government of the day, will have to decide where is their longer-term interest and which is more important — your security or your convenience of the Okinawa people?"
"Còn nhân dân Nhật Bản – đừng quan tâm tới chính phủ hiện nay – sẽ phải giải quyết vấn đề đâu là quyền lợi lâu dài của họ và cái gì quan trọng hơn: an ninh của các vị hay là quyền lợi của dân chúng Okinawa?”

Since its defeat in World War II, Japan has renounced war. The Constitution, drafted under the Allied Occupation, stipulates the nation will not field a standing military. The Self-Defense Forces are relegated to the role their name implies, while the U.S. maintains numerous bases here to help defend Japan and maintain "peace and security in the Far East."
Sau thất bại trong Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã từ bỏ chiến tranh. Hiến pháp, được soạn thảo trong thời gian bị quân đội Đồng minh chiếm đóng, tuyên bố rằng đất nước sẽ không thành lập quân đội thường trực. Lực lượng phòng vệ thực hiện các chức năng theo đúng tên gọi của nó, trong khi Mĩ có nhiều căn cứ quân sự ở Nhật để giúp nước này phòng thủ và bảo đảm “hòa bình và ổn định ở Viễn Đông”.

But the scope of the Japan-U.S. military treaty has been extended far beyond "the Far East," roughly defined as areas north of the Philippines. The U.S. bases here support global engagements, including in Iraq, Afghanistan and the Indian Ocean.
Nhưng nội dung của hiệp ước quân sự Nhật-Mĩ đã được mở rộng ra bên ngoài vùng “Viễn Đông”, bao gồm đến cả khu vực Bắc Philippines. Các căn cứ ở Nhật thực hiện công tác hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng quân sự Mĩ trên toàn thế giới, trong đó có Iraq, Afghanistan và Ấn Độ Dương.
A strong Japan-U.S. security alliance also benefits other countries, including Vietnam, Malaysia and the Philippines, which have their own territorial disputes with China, in the South China Sea, and the U.S. presence in South Korea helps keep its threatening northern neighbor at bay.
Liên minh quân sự Nhật-Mĩ mạnh còn có lợi cho các nước khác, trong đó có Việt Nam, Malaysia và Philippines, tức là những nước có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng biển Nam Trung Hoa, sự có mặt của Mĩ ở Nam Hàn còn giúp chế ngự người láng giềng phương Bắc hung hăng nữa.

"Japan's defense capability has its limits because (the Constitution requires) an exclusively defense-oriented policy and the country won't use the right of collective self-defense," former Vice Defense Minister Takemasa Moriya said in an interview with The Japan Times. "America is the only nation capable of being the stabilizing force in the region."
"Khả năng phòng thủ của Nhật là có giới hạn (Hiến pháp qui định như thế) vì chỉ nhằm vào việc phòng thủ và đất nước cũng sẽ không sử dụng quyền phòng thủ tập thể”, Takemasa Moriya, cựu thứ trưởng quốc phòng đã nói trong một cuộc phỏng vấn của tờ Japan Times như thế. “Mĩ là nước duy nhất đủ sức đóng vai trò lực lượng ổn định ở trong vùng”.

U.S. Forces Japan, headquartered at Yokota Air Base in western Tokyo, includes army, navy, air force and marine elements. According to USFJ, as of August there were 2,800 army, 5,800 navy, 12,500 air force and 16,500 marine personnel in Japan. The total number of service members and their dependents came to 85,000.
Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật, bao gồm cả hải, lục, không quân, đóng ở căn cứ không quân Yokota.
Theo số liệu Bộ chỉ huy lực lượng Mĩ ở Nhật thì trong tháng 8 năm nay ở đây có 2.800 lính bộ binh, 5.800 lính hải quân, 12.500 lính không quân, và 16.500 thủy quân lục chiến. Tổng cộng, cả quân nhân và gia đình họ là 85.000 người.

However, sailors of the U.S. 7th fleet, whose forward-deployed port is Yokosuka, Kanagawa Prefecture, are not included in the USFJ's official numbers because many are at sea at any given time.
Thủy thủ của hạm đội 7, căn cứ tiền tiêu là cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa, không được tính vào số quân nhân Mĩ ở Nhật vì nhiều người trong số họ có thể đi biển bất cứ lúc nào.

The 7th Fleet flagship, the USS Blue Ridge, is also based in Yokosuka. The fleet's area of responsibility ranges from the Kuril Islands in the north to the Antarctic, and from the international date line to the 68th meridian east at the India-Pakistan border.
Tàu USS Blue Ridge, thuộc hạm đội 7, cũng thả neo ở Yokosuka. Khu vực trách nhiệm của hạm đội trải dài từ quần đảo Kuril ở phía Bắc Nam Cực và từ đường giới tuyến ngày (international date line) đến tận kinh tuyến 68, đi ngang biên giới phía Đông giữa Ấn Độ và Pakistan.

The area includes 35 maritime countries and the world's five largest armed forces outside the U.S. — China, Russia, India, and North and South Korea.
Khu vực này bao gồm 35 nước nắm trên bờ biển và có 5 quân đội mạnh nhất thế giới (không kể Mĩ), bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Triều Tiên và Nam Hàn.

Five of the seven U.S. Mutual Defense Treaties are with countries in the area — the Philippines, Australia and New Zealand, South Korea, Japan and Thailand, according to the 7th Fleet's official website.
Năm trong bảy hiệp ước phòng thủ chung của Mĩ là những hiệp ước kí kết với các nước trong khu vực này, bao gồm Philippines, Australia và New Zealand, Nam Hàn, Nhật Bản và Thái Lan, đấy là theo website chính thức của hạm đội 7.

The U.S. currently deploys 11 ships and units to Yokosuka, including the USS George Washington, the world's only forward-deployed aircraft carrier.
Hiện ở căn cứ Yokosuka có 11 đơn vị và tầu chiến Mĩ, trong đó có tầu sân bay USS George Washington.


Of the three U.S. Marine Corps expeditionary forces, the first is headquartered in California, the second in North Carolina and the third in Okinawa.
Có ba sư đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh thì Sư đoàn I đóng ở California, Sư đoàn II đóng ở North Carolina, còn Sư đoàn III đóng ở Okinawa.

The III Marine Expeditionary Force in Okinawa is tasked with covering the Asia-Pacific to the Middle East.
Sư đoàn thủy quân lục chiến III, đóng ở Okinawa, chịu trách nhiệm vùng Châu Á-Thái Bình Dương cho tới Trung Đông.
Satoshi Morimoto, director of the Institute of World Studies at Takushoku University in Tokyo, considers the marines' presence necessary to the defense of Japan.
Satoshi Morimoto, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Takushoku ở Tokyo cho rằng sự có mặt của lực lượng thủy quân lục chiến là cần thiết đối với việc phòng thủ Nhật Bản.

"The marine corps' adaptability, flexibility for counterattack and strike capability work as a deterrent," Morimoto said. "They can't be in the U.S. They need to be near (Japan) with a strong ability to strike and with the mobility to be able to fly over a short distance immediately."
"Khả năng thích ứng của thủy quân lục chiến, khả năng phản công và sức tấn công làm người ta phải nhụt chí”, ông Morimoto nói. "Họ không thể đóng ở Mĩ. Họ phải đóng ở gần (Nhật Bản) với khả năng ra đòn mạnh mẽ và cơ động đủ sức vượt qua những khoảng cách ngắn ngay tức thời”.

Residents of Okinawa, however, have criticized the extended global reach of the U.S. military in the prefecture, which they say goes far beyond the defense of Japan or the Far East, pointing out many marines have been dispatched from the prefecture to Iraq and Afghanistan.

Nhưng dân chúng Okinawa lại phê phán quân nhân Mĩ đồn trú ở đó, họ nói rằng trách nhiệm của quân đồn trú không chỉ là bảo vệ Nhật Bản và vùng Viễn Đông vì nhiều người đã rời khu vực để đến Iraq và Afghanistan.
U.S. bases in Okinawa occupy about 18 percent of the prefecture's main island, where memories still stretch back to the horrifying World War II ground battle. Residents are also angry over noise and environmental damage as well as crimes committed by U.S. service members and dependents.
Căn cứ Mĩ ở Okinawa chiếm đến 18% diện tích lãnh thổ của hòn đảo chính, nơi mà dân chúng vẫn còn nhớ những trận đánh bộ kinh hoàng thời Chiến tranh Thế giới III. Dân chúng cũng bực mình vì tiếng ồn của máy bay, nạn ô nhiễm môi trường và những tội ác mà các quân nhân cũng như thành viên gia đình họ gây ra.

The anger reached a boiling point in May, after the many flip-flops by then Prime Minister Yukio Hatoyama over whether the Futenma base would be relocated within Okinawa or, as he promised while campaigning, outside the prefecture. He ultimately reneged and resigned, but the row shook the foundation of the Japan-U.S. military alliance.
Sự bực bội đạt đến đỉnh điểm vào hồi tháng 5. Đấy là do ông Yukio Hatoyama, lúc đó đang làm thủ tướng, thay đổi nhiều lần quan điểm về việc liệu căn cứ Futenma có chuyển sang khu vực khác ở Okinawa hay, như ông từng hứa trong chiến dịch bầu cử là sẽ chuyển sang tỉnh khác. Cuối cùng ông ta đã phản bội lời hứa và từ chức, nhưng vụ cãi vã đã làm rung chuyển nền tảng của liên minh quân sự Nhật-Mĩ.

Morimoto, however, stressed that any alternative site for Futenma should meet three key conditions: it must be able to accommodate helicopters, provide space for strenuous ground training and have a shore accessible to U.S. landing craft.
Tuy nhiên, ông Morimoto nhấn mạnh rằng vị trí mới cho căn cứ Futenma phải đáp ứng ba điều kiện căn bản: phải có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng, phải có chỗ cho thủy quân lục chiến luyện tập và phải có bờ phù hợp với tầu đổ bộ của Mĩ.

"You can't separate these functions," Morimoto said. "If there is another location that can accommodate these conditions, (the marines) don't need to be in Okinawa. But unfortunately, there is no other location politically."
"Không thể chia tách các chức năng này", Morimoto nói. “Nếu có một chỗ với những điều kiện như thế thì thủy quân lục chiến không cần ở lại Okinawa. Nhưng đang tiếc là không có chỗ nào như thế cả, đấy là nói về mặt chính trị”.

Still, Okinawans feel they are discriminated against by the central government, given the apparent lack of effort to try to persuade mainland localities to host Futenma's replacement.
Hiện thời người dân Okinawa cảm thấy bị chính phủ trung ương đối xử bất công vì không chịu thuyết phục dân chúng khu vực chính của Nhật nhận căn cứ quân sự Futenma.

However, Manabu Sato, a professor at Okinawa International University, argues that the marines were installed in Okinawa because of political reasons, not military necessity.
Tuy nhiên, ông Manabu Sato, giáo sư của Trường đại học quốc tế Okinawa, lại biện luận rằng thủy quân lục chiến đóng ở Okinawa là vì lí do chính trị chứ không phải do nhu cầu quân sự.

"Until 1956, the marine corps (in Japan) was based in Gifu and Yamanashi prefectures," Sato pointed out.
"Trước năm 1956, thủy quân lục chiến đóng ở tỉnh Gifu và Yamanashi," ông Sato nói.

The U.S. military decided to move the marine bases to Okinawa in the 1950s after strong protests by the Japanese public against the U.S. military presence. At the time, Okinawa was still under U.S. rule and was only returned to Japan in 1972.
Trong những năm 1950, sau những vụ phản đối dữ dội chống lại sự có mặt của lực lượng Mĩ, giới chức quân sự Mĩ mới quyết định chuyển căn cứ của thủy quân lục chiến tới Okinawa. Lúc đó Okinawa còn nằm dưới quyền cai trị của Mĩ, mãi đến năm 1972 hòn đảo này mới được trao cho Nhật.

"The marines were not relocated to Okinawa for military reasons," Sato said. "They were brought to Okinawa on political grounds."
"Không phải vì lí do quân sự mà thủy quân lục chiến được tái bố trí đến Okinawa”, Sato nói. "Họ được đưa đến Okinawa là vì lí do chính trị”.

Many marines in Okinawa are young and experience a tremendous amount of stress during their harsh jungle training, so trouble is inevitable when they go out on the town, Sato said.
Khá nhiều lính thủy đánh bộ ở Okinawa là những thanh niên trẻ và họ phải chịu nhiều áp lực trong thời gian huấn luyện trong rừng rậm, chắc chắn là sẽ xảy ra rắc rối khi họ vào thành phố, Sato nói như thế.

"This is completely not an ideal social structure," he said. "The fact that there are foreign service members still roaming all around town is not normal."
"Đấy hoàn toàn không phải là cơ cấu xã hội lí tưởng”, ông nói. “Quân nhân ngoại quốc lang thang khắp thành phố không thể coi là hiện tượng bình thường được”.

Sato's university is located next to the Futenma base in Ginowan, and helicopters fly over the campus. One even crashed on the campus in 2004.
Trường đại học của Sato nằm ngay bên cạnh căn cứ Futenma ở Ginowan. Máy bay trực trực thăng bay ngay trên đầu khu học xá. Năm 2004 một chiếc đã rơi xuống khuôn viên khu học xá.

"The biggest burden for Okinawa is the marine corps," Sato said. "I don't see why Japan can't negotiate with the U.S. from the standpoint of military strategy that they are not necessary."
"Gánh năng lớn nhất của Okinawa là lực lượng thủy quân lục chiến”, Sato nói. “Tôi không hiểu vì sao Nhật không đàm phán với Mĩ từ quan điểm cho rằng chúng không cần thiết về mặt chiến lược quân sự”.

An expert on the base issue, Sato is deeply disappointed that the Democratic Party of Japan-led ruling coalition failed to come up with a replacement site other than Henoko, farther north on Okinawa Island, and basically went back to the original 2006 Japan-U.S. accord.
Là một chuyên gia về căn cứ quân sự, Sato cực kì bất mãn về việc liên minh cầm quyền, do Đảng dân chủ Nhật Bản đứng đầu, không thể tìm được vị trí thay thế, ngoài Henoko, nằm ở cực Bắc đảo Okinawa. Đấy thực chất là trở lại với thỏa thuận Nhật-Mĩ hồi năm 2006.



"The U.S. is going to find it difficult to continue being the world's police force," Sato said.

"Mĩ sẽ khó mà có thể tiếp tục đóng vai trò sen đầm quốc tế”, Sato nói.

"It is going to have to start prioritizing, withdrawing from areas with fewer conflicts . . . and in the long run, the U.S. military presence may not be necessary — but that all depends on what diplomatic course Japan will follow," he said.
"Họ phải phân bố các lĩnh vực ưu tiên, rút khỏi những khu vực ít xung đột … và về lâu dài, sự có mặt về quân sự của Mĩ có thể không còn cần thiết – nhưng tất cả phụ thuộc vào chính sách đối ngoại mà Nhật Bản sẽ theo”, ông nói.



Translated by Phạm Nguyên Trường

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn