MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, September 14, 2011

Наша демократия несовершенна, мы это прекрасно понимаем. Но мы идем вперёд Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiện, chúng ta hiểu rất rõ điều đó.


Наша демократия несовершенна, мы это прекрасно понимаем. Но мы идем вперёд
Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiên, chúng ta hiểu rất rõ điều đó. Nhưng chúng ta đang tiến lên phía trước
Д.МЕДВЕДЕВ
Tổng thống Dmitry Medvedev

Lời ban biên tập Tạp chí Nga (russ.ru). Gần một năm trước, tổng thống Dmitry Medvedev công bố bài báo mang tính cương lĩnh: Nước Nga tiến lên!, trong đó ông trình bày quan điểm của mình về tương lai của đất nước chúng ta. Ông không chỉ nói mà cón kêu gọi nhân dân Nga, kêu gọi những người công dân tích cực, những người quan tâm đến số phận của nước Nga, tiến lên. Hôm qua, ngày 23 tháng 11, qua videoblog Tổng thống lại đưa ra một thông điệp chính trị mới. Ông nói về tình hình dân chủ ở nước Nga, về những vấn đề cấp bách cũng như những việc đã làm được kể từ khi khởi động công cuộc cải cách chính trị. Tạp chí Nga xin đăng lại bản ghi lời phát biểu này.
Дорогие друзья!
В течение двух последних лет мы поэтапно реализуем программу преобразования российской политической системы. Цели этого преобразования ясны. Я об этом неоднократно говорил. Что мы хотим сделать? Мы хотим сделать нашу политическую систему просто более справедливой. Более гибкой, более динамичной, более открытой к обновлению и развитию. Она должна пользоваться большим доверием наших избирателей. Не секрет, что с определённого периода в нашей политической жизни стали появляться симптомы застоя, возникла угроза превращения стабильности в фактор стагнации. А такой застой одинаково губителен и для правящей партии, и для оппозиционных сил. Если у оппозиции нет ни малейшего шанса выиграть в честной борьбе – она деградирует и становится маргинальной. Но если у правящей партии нет шансов нигде и никогда проиграть, она просто «бронзовеет» и в конечном счёте тоже деградирует, как любой живой организм, который остаётся без движения.
Các bạn thân mến!
Trong hai năm vừa qua chúng ta đã lần lượt thực hiện cương lĩnh cải tạo hệ thống chính trị của nước Nga. Mục tiêu là rõ ràng. Tôi đã nói nhiều lần rồi Chúng ta muốn gì? Chúng ta muốn làm cho hệ thống chính trị của chúng ta đơn giản là trở nên công chính hơn. Mềm dẻo hơn, năng động hơn, cởi mở hơn đối với sự cải tiến và phát triển. Phải được cử tri tin cậy hơn. Không phải là bí mật khi nói rằng từ một giai đọan nhất định trong hệ thống chính trị của chúng ta đã xuất hiện triệu chứng trì trệ, xuất hiện nguy cơ biến sự ổn định thành tác nhân của sự đình đốn. Sự trì trệ như thế có hại cho cả đảng cầm quyền lẫn các lực lượng đối lập. Nếu phe đối lập không có một chút hi vọng nào rằng họ sẽ thắng trong cuộc đấu tranh trung thực thì họ sẽ thóai hóa và sẽ trở thành lực lượng đứng bên lề. Nhưng nếu đảng cầm quyền không bao giờ và không thua ở bất kì đâu thì đơn giản là nó cũng “vàng vọt”, và cuối cùng cũng sẽ thóai hóa, tương tự như mọi cơ thể sống mà không vận động vậy.
Поэтому возникла необходимость поднять уровень политической конкуренции.
Vì vậy mà cần phải nâng mức độ cạnh tranh lên.
Но главная наша задача, задача любой демократии, – повысить качество народного представительства. Сделать так, чтобы политическое большинство не было просто статическим. А точнее, чтобы оно не стало большинством, состоящим из статистов и исполнителей. Чтобы правящая партия имела и права, и обязанности, а не просто служила приложением к исполнительной власти. Чтобы она могла полновесно участвовать в формировании этой самой исполнительной власти. И это нужно не потому, чтобы правящая партия себя хорошо чувствовала. Партия – это средство, политический инструмент представительства. Партия представляет своих избирателей. Но в случае правящей партии – это большинство избирателей, и реализация их прав, уважение к их мнению – это фундаментальный принцип демократии.
Nhưng nhiệm vụ chính của chúng ta, nhiệm vụ chính của mọi chế độ dân chủ là nâng cao chất lượng của các cơ quan đại diện của nhân dân. Làm mọi cách để đa số về mặt chính trị không phải chỉ là con số thống kê. Chính xác hơn, để cho nó không trở thành đa số những người chỉ biết thực hiện. Để đảng cầm quyền có quyền và trách nhiệm chứ không chỉ là tổ chức đi kèm bên cạnh chính quyền hành pháp. Để nó có thể tham gia một cách đầy đủ vào việc hình thành chính quyền hành pháp. Và cần làm điều đó không phải là để cho đảng cầm quyền cảm thấy thỏai mái. Đảng là phương tiện, là công cụ chính trị của chế độ đại diện. Đảng đại diện cho các cử tri. Còn trong trường hợp đảng cầm quyền thì là đại diện cho đa số cử tri, và thực hiện quyền của họ, tôn trọng ý kiến của họ - đấy là nguyên tắc nền tảng của chế độ dân chủ.
Не менее важной и даже более сложной является задача обеспечения прав меньшинства. Это также основной демократический принцип. Политическая система любой конфигурации должна быть устроена так, чтобы были хорошо слышны и учитывались мнения всех, в том числе и самых малых социальных групп. А в идеале – чтобы был слышен голос даже одного человека. Система в этом плане должна быть прозрачной, отзывчивой в отношении любого человека. Каждый должен знать, что у него есть единомышленники в представительных органах власти. В этом ведь, кстати, и смысл представительной демократии – когда кто-то представляет интересы значительного числа людей. Есть люди с такими же убеждениями, с такими же взглядами, с такими же интересами. Есть те, кому не всё равно, что происходит. И у этих представителей меньшинства есть возможность критиковать правящее большинство, доносить мнение и предложения меньшинства до бюрократии и до нашей общественности.
Đảm bảo quyền của thiểu số là nhiệm vụ không kém phần quan trọng và còn phức tạp hơn. Nhưng đây cũng là nguyên tắc dân chủ căn bản. Hệ thống chính trị phải được xây dựng sao cho nó có thể nghe thấy và tính đến ý kiến của tất cả mọi người, kể cả những nhóm xã hội có ít thành viên nhất. Lí tưởng là nghe được từng người dân một. Hệ thống này phải minh bạch và nhạy cảm đối với mọi người dân. Mỗi người cần phải biết rằng họ có những người có cùng quan điểm trong các cơ quan đại diện. Đấy chính là ý nghĩa của nền dân chủ đại diện – khi có một người nào đó đại diện cho quyền lợi của một nhóm đông người. Có những người có cùng quan điểm, cùng quyền lợi. Có những người không bàng quan với những gì diễn ra xung quanh. Những người đại diện cho thiểu số như thế có cơ hội phê phán đa số cầm quyền, đưa ý kiến và đề nghị của thiểu số lên bộ máy hành chính và đến với dư luận xã hội.
И, наконец, я исхожу из того, что политические реформы не должны приводить к хаосу и параличу демократических институтов. Я об этом неоднократно говорил: они должны укреплять демократию, а не разрушать её. Поэтому в своей статье «Россия, вперёд!», которую я в прошлом году написал, я определил метод и стиль этих реформ: реформы должны быть постепенными, но неуклонными.
Và cuối cùng, tôi xuất phát từ quan điểm cho rằng cải cách chính trị không được làm cho rối lọan và làm cho tê liệt các định chế dân chủ. Tôi đã nhiều lần nói về vấn đề này: cải cách phải củng cố dân chủ chứ không phải là phá họai nó. Vì vậy mà trong bài báo “Nước Nga tiến lên!”, viết năm ngóai, tôi đã xác định phương pháp và cách thức tiến hành cải cách: cải cách phải được thực hiện từ từ nhưng liên tục.
Сегодня могу сказать, что за прошедшие два года мы постепенно, но в то же время неуклонно продвигались к этой цели. И, как мне представляется, мы прилично продвинулись.
Hôm nay tôi có thể nói rằng trong hai năm qua chúng ta đã tiến một cách từ từ đồng thời liên tục về phía mục tiêu. Và như tôi thấy, chúng ta đã tiến được khá xa.
В начале нынешней, осенней сессии Государственной Думы было наконец завершено принятие целого пакета законопроектов, которые вносились мной в парламент в 2009-м и в 2010 году. О необходимости принятия таких законов я говорил в своих посланиях Федеральному Собранию. В 2009 году вступили в силу законы, которые обеспечивали серьёзную корректировку многопартийной и избирательной системы в общенациональном масштабе, на федеральном уровне. В текущем году аналогичные преобразования были распространены и на уровень субъектов Федерации.
Đầu kì họp Duma quốc gia Nga vừa qua, một lọat dự luật đã được thông qua, đấy là những dự luật do tôi đệ trình quốc hội vào năm 2009 và 2010. Tôi đã nói về sự cần thiết phải thông qua những đạo luật này trong thông điệp gửi tới Đại hội Liên Bang. Năm 2009 các đạo luật sửa đổi một cách căn bản hệ thống bầu cử và hệ thống đa đảng trên bình diện quốc gia và liên bang đã có hiệu lực. Năm nay những cải tiến tương tự trên bình diện các chủ thể liên bang cũng sẽ có hiệu lực.
Я говорил об этом, поэтому не буду утомлять вас перечислением всех принятых законов, хотя это с профессиональной точки зрения интересно. Их много, и названия их довольно громоздкие, но суть их – или, как говорят юристы, их предмет – должен быть понятен каждому избирателю, каждому гражданину.
Ключевые вещи я сейчас назову.
Tôi đã nói về điều đó và sẽ không liệt kê tất cả các đạo luật đã được thông qua vì có thể làm các bạn mệt mỏi, mặc dù về mặt chuyên môn thì đấy là điều thú vị. Nhiều đạo luật, tên gọi cũng khá kêu, nhưng mọi cử tri, mọi công dân phải hiểu được bản chất của chúng.
Tôi xin nói những điểm căn bản nhất
Первое, что мы сделали. Мы минимизировали риски манипуляций в ходе выборов. В ходе выборов недопустимы никакие махинации, мы это понимаем. Для этого упорядочены процедуры досрочного голосования и использования открепительных удостоверений (об этом мне неоднократно говорили представители наших оппозиционных партий): за такие [незаконные] действия с открепительными удостоверениями введено уголовное наказание. Именно здесь были самые грубые нарушения.
Thứ nhất, chúng ta đã làm được những gì. Chúng ta đã đưa nguy cơ bị lèo lái trong quá trình bầu cử đến mức tối thiểu. Không để xảy gian lận trong bầu cử, chúng ta hiểu chuyện đó. Để làm chuyện đó, đã tiến hành sắp xếp lại thủ tục bầu cử sớm và thủ tục ủy quyền rút tên khỏi danh sách ứng cử (đại diện các đảng đối lập đã nhiều lần nói với tôi về chuyện này): những hành động [phi pháp] trong việc ủy quyền rút tên như thế đã được đưa vào luật hình sự. Ở đây đã xảy ra những vụ vi phạm tồi tệ nhất.
Кроме того, мы снижаем роль человеческого фактора при подсчёте голосов. И дальше это будем делать. Уже в этом году электронными устройствами будут обеспечены приблизительно пять процентов участков. Это дорогая затея: к 12-му году – этот показатель составит 15 процентов, а к 15-му – 100 процентов, но это сделает нашу избирательную систему современной. И эти деньги стоят того, что мы предпринимаем. Надеюсь, все налогоплательщики это оценят.
Ngòai ra, chúng ta đã giảm vai trò tác nhân của con người trong việc kiểm phiếu. Và chúng ta sẽ tiếp tục làm như thế. Ngay trong năm nay thiết bị điện tử sẽ bảo đảm cho khỏang 5% các khu vực bầu cử. Đây là công việc rất tốn kém: năm 2012 bảo đảm cho 15%, và đến năm 2015 thì 100% các khu vực bầu cử, nhưng nó sẽ làm cho hệ thống bầu cử của chúng ta trở thành hòan thiện hơn. Đáng bỏ ra một số tiền như thế. Hi vọng rằng người đóng thuế đánh giá đúng.
Второе. Партиям гарантирован равный доступ к государственным СМИ как на федеральном, так и на региональном уровнях, о чём тоже мне неоднократно говорили представители наших оппозиционных партий. Избирательные комиссии должны контролировать выполнение этих гарантий. Причём равенство это должно быть не декларативным (это и раньше было), а буквальным, измеряемым в часах, минутах и даже секундах эфирного времени. Обеспечивается также и равенство партий в использовании помещений для собраний и агитации. Об этом тоже было много разговоров.
Thứ hai. Các đảng đều bình đẳng trong việc xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, cả trên bình diện liên bang lẫn khu vực, đại diện các đảng đối lập đã nói với tôi nhiều lần về chuyện này. Các ủy ban bầu cử phải kiểm tra việc thực hiện. Mà sự bình đẳng không phải trên lời nói (như trước đây) mà là thực chất, tính bằng giờ, bằng phút, thậm chí bằng giây nữa. Các đảng còn có quyền bình đẳng trong việc sử dụng phòng để họp hành và vận động tranh cử. Về vấn đề này cũng đã có rất nhiều chuyện.
Третье. Партии, которые имеют большинство в региональных парламентах, получили исключительное право предложить Президенту кандидатуры на посты губернаторов, то есть руководителей областей, краёв, республик. Таким образом, большинство избирателей имеет возможность участия через поддерживаемую им партию в формировании исполнительной власти своего региона. Та партия, за которую ты проголосовал, в конечном счёте и предлагает губернатора для того, чтобы он был наделён полномочиями, Президенту. Тем самым мы наполнили конкретным содержанием права большинства населения – права на формирование местной исполнительной власти.
Thứ ba. Các đảng nắm đa số trong các hội đồng khu vực có quyền đề nghị với tổng thống các ứng viên thống đốc, nghĩa là những người đứng đầu các tỉnh, các khu và nước cộng hòa. Như vậy là, thông qua các đảng mà cử tri ủng hộ, cử tri có cơ hội tham gia vào việc hình thành chính quyền hành pháp ở khu vực của mình. Đảng mà bạn bỏ phiếu, cuối cùng sẽ là người đề cử với tổng thống ứng viên thống đốc và giao quyền cho ông ta. Bằng cách đó, chúng ta đã đưa nội dung cụ thể vào quyền của đa số: quyền thành lập chính quyền hành pháp tại địa phương.
Четвёртое. Права меньшинства защищены также целым рядом мер. Помимо равного доступа к СМИ, о чём я уже говорил, для оппозиции установлены гарантии замещения руководящих должностей в региональных парламентах. Снижено количество подписей, которые необходимо собирать для участия в выборах.
Thứ tư. Quyền của thiểu số được bảo vệ bằng một lọat biện pháp. Ngòai quyền bình đẳng trong việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, như tôi đã nói bên trên, phe đối lập còn dược quyền thay thế chức vụ lãnh đạo trong các hội đồng địa phương. Số lượng chữ kí cần phải thu thập để có thể được đưa vào danh sách ứng viên cũng đã giảm.
Фактически снижен до пяти процентов барьер для прохождения представителей партии в парламенты всех уровней. Голоса в целом не должны пропадать: те, кто набрал больше пяти, но меньше семи [процентов], должны получить своего представителя. Но мы на этом не ограничимся, мы и дальше будем совершенствовать этот институт и раздвигать эти возможности.
Thực tế đại diện các đảng chỉ cần thu được 5% phiếu bầu là đã có chân trong các cơ quan dân cử tất cả các cấp. Nhưng chúng ta sẽ không dừng lại ở đấy, chúng ta sẽ tiếp tục hòan thiện định chế này và mở rộng thêm cơ hội.
Пятое. Мы обязали субъекты нашей страны упорядочить численность представительных органов власти. А то у нас в одном регионе один депутат представлял 10 тысяч человек, скажем, в небольшом регионе, а в другом – 300 тысяч человек. Это не пропорционально. Ну и кроме того, слишком много депутатов накладно для местного бюджета. А слишком мало – в этом случае очень трудно учитывать различные мнения избирателей. Я надеюсь, мы нашли баланс на сегодняшний день.
Thứ năm. Chúng đã đã buộc các chủ thể của đất nước lập lại trật tự số lượng thành viên trong các cơ quan đại diện. Trước đây có khu vực một người đại biểu đại diện cho 10 ngàn người, đấy là khu vực ít người, còn khu vực khác thì một người đại diện cho 300 ngàn người. Thế là không theo tỉ lệ. Ngòai ra, nhiều đại biểu quá thì sẽ khó khăn cho ngân sách. Còn ít quá thì sẽ khó biết được ý kiến khác nhau của cử tri. Tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ tìm được sự cân bằng.
Изменились и принципы представительства регионов в Совете Федерации. Теперь членом верхней палаты может стать только депутат, который избран в региональные органы власти и местного самоуправления. То есть членом верхней палаты нашего парламента, Совета Федерации, будет человек, который поддержан в ходе выборов местными жителями, он им известен, они знают его и, с другой стороны, он знает об их нуждах, об их проблемах.
Nguyên tắc đại diện trong Hội đồng liên bang cũng đã thay đổi. Bây giờ chỉ có những người đã có chân trong các cơ quan dân cử và tự quản địa phương mới là có thể trở thành đại biểu Thượng viện. Nghĩa là thành viên Hội đồng liên bang phải là người được dân chúng ủng hộ trong các kì bầu cử, dân chúng biết ông ta, và mặt khác, ông ta cũng biết các nhu cầu, biết các vấn đề của họ.
Политическая система, я надеюсь, довольно значительно в результате этих изменений скорректирована. Она, и в этом я абсолютно уверен, стала более открытой и более гибкой. В конечном счёте и более справедливой. Региональные выборы, которые прошли в октябре, показали, что нареканий стало гораздо меньше, чем, скажем, полгода назад. И общественность, и оппозиционные партии оценили их сдержаннее, спокойнее.
Tôi hi vọng rằng hệ thống chính trị sẽ tốt lên sau những thay đổi như thế. Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng hệ thống chính trị sẽ cởi mở hơn và mềm dẻo hơn. Và cuối cùng là công chính hơn. Những cuộc bầu cử vào tháng mười đã cho chúng ta thấy rằng những lời phàn nàn đã ít hơn là cách đây một năm rưỡi. Cả dư luận xã hội lẫn các đảng đối lập đều đưa ra các đánh giá bình tĩnh hơn.
Конечно, критика раздавалась, и это нормально, она должна быть. Но всё-таки критических высказываний было существенно меньше. Это обнадёживает.
Dĩ nhiên là vẫn còn những lời phê phán, đấy là chuyện bình thường, phải có. Nhưng đã ít hơn. Điều đó tạo cho ta hi vọng.
И ещё одна вещь, о которой я недавно говорил. Наша демократия несовершенна, мы это прекрасно понимаем. Но мы в начале пути. И самое главное – мы не стоим на месте. Мы идём вперёд.
Và còn một điều nữa, tôi đã nói cách đây chưa lâu. Nền dân chủ của chúng ta chưa hòan thiện, chúng ta biết rõ điều đó. Chúng ta đang ở đọan đầu của con đường. Và cái chính là chúng ta không đứng yên một chỗ. Chúng ta đang tiến lên phía trước.

Translated by Phạm Nguyên Trường
http://blog.kremlin.ru/post/119/transcript








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn