MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 15, 2011

Our children need time not stuff Trẻ em của chúng ta cần thời gian không phải vật chất

Our children need time not stuff
Trẻ em của chúng ta cần thời gian không phải vật chất
By Mark Easton
Mark Easton

Why are British children so unhappy? Four years after Unicef sparked national soul-searching with analysis showing child well-being in the UK at the bottom of a league of developed nations, the organisation has attempted to explain our problem.
Tại sao trẻ em Anh không được hạnh phúc như thế? Bốn năm sau khi Unicef ​​phát động cuộc tìm kiếm tâm hồn quốc gia với phân tích cho thấy sự lành mạnh của trẻ em ở Vương quốc Anh ở dưới cùng trong bảng xếp hạng các quốc gia phát triển, tổ chức này đã cố gắng để giải thích vấn đề của chúng ta. 


The answer, it seems, is that we put too little store on family time and too much on material goods. Unicef paints a picture of a country that has got its priorities wrong - trading quality time with our children for "cupboards full of expensive toys that aren't used".
Câu trả lời, có vẻ như là chúng ta dành quá ít thời gian cho gia đình và quá nhiều vào hàng hóa vật chất. Unicef ​​vẽ ra một bức tranh về một quốc gia đặt những ưu tiên sai lầm – chúng ta đã đổi thời gian chất lượng dành cho con em để lấy "tủ đồ chơi đắt tiền mà chúng không sử dụng".
"Parents in the UK want to be good parents, but aren't sure how," the research suggests. "They feel they don't have the time, and sometimes the knowledge, and often try to compensate for this by buying their children gadgets and clothes."
Nghiên cứu cho thấy "Các bậc phụ huynh ở Anh muốn làm phụ huynh tốt, nhưng không biết chắc nên làm như thế nào. Họ cảm thấy họ không có thời gian, và đôi khi cả kiến ​​thức, và thường cố gắng bù đắp cho điều này bằng cách mua các đồ dùng máy móc và quần áo con cái của họ".


The research compares Britain with Sweden and Spain. While the UK languishes in 21st, and last, place in the child well-being table, they come second and fifth respectively.
Nghiên cứu so sánh Anh với Thụy Điển và Tây Ban Nha. Trong khi Vương quốc Anh mòn mỏi ở vị trí 21, và là vị trí cuối bảng xếp hạng về độ lành mạnh của trẻ, thì Thụy Điển và Tây Ban Nha đứng thứ hai và thứ năm.


One reason they perform so much better, according to Unicef, is that in both countries "family time is protected" and children "all have greater access to activities".
Một lý do khiến hai nước này có thành tích tốt hơn rất nhiều, theo Unicef, là ở cả hai nước này thời gian dành cho gia đình được ổn định" và tất cả trẻ em “đều được tham gia hoạt động nhiều hơn".


"In Sweden their social policy allows family time and their culture massively reinforces it. In Spain fathers do work long hours, but the extended family is still very important and women stay at home to look after their children."
"Tại Thụy Điển, chính sách xã hội của họ cho phép dành thời gian cho gia đình và văn hóa của họ củng cố mạnh mẽ điều này. Ở Tây Ban Nha các ông bố làm việc nhiều giờ, nhưng gia đình nhiều thế hệ vẫn còn rất quan trọng và phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái của họ".


The report argues that the pressure of the working environment and rampant materialism combine to damage the well-being of our children. They want our attention but we give them our money.
Báo cáo cho rằng áp lực của môi trường làm việc kết hợp với tư tưởng vật chất tràn lan đã làm tổn hại con em chúng ta. Trẻ muốn có sự quan tâm của chúng ta nhưng chúng ta chỉ cho trẻ tiền bạc mà thôi.


"All children interviewed said that material goods did not make them happy, but materialism in the UK seems to be just as much of a problem for parents as children," the research concludes. "Parents in the UK often feel compelled to purchase consumer goods which are often neither wanted nor treasured."
It is a profoundly depressing analysis of British life, not least because it rings true.
"Tất cả các trẻ được phỏng vấn đều cho biết rằng vật chất không làm cho chúng hạnh phúc, nhưng tư tưởng vật chất ở nước Anh dường như cũng gây ra nhiều vấn đề cho các bậc cha mẹ cũng như trẻ em," nghiên cứu này kết luận. "Cha mẹ ở Anh thường cảm thấy bắt buộc phải mua những hàng hoá tiêu dùng mà con cái thường không mong muốn hoặc trân quý." Phân tích này gây thất vọng một cách sâu sắc về cuộc sống ở nước Anh, thất vọng không ít bởi vì phân tích rất đúng.

Time poor
The importance of parents devoting energy and love to the rearing of their children is accepted by political leaders from across the spectrum, but maximising income and encouraging consumption are regarded as vital components for economic growth.
In the UK, the demands of the latter often undermine the former.
Thời gian quá ít
Tầm quan trọng của cha mẹ dành sức lực và tình yêu để nuôi dạy con cái họ được chấp nhận bởi các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp mọi ngành, nhưng nâng cao tối đa thu nhập và khuyến khích tiêu dùng được coi là những thành tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Tại Anh, nhu cầu về cái thứ hai này (nâng cao thu nhập và khuyến khích tiêu dùng) thường làm suy yếu cái thứ nhất (dành sức lực và tình yêu để nuôi dạy con cái)

Parents work all hours to increase family income but then are too exhausted or too busy to give their children the attention they need and deserve.
Các bậc cha mẹ làm việc nhiều giờ để tăng thu nhập gia đình nhưng sau đó quá kiệt sức hoặc quá bận bịu để dành cho trẻ sự quan tâm mà chúng cần và đáng được hưởng.

Of course the Swedes and the Spanish are materialistic too, but the researchers found parents in these countries more able to defy the consumer society.
Tất nhiên Thụy Điển và Tây Ban Nha cũng trọng vật chất, nhưng các nhà nghiên cứu thấy các bậc cha mẹ ở các nước này có khả năng hơn trong việc không bị xã hội tiêu dùng lôi cuốn.

"Parents in the UK… don't know how to challenge the materialist culture they see around them. This is in stark contrast to the families the researchers spent time with in Sweden and Spain."
"Các bậc cha mẹ ở Vương quốc Anh... không biết làm thế nào để đề kháng thứ văn hóa vật chất mà họ nhìn thấy xung quanh họ. Điều này hoàn toàn trái ngược với các gia đình mà các nhà nghiên cứu đã dành thời gian tiếp xúc ở Thụy Điển và Tây Ban Nha."

Rank: Material well-being*
1 Switzerland
2 Iceland
3 Netherlands
4 Denmark
5 France
6 Finland
7 Austria
8 Norway
9 Sweden
10 Germany
11 Czech Republic
12 Luxembourg
13 Ireland
14 Spain
15 Belgium
16 Portugal
17 Canada
18 Greece
19 United Kingdom
20 Italy
21 Poland
22 Hungary
23 US
24 Slovakia
Bảng xếp loại về tình trạng vật chất
1 Thụy Sĩ
2 Iceland
3 Hà Lan
4 Đan Mạch
5 Pháp
6 Phần Lan
7 Áo
8 Na Uy
9 Thụy Điển
10 Đức
11 Cộng hòa Séc
12 Lúc-xăm-bua
13 Ireland
14 Tây Ban Nha
15 Bỉ
16 Bồ Đào Nha
17 Canada
18 Hy Lạp
19 Vương quốc Anh
20 Ý
21 Ba Lan
22 Hungary
23 Mỹ
24 Xlô-va-ki-a
Source: Unicef 

Material well-being is calculated using three criteria: household incomes, access to basic educational resources, and housing living space.
Nguồn: Unicef

Tình trạng vật chất được tính bằng cách sử dụng ba tiêu chí: thu nhập theo hộ gia đình, tiếp cận với nguồn lực giáo dục cơ bản, và không gian sống nhà ở.

One reason for Britain's poor performance, it is suggested, is that material inequality is much higher here than in other rich countries. The chart above - from another Unicef report card published last November - shows the UK with a far wider gap in material well-being than the OECD average.
Một lý do cho thành tích kém cỏi của nước Anh là bất bình đẳng về đời sống vật chất ở nước này cao hơn nhiều hơn so với ở các nước giàu có khác. Bảng xếp hạng trên - từ một báo cáo của UNICEF được công bố cuối tháng mười một – cho thấy Vương quốc Anh có một sự chênh lệch lớn hơn vể đời sống vật chất so với mức trung bình của OECD. 

The consequence is that poorer families feel they have to struggle even harder to get their children the stuff that is equated to status: the latest computer games, branded trainers and corporate logos.
Hậu quả là các gia đình nghèo cảm thấy họ phải phấn đấu thậm chí gian khó hơn để con cái họ có được những thứ tương đương về địa vị: các trò chơi máy tính mới nhất, giày thể thao chính hiệu và hàng hiệu của các công ty.

"Parents and children feel massive external pressure from a materialistic culture, which they know won't bring happiness, but are conforming to none-the-less," the research finds. "Lack of family time and materialism is particularly felt among poorer families in the UK compared to the other countries."
"Cha mẹ và con cái cảm thấy áp lực lớn từ bên ngoài của một nền văn hóa vật chất, mà họ biết sẽ không mang lại hạnh phúc, nhưng phải sống phù hợp với nó," nghiên cứu cho thấy. "Thiếu thời gian dành cho gia đình và thiếu cả vật chất đặc biệt được nhận thấy trong nhiều gia đình nghèo khó ở Anh so với ở các nước khác".

Another problem is that British teenagers do not have enough to do - particularly within the educational arena. "In the UK, children's time in active creative pursuits diminishes in secondary schools compared to children in Spain and Sweden. This is particularly true among older, deprived children in the UK."
Một vấn đề khác là thanh thiếu niên Anh không có nhiều việc để làm - đặc biệt là trong môi trường giáo dục.

"Tại Anh, thời gian trẻ em dành cho hoạt động sáng tạo tích cực đã giảm bớt trong các trường trung học so cho trẻ em ở Tây Ban Nha và Thụy Điển. Điều này đặc biệt đúng trong số học sinh lớn tuổi, nghèo khó ở Anh."

Unicef's remedy is for Britain to look at its priorities. They want politicians to consider specific measures to support families:
- reform of advertising laws
- a living wage so that families earn enough to spend more time with each other
- protection of children's facilities so they have the opportunity to be active
Cách khắc phục Unicef đưa ra ​​cho nước Anh là xem xét lại các ưu tiên của nó. Họ muốn các chính trị gia xem xét các biện pháp cụ thể để hỗ trợ các gia đình:
- cải cách luật quảng cáo
- đảm bảo một mức lương đủ sống để gia đình kiếm đủ tiền và dành nhiều thời gian với nhau
- bảo vệ các cơ sở của trẻ em để chúng có cơ hội được hoạt động
Before the last election, David Cameron gave a speech in which he said that "what matters most to a child's life chances is not the wealth of their upbringing but the warmth of their parenting."
Trước cuộc bầu cử gần đây nhất, Thủ tướng David Cameron đã có một bài phát biểu, trong đó ông nói rằng "Cái quan trọng nhất đối với cơ hội cuộc sống của một đứa trẻ không phải là sự nuôi nấng giàu có nhung lụa, mà sự ấm áp tình thương các bậc cha mẹ dành cho việc nuôi dạy con cái."

Today's Unicef research would seem to concur. If Britain is serious about doing the best for its children, it needs to give them more time not more stuff.
Nghiên cứu của UNICEF hôm nay dường như đúng lúc. Nếu nước Anh nghiêm túc trong việc làm ra sản phẩm tốt nhất cho trẻ em, nó cần dành cho trẻ nhiều thời gian hơn là nhiều vật chất.

Người dịch: Nguyễn Quang




Bài báo làm phụ huynh Anh giật mình

Gần 500 lời bình sau 2 ngày đăng tải và hiện tại thì BBC đã không còn tiếp nhận các bình luận, bài báo "Trẻ em cần thời gian, không phải vật chất" đã khiến các phụ huynh Anh có dịp tự kiểm lại mình.

Tuyệt đại đa số đồng ý với cách nhìn của tác giả và kết luận của bài báo. Nguyên nhân của tình trạng này, theo độc giả, là do cuộc sống khó khăn, đặc biệt là tầng lớp thu nhập thấp. Nhưng cũng không ít tranh luận cho rằng, không thể nại lý do vì công việc, các bậc phụ huynh cần kỹ năng quản lý thời gian và bớt ích kỷ hơn.



Áp lực công việc

Vào những năm 60-70 các gia đình có thể sống chỉ với một thu nhập. Do đó chỉ một người phải đi làm toàn thời gian, người kia có thể ở nhà hay làm việc bán thời gian và có nhiều thời giờ hơn dành cho con cái. Lúc đó, người ta tiết kiệm để mua nhà, nhưng ngày nay người ta vay nợ để mua nhà rồi trả sau. Mà trong 30 năm qua, giá nhà đã tăng khoảng 10 lần so với tăng lương, nên nợ nần chồng chất. Cả hai đều phải làm toàn thời gian mới mong trang trải nổi.

Thế là, người Anh có giờ làm việc dài nhất châu Âu. Họ bị rơi vào cái vòng lẩn quẩn của mua nhà, sắm thêm tiện nghi và phải tăng giờ làm.

Một độc giả, (nick Mugwump), viết: “Ngày làm việc của tôi trung bình 8,5 giờ bao gồm cả giờ ăn trưa. Tôi phải bỏ ra thêm 2,5 giờ mỗi ngày lái xe đi về. Giao thông công cộng sẽ tăng gấp đôi thời gian và tăng gấp ba chi phí. Nếu không vì thế, tôi có thể dành nhiều thời gian hơn với gia đình, và hạnh phúc gia đình sẽ được cải thiện thêm nhiều. Tôi chắc chắn rằng câu chuyện tương tự của tôi cũng được nhìn thấy trên khắp Vương quốc Anh”. Một giáo viên cho biết anh phải làm soạn bài, chấm bài ở nhà nhiều hơn chơi với con cái. Một độc giả viết: “Tôi không thấy con gái lớn của tôi vì nó đã lên giường trước khi tôi về nhà vào buổi tối”.

Khoảng thời gian sum họp gia đình ngày càng ngắn ngủi. Các bà mẹ đơn thân phải gởi con cho nhà trẻ lúc 7h30 sáng và đón con về lúc chúng sắp lên giường. Bạn đọc có nick là yellowsandydog cho biết “nhiều gia đình chỉ ăn chung với nhau mỗi bữa một tuần, thường là Chủ nhật. Độc giả DavidHolde nói người Thụy Điển và Tây Ban Nha dành nhiều thời gian để nấu thức ăn tươi và ăn cùng nhau chứ không xem TV nhiều như người Anh. Trong bữa ăn họ nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và tình cảm.

Ít tiếp xúc với bố mẹ phải đi làm, và do kiểu gia đình nhiều thế hệ không còn phổ biến, nên trẻ cũng không được gần ông bà. Kết quả là trẻ không nghe được lời lẽ yêu thương mà chỉ còn lời cằn nhằn của người giám hộ. Độc giả John cunningham nhận xét ông thấy ở các nước Bắc Âu có sự nối kết tình cảm thân thiết giữa các thế hệ hơn ở Anh.

Một bạn đọc khác viết: “Trẻ cần sự quan tâm và tình cảm, chúng cũng muốn được rèn giũa, hướng dẫn và chỉ đạo trong cuộc sống cũng quan trọng như học tập, và chúng không hài lòng khi một yêu cầu cơ bản như vậy bị từ chối”.

Bố mẹ dành nhiều thời gian nơi công sở hơn ở nhà, cảm thấy có lỗi vì không gần gũi con nên tặng quà, đồ chơi đắt tiền như một kiểu bù đắp. Quảng cáo trên TV cũng có phần trách nhiệm. Cả bố mẹ và con cái đều chịu áp lực của quảng cáo trên kênh Children's TV, nơi các sản phẩm thời thượng, đắt tiền cho trẻ em được quảng cáo ra rả hằng ngày. Không chỉ tầng lớp khả giả mà ngay cả dân nghèo cũng bị vạ lây.

Một độc giả là giáo viên nhận xét: “học sinh của tôi luôn dùng những thứ hàng hiệu, xịn và đắt nhất mặc dù có tới 82% là con nhà nghèo, lý do là bố mẹ chúng muốn tạo vẻ bề ngoài cho con bằng bạn bằng bè để con đỡ tủi. Để có những thứ đó cho con, họ phải đầu tắt mặt tối: làm việc, làm việc và làm việc. Lấy đâu ra thì giờ và sức lực để gần gũi con cái?

Một số độc giả cực đoan quy lỗi cho lối sống bắt chước Mỹ của người Anh, khi viết: “Tại sao chúng ta đi so sánh Vương quốc Anh với phần còn lại của châu Âu làm gì? Mọi người đều biết chúng ta là phần phụ của Mỹ và đã áp dụng lối sống của họ và các tệ nạn xã hội như thế này là một kết quả tất yếu”.

Bớt lướt web và đi bar

Tuy nhiên, rất nhiều độc giả không hoàn toàn quy lỗi cho công việc. Một độc giả viết: “Không ai làm việc 24/7 cả. Không có kỹ năng quản lý thời gian, sử dụng thời gian rỗi không hợp lý là nguyên do. Chơi trò lô-gô hay đọc sách cho con nghe trước khi ngủ không hề mất nhiều thì giờ như nói chuyện phiếm trên điện thoại hay xem TV, lướt nét. Phụ nữ dành nhiều thời gian mua sắm hơn là dẫn con tới công viên.

Thái độ ích kỷ của bố mẹ cũng là một nguyên nhân, như có độc giả viết: “Nếu bạn không có thời gian cho con cái bạn, tại sao bạn có thời giờ bù khú với bạn bè nơi quán ba, cà phê?”

Khá nhiều độc giả xoay xở tốt để vừa có thời gian vừa có vật chất cho con cái:

“Khi chúng tôi bắt đầu một gia đình, chúng tôi quyết định thay đổi các ưu tiên: dành cho con cái thời gian, tình yêu và tình bạn. Kết quả là, chúng tôi đã có những đứa con dễ thương, hạnh phúc. Chúng tôi đã làm điều đó mà không cần chính phủ hoặc UNICEF. Hãy dành thời gian cho con cái vì đó là sự đầu tư mà bạn sẽ không bao giờ hối tiếc”.

Một bạn đọc khác kể: “Con trai tôi kể với tôi bạn bè nó ghen tị với nó. Lý do? Khi nó về nhà thì đã có bố mẹ trong nhà còn đa phần bạn bè nó phải ở nhà một mình cho đến 8 giờ tối”.

Một bà mẹ đơn thân có cậu con trai duy nhất lên 10 đã hỏi con muốn mẹ có nhiều thời gian bên con hay muốn có nhiều đồ hơn. Nó trả lời "thời gian", vì vậy bà mẹ đã từ bỏ công việc hấp dẫn để làm công việc bán thời gian kiếm đủ để nuôi sống hai mẹ con, và tham dự các trận đấu bóng đá, câu lạc bộ của con tại trường học. 8 năm nay, gia đình chị hạnh phúc, ổn định và chị hài lòng.

Một độc giả có lời bình rất hóm hỉnh:

Hỏi: "Người Pháp có yêu con cái không?"

Trả lời: "Có, nhiều hơn người Anh, nhưng kém hơn Thụy Sĩ"

Một độc giả khác, có nick là david, hài hước hơn, đã viết “chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho con cái nếu không lên mạng viết những lời bình như thế này”.

  • Nguyễn Quang (tổng hợp)
http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/39937/bai-bao-lam-phu-huynh-anh-giat-minh.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn