MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, September 19, 2011

Not fade away Vẫn chưa lụi tàn



Not fade away
Vẫn chưa lụi tàn
A growing number of former leaders are speaking out
Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc lên tiếng
17 September 2011
17-09-2011
A REMARKABLE recent improvement in the way China’s murky politics is conducted is mostly to do with the succession process at the highest levels of the Chinese Communist Party. In decades past, vanquished political foes tended to end up purged, imprisoned or dead. The victors, meanwhile, hung on to power long into their dotage. Now the holders of many high party and state posts face age limits on service, while those at the very top of the heap, notably the president and prime minister, are restricted to two five-year terms. To outsiders, the process of choosing party successors remains as opaquely Byzantine as ever. But it is undoubtedly more orderly—and less brutal—than it used to be.
Một tiến bộ đáng chú ý gần đây trong các phương pháp điều hành nền chính trị mờ ảo của Trung Quốc, chủ yếu thực hiện với quá trình kế tục ở các cấp cao nhất của Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Trong hàng thập kỷ trước, những kẻ thù chính trị thất bại thường có xu hướng kết cục là bị thanh trừng, bị bỏ tù hoặc bị giết chết. Trong khi đó, những kẻ chiến thắng bám giữ quyền lực lâu dài cho đến khi già nua lú lẫn. Giờ đây, những người đang nắm giữ các vị trí cao cấp trong đảng và nhà nước phải đối phó với giới hạn tuổi tác khi nắm giữ chức vụ, trong khi những người giữ chức vụ cao nhất, đặc biệt là chức chủ tịch nước và thủ tướng, bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ 5 năm. Ðối với những người bên ngoài, quá trình lựa chọn những người kế thừa lãnh đạo đảng vẫn mờ ảo như thời kỳ trung cổ (nguyên văn Byzantine – ám chỉ thời đại đế quốc Byzantine hay còn gọi là Ðế quốc Ðông La Mã thời trung cổ – ND). Nhưng rõ ràng là mọi chuyện diễn ra có trật tự và kém tàn bạo hơn so với những gì đã từng xảy ra.
Yet China must now reckon with a potentially destabilising consequence of this new, improved process. It is that the cohort of retired leaders is burgeoning. And before they go to meet their Marx, most are keen both to continue exerting political influence and to go on protecting the (business or less often political) interests of family members, along with their vast networks of protégés.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện phải tính đến khả năng bất ổn tiềm tàng do chính quá trình cải tiến mới mẻ này. Ðó là những người lãnh đạo về hưu này đang gia tăng nhanh. Và trước khi những người này đi gặp cụ Mác, đa số họ vẫn muốn tiếp tục có ảnh hưởng chính trị và bảo vệ quyền lợi (làm ăn hoặc đôi khi quyền lợi chính trị) của các thành viên trong gia đình cùng với mạng lưới các đệ tử thân tín của họ.
Next year the ten-year reign of President Hu Jintao and Wen Jiabao, the prime minister, will begin winding down. Jockeying to replace them is well under way. There is no guarantee that today’s widely touted front-runners, Xi Jinping and Li Keqiang respectively, will finish on top—nor indeed that the process will run as smoothly as it did last time round. But assuming that it does, Mr Hu and Mr Wen will join a growing crowd that includes not only their immediate predecessors, Jiang Zemin and Zhu Rongji, but plenty of other old-timers. Among them are such political heavyweights as Zeng Qinghong, a former vice-president, and Li Peng, prime minister from 1987 to 1998.
Năm tới, 10 năm cai trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ đến hồi kết thúc. Cuộc chạy đua vào các chức vụ của họ đang ráo riết xảy ra. Chẳng có gì bảo đảm rằng ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hiện đang dẫn đầu, sẽ giành được vị trí cao nhất, cũng như không chắc cuộc đua lần này có được diễn ra một cách suôn sẻ như lần trước hay không. Tuy vậy, giả sử mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, ông Hồ Cẩm Ðào và ông Ôn Gia Bảo sẽ gia nhập đám người càng lúc càng đông, gồm cả những người tiền nhiệm, ông Giang Trạch Dân, ông Chu Dung Cơ và cả nhiều cựu lãnh đạo khác trước đây. Trong số đó, có những người có ảnh hưởng chính trị như cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và cựu Thủ tướng Lý Bằng, đã giữ chức vụ này từ năm 1987 đến 1998.
When former leaders have kept a hand in things, they have usually done so from behind the scenes. Most maintain offices and large staffs. They get copies of official documents and are quietly consulted on important matters—not least on the promotion of future leaders.
Khi các cựu lãnh đạo thò tay vào bất cứ vấn đề nào, họ thường làm đằng sau hậu trường. Hầu hết các cựu lãnh đạo này vẫn duy trì các văn phòng và đông đảo nhân viên. Họ có các bản sao tài liệu chính thức và thường tham mưu các vấn đề hệ trọng một cách kín đáo, không kém quan trọng so với việc bổ nhiệm các lãnh đạo tương lai.
But this month saw a rare public return to the fray. Mr Zhu, who is 82 and in much more robust health than Mr Jiang, retired as prime minister in 2003. In office, Mr Zhu had a reputation as a blunt, honest reformer. He has now released a multi-volume collection of speeches and letters from his years in power. China’s state-controlled press has given his work lots of attention, even highlighting some of the most pointed remarks made by a man famous for his short temper and sharp tongue. Among these were his contention that a government full of yes-men ill serves the needs of the people. Chinese leaders, he also railed, should devote less time to lavish banquets and pointless meetings, and more time to solving problems.
Nhưng trong tháng này, đã có một vụ đấu đá công khai hiếm thấy. Ông Chu Dung Cơ, năm nay đã 82 tuổi và còn khoẻ mạnh hơn ông Giang Trạch Dân, đã về hưu trong cương vị thủ tướng năm 2003. Khi còn đương chức, ông Chu Dung Cơ được tiếng là nhà cải cách trung thực và thẳng thắn. Hiện ông Chu Dung Cơ cho công bố một bộ sưu tập nhiều bài nói chuyện và thư từ của ông trong thời gian cầm quyền. Việc này đã gây cho giới truyền thông nhà nước Trung Quốc nhiều sự chú ý. Thậm chí truyền thông đã làm nổi bật một số nhận xét quan trọng nhất của con người nổi tiếng là nóng tính và nói năng sắc bén này. Trong đó phải kể đến ý kiến của ông cho rằng, chính phủ đầy những kẻ ba phải, phục vụ nhu cầu nhân dân quá tệ. Ông cũng than phiền rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên bớt thời gian cho các buổi tiệc tùng hoang phí và các cuộc họp vô bổ, để dành nhiều thời gian hơn giải quyết các vấn đề.
Mr Zhu attracted attention earlier this year with a speech at his alma mater, Tsinghua University, in which he offered unusually direct criticism of current policy. He appears dismayed that the market reforms that he pushed have slowed under Mr Hu and Mr Wen, while the state’s economic clout has only grown.
Đầu năm nay ông Chu Dung Cơ cũng đã thu hút sự chú ý với một bài phát biểu tại trường cũ của mình, Ðại Học Thanh Hoa, trong đó ông phê phán trực tiếp một cách bất thường về chính sách hiện hành. Ông tỏ ra thất vọng khi các cải cách thị trường mà ông đã từng thúc đẩy, nay bị chậm lại dưới thời lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo, trong khi chỉ có ảnh hưởng kinh tế của nhà nước gia tăng.*
Cheng Li of the Brookings Institution in Washington, DC, says he is surprised that Mr Zhu is now being so forthright, but predicts that public interventions by former leaders—“old-man politics”—could well increase. Not only is the number of ex-leaders growing. A rise in factional politics and greater differences of opinion among a new (and weaker) generation of leaders might also undermine unity at the centre. China’s old men will no doubt want to say something about it all.
Ông Trịnh Lý (Cheng Li) thuộc Viện Brookings ở Washington, DC, nói rằng, ông ngạc nhiên khi thấy ông Chu Dung Cơ giờ đây đã quá thẳng thắn như thế. Nhưng ông Lý cũng dự đoán, những vụ can thiệp công khai của các cựu lãnh đạo như thế, “các công thần của chế độ”, sẽ còn gia tăng nhiều hơn nữa. Ðiều đó không chỉ do số cựu lãnh đạo gia tăng. Sự nổi lên của các phe nhóm chính trị và sự khác biệt quan điểm lớn hơn trong thế hệ lãnh đạo mới (và yếu kém hơn) có thể sẽ hủy hoại sự thống nhất ở cấp trung ương. Chắc chắn các công thần của Trung Quốc sẽ muốn nói gì đó.
Translated by Nguyễn Trùng Dương

* Dưới thời ông Chu Dung Cơ, cải cách kinh tế nhằm giảm kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh kinh tế tư nhân, ông Chu chỉ trích rằng, quá trình đó hiện đang bị đảo ngược lại – ND)

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn