MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 15, 2011

LIBERALISM - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG (2)


Chapter 2 Liberal Economic Policy

Chương 2 Chính sách kinh tế tự do

1. The Organization of the Economy

It is possible to distinguish five different conceivable systems of organizing the cooperation of individuals in a society based on the division of labor: the system of private ownership of the means of production, which, in its developed form, we call capitalism; the system of private ownership of the means of production with periodic confiscation of all wealth and its subsequent redistribution; the system of syndicalism; the system of public ownership of the means of production, which is known as socialism or communism; and, finally, the system of interventionism.

1. Tổ chức kinh tế

Có thể phân biệt năm hệ thống tổ chức hợp tác giữa người với người trong xã hội đặt căn bản trên sự phân công lao động: hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, mà đến một giai đoạn phát triển nào đó ta gọi là chủ nghĩa tư bản; hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất nhưng tài sản thỉnh thoảng lại bị tịch thu để đem phân phối lại; hệ thống công đoàn (syndicalism); hệ thống sở hữu tập thể tư liệu sản xuất, được gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sảm và cuối cùng là hệ thống can thiệp.

The history of private ownership of the means of production coincides with the history of the development of mankind from an animal-like condition to the highest reaches of modern civilization. The opponents of private property have gone to great pains to demonstrate that in the primeval beginnings of human society the institution of private property still did not exist in a complete form because a part of the land under cultivation was subject to periodic redistribution. From this observation, which shows that private property is only a "historical category," they have tried to draw the conclusion that it could once again be quite safely dispensed with. The logical fallacy involved in this reasoning is too flagrant to require any further discussion. That there was social cooperation in remote antiquity even in the absence of a completely realized system of private property cannot provide the slightest proof that one could manage without private property just as well at higher stages of civilization. If history could prove anything at all in regard to this question, it could only be that nowhere and at no time has there ever been a people which has raised itself without private property above a condition of the most oppressive penury and savagery scarcely distinguishable from animal existence.

Lịch sử của quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất trùng hợp với lịch sử của sự phát triển của nhân loại từ tình trạng bán khai, ăn lông ở lỗ đến những tầm cao nhất của nền văn minh hiện đại. Những người phản đối sở hữu tư nhân đã phải mất rất nhiều tâm trí để chứng minh rằng trong thời nguyên thuỷ định chế sở hữu tư nhân chưa đạt tới hình thức hoàn thiện vì một phần đất canh tác vẫn thường xuyên được mang ra chia lại. Từ luận điểm cho rằng sở hữu tư nhân chỉ là “phạm trù mang tính lịch sử”, họ cố gắng rút ra kết luận rằng một lúc nào đó có thể không cần đến nó nữa. Sai lầm về mặt logic trong lập luận này rõ ràng đến nỗi chẳng cần phải thảo luận thêm làm gì. Sự hợp tác mang tính xã hội trong thời thượng cổ có thể tồn tại được ngay cả khi chưa có hệ thống sở hữu tư nhân hoàn bị chẳng cho ta một tí chứng cớ nào chứng tỏ rằng ở những giai đoạn phát triển cao nhất xã hội cũng không cẩn sở hữu tư nhân. Nếu lịch sử có thể chứng minh được một điều gì đó liên quan tới vấn đề này thì đấy chính là chưa ở đâu và chưa bao giờ có một dân tộc có thể thoát khỏi cảnh cơ cực và thiếu thốn chẳng khác gì súc vật mà lại không cần đến sở hữu tư nhân.

The earlier opponents of the system of private ownership of the means of production did not attack the institution of private property as such, but only the inequality of income distribution. They recommended the abolition of the inequality of income and wealth by means of a system of periodical redistribution of the total quantity of commodities or, at least, of land, which was at that time virtually the only factor of production taken into consideration. In the technologically backward countries, where primitive agricultural production prevails, this idea of an equal distribution of property still holds sway today. People are accustomed to call it agrarian socialism, though the appellation is not at all apposite since this system has nothing to do with socialism. The Bolshevist revolution in Russia, which had begun as socialist, did not establish socialism in agriculture?i.e., communal ownership of the land?but, instead, agrarian socialism. In large areas of the rest of Eastern Europe, the division of big landed estates among the small farmers, under the name of agrarian reform, is the ideal espoused by influential political parties.

Những người phản đối hệ thống quyền sở hữu tư nhân phương tiện thời kì đầu không tấn công định chế sở hữu tư nhân mà chỉ tấn công sự bất bình đẳng trong việc phân phối thu nhập mà thôi. Họ đề nghị loại bỏ sự bất bình đẳng trong thu nhập và tài sản bằng cách định kì phân phối lại toàn bộ hàng hoá hoặc ít nhất là phân chia lại ruộng đất, tức là phân chia lại tác nhân sản xuất duy nhất vào lúc đó. Trong những nước lạc hậu về mặt công nghệ, nơi mà sản xuất nông nghiệp thô sơ vẫn còn giữ thế thượng phong, ý tưởng về việc phân chia một cách bình đẳng tài sản như thế vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. Người ta thường gọi đấy là chủ nghĩa xã hội nông nghiệp, mặc dù gọi như thế là hoàn toàn không đúng vì nó chẳng có gì chung với chủ nghĩa xã hội hết. Cách mạng Bolshevik ở Nga, bắt đầu là cách mạng xã hội chủ nghĩa nhưng đã không xây dựng được chủ nghĩa xã hội trong sản xuất nông nghiệp - tức là sở hữu tập thể đối với ruộng đất – mà là xây dựng chủ nghĩa xã hội nông nghiệp. Trên những khu vực rộng lớn trong phần còn lại của Đông Âu việc chia những điền trang rộng lớn cho những chủ trại nhỏ, gọi là cải cách ruộng đất, là lí tưởng được nhiều đảng chính trị có nhiều người ủng hội.

It is unnecessary to enter further into a discussion of this system. That it must result in a reduction in the output of human labor will scarcely be disputed. Only where land is still cultivated in the most primitive way can one fail to recognize the decrease in productivity which follows upon its division and distribution. That it is utterly senseless to break up a dairy farm equipped with all the devices of modern technology will be conceded by everyone. As for the transference of this principle of division and distribution to industry or commercial enterprises, it is altogether unthinkable. A railroad, a rolling mill, or a machine factory cannot be divided up. One could undertake to carry out the periodical redistribution of property only if one first completely broke up the economy based on the division of labor and the unhampered market and returned to an economy of self-sufficient farmsteads existing side by side without engaging in exchange.

Chẳng cần phải mất thì giờ thảo luận thêm về hệ thống này làm gì. Chắc chắn năng suất lao động sẽ giảm, điều này thì khó mà cãi được. Chỉ có những nơi vẫn còn canh tác bằng những phương pháp cổ sơ nhất thì người ta mới không nhận ra sự sụt giảm năng suất lao động sau khi chia ruộng mà thôi. Ai cũng biết rằng việc chia nhỏ trang trại sản xuất sữa được trang bị máy móc hiện đại là việc làm cực kì vô lí. Đưa nguyên tắc chia nhau vào công nghiệp và các công ty thương mại là chuyện hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Đường sắt, máy cán thép, nhà máy sản xuất máy công cụ là những thứ không thể nào đem chia được. Người ta chỉ có thể định kì phân chia lại tài sản nếu trước đó người ta đã đập tan nền kinh tế đặt căn bản trên sự phân công lao động và thị trường tự do và trở về với nền kinh tế trang trại tự cấp tự túc, đấy là các trang trại dù sống gần nhau cũng không buôn bán với nhau.

The idea of syndicalism represents the attempt to adapt the ideal of the equal distribution of property to the circumstances of modern large-scale industry. Syndicalism seeks to invest ownership of the means of production neither in individuals nor in society, but in the workers employed in each industry or branch of production.[1]

Tư tưởng của chủ nghĩa công đoàn (syndicalism) chính là nỗ lực nhằm đưa lí tưởng phân chia đồng đều tài sản vào thời công nghiệp lớn hiện đại. Chủ nghĩa công đoàn không tìm cách giao tài sản vào tay tư nhân hay xã hội mà giao cho các công nhân đang làm trong từng lĩnh vực hoặc từng ngành công nghiệp.

[1] Syndicalism as an end and as a social idea is not to be confused with syndicalism as a trade-union tactic (the "direct action" of the French syndicalists). Of course, the latter can serve as a means in the struggle for the realization of the syndicalist ideal, but it can also be made to serve other ends incompatible with that ideal. One can strive, for example, and this is precisely what some of the French syndicalists hope to do, to achieve socialism by resorting to syndicalist tactics.

[1] Chủ nghĩa nghiệp đoàn với tư cách là mục đích một ý tưởng xã hội thì không nên nhầm lẫn với chủ nghĩa nghiệp đoàn như một chiến thuật công đoàn (hành động "trực tiếp" của những người xanh-đi-ca Pháp). Tất nhiên, cái thứ hai thể đóng vai trò như là một phương tiện trong cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng nghiệp đoàn, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để phục vụ mục đích khác không phù hợp với lý tưởng đó. Chẳng hạn, người ta có thể nỗ lực, và điều này chính xác những gì mà một số người xanh-đi-ca Pháp hy vọng sẽ làm, để đạt được chủ nghĩa xã hội bằng cách dùng đến chiến thuật của người xanh-đi-ca?

Since the proportion in which the material and the personal factors of production are combined is different in the different branches of production, equality in the distribution of property cannot be attained in this way at all. From the very outset the worker will receive a greater portion of property in some branches of industry than in others. One has only to consider the difficulties that must arise from the necessity, continually present in any economy, of shifting capital and labor from one branch of production to another. Will it be possible to withdraw capital from one branch of industry in order thereby more generously to equip another? Will it be possible to remove workers from one branch of production in order to transfer them to another where the quota of capital per worker is smaller? The impossibility of such transfers renders the syndicalist commonwealth utterly absurd and impracticable as a form of social organization. Yet if we assume that over and above the individual groups there exists a central power that is entitled to carry out such transfers, we are no longer dealing with syndicalism, but with socialism. In reality, syndicalism as a social ideal is so absurd that only muddleheads who have not sufficiently thought the problem through have ventured to advocate it on principle.

Vì tỉ lệ kết hợp giữa tác nhân vật chất và tác nhân con người trong mỗi lĩnh vực sản xuất là khác nhau cho nên không thể chia đều tài sản theo cách đó. Nếu đem chia thì ngay từ đầu người công nhân trong một số ngành nghề sẽ nhận được nhiều hơn công nhân ở những ngành khác. Người ta buộc phải nghĩ tới những khó khăn chắc chắn sẽ xuất hiện vì phải thường xuyên chuyển vốn và lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác. Liệu có thể rút vốn từ ngành công nghiệp này để trang bị cho ngành khác hay không? Liệu có thể đưa người công nhân từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, sang nơi cần ít vốn đầu tư cho một chỗ làm hay không? Việc luân chuyển như thế là bất khả thi, cho nên cộng đồng thịnh vượng chung của chủ nghĩa công đoàn là sự lố bịch hoàn toàn và hình thức tổ chức xã hội như thế là bất khả thi. Nhưng nếu chúng ta cho rằng bên cạnh các cá nhân và bên trên họ còn có chính quyền trung ương có nhiệm vụ thực hiện những sự luân chuyển như thế thì đấy không còn là chủ nghĩa công đoàn nữa mà đã là chủ nghĩa xã hội rồi. Trên thực tế, chủ nghĩa công đoàn là một lí tưởng xã hội ngớ ngẩn đến mức chỉ có những kẻ đần độn chẳng hề suy nghĩ gì mới có thể đứng ra biện hộ cho nó.

Socialism or communism is that organization of society in which property-the power of deploying all the means of production-is vested in society, i.e., in the state, as the social apparatus of compulsion and coercion. For a society to be judged as socialist it is of no consequence whether the social dividend is distributed equally or according to some other principle. Neither is it of decisive significance whether socialism is brought about by a formal transfer of the ownership of all the means of production to the state, the social apparatus of compulsion and coercion, or whether the private owners retain their property in name and the socialization consists in the fact that all these "owners" are entitled to employ the means of production left in their hands only according to instructions issued by the state. If the government decides what is to be produced and how, and to whom it is to be sold, and at what "price," then private property still exists in name only; in reality, all property is already socialized, for the mainspring of economic activity is no longer profit-seeking on the part of entrepreneurs and capitalists, but the necessity of fulfilling an imposed duty and of obeying commands.

Chủ nghĩa xã hội hay là chủ nghĩa cộng sản là tổ chức xã hội, trong đó tài sản - tức là quyền sử dụng tất cả các tư liệu sản xuất đều được trao vào tay xã hội – cũng có nghĩa là trao vào tay nhà nước, trao vào tay bộ máy cưỡng bức và đàn áp. Một xã hội được coi là xã hội chủ nghĩa không phải vì lợi tức xã hội được chia đều cho mọi người hay chia theo bất cứ nguyên tắc nào khác. Cũng không phải vì chủ nghĩa xã hội xuất hiện bằng cách chuyển quyền sở hữu tất cả các tư liệu sản xuất vào tay nhà nước, tức là vào tay bộ máy cưỡng bức và đàn áp hay các chủ sở hữu tiếp tục giữ các tài sản đó và việc xã hội hoá được thực hiện bằng cách tất cả những “người chủ” phải sử dụng những phương tiện nằm trong tay họ theo những qui định của nhà nước. Nếu nhà nước qui định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai, với giá bao nhiêu thì sở hữu tư nhân chỉ còn là tên gọi; trên thực tế, toàn bộ tài sản đã bị xã hội hoá vì động cơ chính của hoạt động kinh tế của các doanh nhân và các nhà tư sản đã không còn là tìm kiếm lợi nhuận nữa, mà là phải thực hiện những nhiệm vụ mà người ta giao cho và tuân theo những mệnh lệnh mà người ta ban hành.

Finally, we still have to speak of interventionism. According to a widespread opinion, there is, midway between socialism and capitalism, a third possibility of social organization: the system of private property regulated, controlled, and guided by isolated authoritarian decrees (acts of intervention).

Cuối cùng, cần phải nói về chủ nghĩa can thiệp. Theo ý kiến của nhiều người thì đây là biện pháp trung dung giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là phương pháp tổ chức xã hội thứ ba: hệ thống sở hữu tư nhân được điều tiết, được kiểm soát và định hướng bằng những sắc lệnh của chính quyền (những hành động can thiệp).

The system of periodical redistribution of property and the system of syndicalism will not be discussed in what follows. These two systems are not generally at issue. No one who is in any way to be taken seriously advocates either one. We have to concern ourselves only with socialism, interventionism, and capitalism.

Hệ thống phân chia lại tài sản theo định kì và hệ thống của chủ nghĩa công đoàn sẽ không được thảo luận ở đây. Hai hệ thống này thường không tạo ra tranh luận. Không có ai, đấy là nói những người được coi là nghiêm túc, đứng ra bảo vệ những hệ thống này. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa tư bản.

2. Private Property and Its Critics

Man's life is not a state of unalloyed happiness. The earth is no paradise. Although this is not the fault of social institutions, people are wont to hold them responsible for it. The foundation of any and every civilization, including our own, is private ownership of the means of production. Whoever wishes to criticize modern civilization, therefore, begins with private property. It is blamed for everything that does not please the critic, especially those evils that have their origin in the fact that private property has been hampered and restrained in various respects so that its full social potentialities cannot be realized.

2. Sở hữu tư nhân và những người phê phán nó

Cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Trái đất không phải là thiên đường. Mặc dù đấy không phải là lỗi của các định chế xã hội nhưng người ta lại có thói quen đổ trách nhiệm cho nó. Cơ sở của tất cả các nền văn minh, kể cả nền văn minh của chúng ta, là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Vì vậy mà bất cứ người nào muốn chỉ trích nền văn minh hiện đại cũng đều bắt đầu bằng việc chỉ trích sở hữu tư nhân. Người phê phán có thể lên án tất cả những gì làm anh ta không vừa ý, đặc biệt là những cái xấu xa có nguồn gốc từ sự kiện là sở hữu tư nhân đã cản trở và trong một số lĩnh vực ngăn chặn, làm cho tiềm năng của xã hội không thể phát huy một cách trọn vẹn được.

The usual procedure adopted by the critic is to imagine how wonderful everything would be if only he had his own way. In his dreams he eliminates every will opposed to his own by raising himself, or someone whose will coincides exactly with his, to the position of absolute master of the world. Everyone who preaches the right of the stronger considers himself as the stronger. He who espouses the institution of slavery never stops to reflect that he himself could be a slave. He who demands restrictions on the liberty of conscience demands it in regard to others, and not for himself. He who advocates an oligarchic form of government always includes himself in the oligarchy, and he who goes into ecstasies at the thought of enlightened despotism or dictatorship is immodest enough to allot to himself, in his daydreams, the role of the enlightened despot or dictator, or, at least, to expect that he himself will become the despot over the despot or the dictator over the dictator. Just as no one desires to see himself in the position of the weaker, of the oppressed, of the overpowered, of the negatively privileged, of the subject without rights; so, under socialism, no one desires himself otherwise than in the role of the general director or the mentor of the general director. In the dream and wish fantasies of socialism there is no other life that would be worth living.

Phương pháp mà những người phê phán hay dùng là nói rằng mọi thứ sẽ tuyệt vời đến mức nào nếu anh ta được làm theo cách của mình. Trong những giấc mơ của mình anh ta thường giết chết hết những ý tưởng đối lập với ý tưởng của anh ta, bằng cách đưa anh ta hay là một người nào đó có ý tưởng giống hệt như anh ta lên địa vị chủ nhân ông tuyệt đối của thế giới. Bất cứ người nào thuyết pháp về quyền lực của kẻ mạnh cũng tự coi mình là kẻ mạnh cả. Còn người nào ủng hộ chế độ nô lệ thì không bao giờ thử mường tượng mình cũng có thể rơi vào tình trạng nô lệ. Người đòi hỏi hạn chế quyền tự do lương tâm thực ra chỉ hạn chế người khác chứ không hạn chế chính mình. Người ủng hộ chế độ chính trị đầu sỏ bao giờ cũng nghĩ rằng mình thuộc nhóm đầu sỏ, còn kẻ cảm thấy đê mê khi nghĩ đến chế độ chuyên chế hay độc tài thông thái thì trong những giấc mơ giữa ban ngày như thế, hắn sẽ chẳng cần khiêm tốn để không giao cho mình vai trò của kẻ chuyên chế hay nhà độc tài thông thái, hoặc chí ít thì cũng là kẻ chuyên chế đứng trên một kẻ chuyên chế khác, độc tài đứng trên một nhà độc tài khác. Chính vì không có ai muốn thấy mình ở địa vị của kẻ yếu hơn, của kẻ bị áp bức, của kẻ bị khuất phục, của kẻ bị trị, bị tước hết quyền lợi; cho nên trong chủ nghĩa xã hội ai cũng chỉ muốn làm tồng giám đốc hoặc là thày dùi cho tổng giám đốc. Đấy là cuộc đời duy nhất đáng sống trong những giấc mơ và trong trí tưởng tượng về chủ nghĩa xã hội của họ.

Anticapitalist literature has created a fixed pattern for these fantasies of the daydreamer in the customary opposition between profitability and productivity. What takes place in the capitalist social order is contrasted in thought with what?corresponding to the desires of the critic?would be accomplished in the ideal socialist society. Everything that deviates from this ideal image is characterized as unproductive. That the greatest profitability for private individuals and the greatest productivity for the community do not always coincide was long considered the most serious reproach against the capitalist system. Only in recent years has the knowledge gained ground that in the majority of these cases a socialist community could proceed no differently from the way individuals in a capitalist community do. But even where the alleged opposition actually does exist, it cannot simply be assumed that a socialist society would necessarily do what is right and that the capitalist social order is always to be condemned if it does anything else. The concept of productivity is altogether subjective; it can never provide the starting-point for an objective criticism.

Sách báo bài tư bản đã tạo ra khuôn mẫu cho trí tưởng tượng của những kẻ mộng mơ bằng cách lợi dụng quan niệm thường thấy về mâu thuẫn giữa lợi ích và năng suất. Trong suy nghĩ của họ, những chuyện xảy ra trong chủ nghĩa tư bản trái ngược với - đấy là theo ước muốn của những người phê phán - những điều sẽ được thực hiện trong chế độ xã hội chủ nghĩa lí tưởng. Tất cả những gì lệch khỏi hình ảnh lí tưởng này đều được coi là vô ích. Lợi ích lớn nhất của những cá nhân riêng biệt và năng suất lao động cao nhất của xã hội không phải lúc nào cũng trùng hợp với nhau. Và đấy được coi là khuyết tật nghiêm trọng nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chỉ trong mấy năm gần đây người ta mới nhận thức được rằng trong phần lớn các trường hợp, xã hội xã hội chủ nghĩa cũng phải hành động chẳng khác gì các cá nhân riêng lẻ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng ngay cả trong những trường hợp mà mâu thuẫn như thế quả thật là có thì ta cũng không thể giả định rằng xã hội xã hội chủ nghĩa chắc chắn sẽ làm đúng và xã hội tư bản bao giờ cũng đáng phê phán nếu nó làm một cái gì đó khác đi. Khái niệm năng suất là một khái niệm có tính chủ quan và không thể là xuất phát điểm cho việc phê phán mang tính khách quan được.

It is not worth while, therefore, to concern ourselves with the musings of our daydream-dictator. In his dream vision, everyone is willing and obedient, ready to execute his commands immediately and punctiliously. But it is quite another question how things must appear in a real, and not merely visionary, socialist society. The assumption that the equal distribution of the total annual output of the capitalist economy among all members of society would suffice to assure everyone a sufficient livelihood is, as simple statistical calculations show, altogether false. Thus, a socialist society could scarcely achieve a perceptible increase in the standard of living of the masses in this way. If it holds out the prospect of well-being, and even riches, for all, it can do so only on the assumption that labor in a socialist society will be more productive than it is under capitalism and that a socialist system will be able to dispense with a number of superfluous?and consequently unproductive?expenditures.

Như vậy là, chẳng nên mất thì giờ với suy tưởng của những kẻ mộng mơ-độc tài của chúng ta mà làm gì. Trong ảo mộng của hắn ta, mọi người đều nóng lòng, đều sẵn sàng thực hiện ngay lập tức và chính xác mệnh lệnh của hắn. Nhưng trong chủ nghĩa xã hội sự vật sẽ hiện ra như thế nào, đấy là nói trên thực tế chứ không phải trong tưởng tượng, lại là vấn đề hoàn toàn khác. Các tính toán thống kê đơn giản chứng minh rằng giả định cho rằng việc phân phối một cách đồng đều tổng sản phẩm hàng năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cho tất cả các thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo đủ sống cho mỗi người là giả định hoàn toàn sai. Như vậy là, xã hội xã hội chủ nghĩa khó mà có thể gia tăng được mức sống của quảng đại quần chúng. Hi vọng có một cuộc sống thịnh vượng, thậm chí giàu có cho tất cả mọi người chỉ có thể trở thành hiện thực nếu năng suất lao động trong chế độ xã hội chủ nghĩa cao hơn năng suất lao động trong chủ nghĩa tư bản và hệ thống xã hội chủ nghĩa có thể tránh được những việc chi tiêu lãng phí, cũng có nghĩa là tránh được những chi phí vô ích.

In connection with this second point, one thinks, for example, of the abolition of all those expenses originating in the costs of marketing merchandise, of competition, and of advertising. It is clear that there is no room in a socialist community for such expenditures. Yet one must not forget that the socialist apparatus of distribution too will involve not inconsiderable costs, perhaps even greater than those of a capitalist economy. But this is not the decisive element in our judgment of the significance of these expenses. The socialist assumes, without question, as a matter of course, that in a socialist system the productivity of labor will be at least the same as in a capitalist society, and he seeks to prove that it will be even greater. But the first assumption is by no means as self-evident as the advocates of socialism seem to think. The quantity of things produced in a capitalist society is not independent of the manner in which production is carried on. What is of decisive significance is that at every single stage of each branch of production the special interest of the persons engaged in it is bound up most intimately with the productivity of the particular share of labor being performed. Every worker must exert himself to the utmost, since his wages are determined by the output of his labor, and every entrepreneur must strive to produce more cheaply, i.e., with less expenditure of capital and labor, than his competitors.

Về điểm thứ hai, có người nghĩ đến việc bãi bỏ những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ, cạnh tranh và quảng cáo sản phẩm. Rõ ràng là trong chủ nghĩa xã hội sẽ không còn những chi tiêu như thế nữa. Nhưng không được quên rằng bộ máy phân phối xã hội chủ nghĩa cũng sẽ có chi phí không phải là nhỏ, thậm chí còn lớn hơn là bộ máy trong chủ nghĩa tư bản nữa. Nhưng đấy không phải là vấn đề quyết định trong việc thảo luận của chúng ta về tầm quan trọng của những chi phí như thế. Những người xã hội chủ nghĩa giả định, thậm chi coi là đương nhiên rằng năng suất lao động trong chủ nghĩa xã hội ít nhất cũng bằng chủ nghĩa tư bản, và cố gắng chứng minh rằng năng suất lao động sẽ cao hơn. Nhưng giả định đầu tiên không thể là chuyện dĩ nhiên như những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội vẫn nghĩ. Số lượng sản phẩm được sản xuất trong xã hội tư bản không phải là không phụ thuộc vào cách thức tổ chức quá trình sản xuất. Điều quan trọng là tại mỗi giai đoạn trong từng lĩnh vực sản xuất mỗi người tham gia đều đặc biệt quan tâm tới năng suất lao động của phần lao động cụ thể mà mình đóng góp. Mỗi người công nhân đều cố gắng hết sức vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của anh ta, và mỗi doanh nhân đều cố gắng sản xuất với giá thành rẻ hơn, nghĩa là với chi phí về lao động và tư bản thấp hơn người cạnh tranh với anh ta.

Only because of these incentives has the capitalist economy been able to produce the wealth that is at its command. To take exception to the alleged excessive costs of the capitalist marketing apparatus is to take a myopic view of things indeed. Whoever reproaches capitalism with squandering resources because there are many competing haberdashers and even more tobacconists to be found on bustling business streets fails to see that this sales organization is only the end result of an apparatus of production that warrants the greatest productivity of labor. All advances in production have been achieved only because it is in the nature of this apparatus continually to make advances. Only because all entrepreneurs are in constant competition and are mercilessly weeded out if they do not produce in the most profitable manner are methods of production perpetually being improved and refined. Were this incentive to disappear, there would be no further progress in production and no effort to economize in the application of the traditional methods. Consequently, it is completely absurd to pose the question how much could be saved if the costs of advertising were abolished. One must rather ask how much could be produced if competition among producers were abolished. The answer to this question cannot be in doubt.

Chỉ nhờ những động cơ như thế mà chủ nghĩa tư bản mới có thể sản xuất được số lượng tải sản mà nó đang nắm trong tay. Phê phán những chi phí quá cao của bộ máy tiêu thụ tư bản chủ nghĩa là quan điểm thiển cận. Những người phê phán chủ nghĩa tư bản là phung phí nguồn lực vì họ thấy trên những đường phố sầm uất có quá nhiều người bán đồ lót cạnh tranh với nhau và thậm chí người bán thuốc lá còn nhiều hơn nữa, là những người không nhận thức được rằng việc tổ chức buôn bán như thế chỉ là kết quả của cơ chế sản xuất bảo đảm cho năng suất lao động cao nhất mà thôi. Sản xuất đã đạt được tất cả những tiến bộ như thế là vì bản chất của cơ chế này là liên tục tạo ra tiến bộ. Chỉ nhờ sự kiện là tất cả các doanh nhân đều phải liên tục cạnh tranh và liên tục bị đẩy ra khỏi thương trường một cách không thương tiếc nếu họ không sản xuất một cách có lợi nhất mà các phương pháp sản xuất mới thường xuyên được cải tiến và hoàn thiện. Nếu động cơ đó không còn thì tiến bộ trong sản xuất cũng không còn và người ta cũng không còn tiết kiệm chi phí nữa. Cho nên câu hỏi sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nếu không còn quảng cáo là một câu hỏi hoàn toàn phi lí. Người ta nên hỏi sẽ sản xuất được bao nhiêu nếu không còn cạnh tranh nữa. Câu trả lời chắc chắn là đã rõ.

Men can consume only if they labor, and then only as much as their labor has produced. Now it is the characteristic feature of the capitalist system that it provides each member of society with this incentive to carry on his work with the greatest efficiency and thus achieves the highest output. In a socialist society, this direct connection between the labor of the individual and the goods and services he might thereby enjoy would be lacking. The incentive to work would not consist in the possibility of enjoying the fruit of one's labor, but in the command of the authorities to work and in one's own feeling of duty. The precise demonstration that this organization of labor is unfeasible will be offered in a later chapter.

Tay làm hàm nhai, nghĩa là người ta chỉ có thể tiêu dùng những thứ mà mình làm ra. Đặc điểm căn bản của hệ thống tư bản chủ nghĩa là nó tạo cho mỗi người động lực thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất và như vậy cũng có nghĩa là có năng suất cao nhất. Trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mối liên hệ trực tiếp giữa lao động của cá nhân với những món hàng và dịch vụ mà anh ta có thể được hưởng rõ ràng là không tồn tại. Động cơ lao động sẽ không phải là khả năng hưởng thụ thành quả lao động của mình mà là mệnh lệnh của chính quyền và tinh thần trách nhiệm của chính mình. Lí lẽ chứng tỏ rằng cách tổ chức lao động như thế là việc làm bất khả thi sẽ được trình bày trong chương sau.

What is always criticized in the capitalist system is the fact that the owners of the means of production occupy a preferential position. They can live without working. If one views the social order from an individualistic standpoint, one must see in this a serious shortcoming of capitalism. Why should one man be better off than another? But whoever considers things, not from the standpoint of individual persons, but from that of the whole social order, will find that the owners of property can preserve their agreeable position solely on condition that they perform a service indispensable for society. The capitalist can keep his favored position only by shifting the means of production to the application most important for society. If he does not do this?if he invests his wealth unwisely?he will suffer losses, and if he does not correct his mistake in time, he will soon be ruthlessly ousted from his preferential position. He will cease to be a capitalist, and others who are better qualified for it will take his place. In a capitalist society, the deployment of the means of production is always in the hands of those best fitted for it; and whether they want to or not, they must constantly take care to employ the means of production in such a way that they yield the greatest output.

Sự kiện thường xuyên bị người ta đem ra phê phán là trong hệ thống tư bản chủ nghĩa những người chủ sở hữu tư liệu sản xuất bao giờ cũng là những kẻ có đặc quyền đặc lợi. Họ có thể sống mà chẳng cần làm. Nếu xem xét chế độ xã hội từ quan điểm cá nhân chủ nghĩa thì ta phải công nhận rằng đây đúng là khuyết tật nghiêm trọng của chủ nghĩa tư bản. Tại sao người này lại có địa vị thuận lợi hơn người kia? Nhưng nếu ta không xem xét các sự vật từ quan điểm của một cá nhân riêng biệt mà từ quan điểm của toàn bộ trật tự xã hội thì ta sẽ thấy rằng người nắm giữ tài sản sẽ chỉ giữ được địa vị của mình với điều kiện là anh ta phải cung cấp những dịch vụ cục kì cần thiết đối với xã hội. Nhà tư bản chỉ có thể giữ được địa vị của mình với điều kiện là anh ta phải đưa những tư liệu sản xuất đó vào trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với xã hội. Nếu anh ta không làm được như thế - nếu anh ta đầu tư sai lầm – anh ta sẽ bị lỗ và nếu anh ta không kịp thời sửa chữa sai lầm thì chẳng bao lâu sau anh ta sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí thuận lợi của mình. Anh ta sẽ không còn là nhà tư sản nữa, những người khác, tức là những người phù hợp hơn sẽ chiếm được vị trí của anh ta. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, tư liệu sản xuất bao giờ cũng nằm trong tay những người phù hợp nhất, và dù muốn dù không họ cũng phải thường xuyên lo lắng nhằm sử dụng các phương tiện đó sao cho chúng có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

3. Private Property and the Government

All those in positions of political power, all governments, all kings, and all republican authorities have always looked askance at private property. There is an inherent tendency in all governmental power to recognize no restraints on its operation and to extend the sphere of its dominion as much as possible. To control everything, to leave no room for anything to happen of its own accord without the interference of the authorities?this is the goal for which every ruler secretly strives. If only private property did not stand in the way! Private property creates for the individual a sphere in which he is free of the state. It sets limits to the operation of the authoritarian will. It allows other forces to arise side by side with and in opposition to political power. It thus becomes the basis of all those activities that are free from violent interference on the part of the state. It is the soil in which the seeds of freedom are nurtured and in which the autonomy of the individual and ultimately all intellectual and material progress are rooted. In this sense, it has even been called the fundamental prerequisite for the development of the individual. But it is only with many reservations that the latter formulation can be considered acceptable, because the customary opposition between individual and collectivity, between individualistic and collective ideas and aims, or even between individualistic and universalistic science, is an empty shibboleth.

3. Tư hữu và chính phủ

Tất cả các nhà cầm quyền, tất cả các chính phủ, vua chúa và các chính quyền cộng hoà, đều có thái độ nghi ngờ sở hữu tư nhân. Tất cả các chính quyền đều có xu hướng không chịu công nhận bất kì giới hạn nào đối với hoạt động của mình và đều muốn khuyếch trương lĩnh vực cai trị của mình ra càng rộng càng tốt. Quản lí tất, không để cho bất cứ thứ gì có thể tự ý xảy ra mà không có sự can thiệp của chính quyền - đấy là mục tiêu mà tất cả những người có quyền đều bí mật hướng tới. Nếu như không có sở hữu tư nhân ngáng đường! Sở hữu tư nhân tạo ra cho người ta lĩnh vực mà ở đó người ta có thể sống độc lập với nhà nước. Nó tạo ra giới hạn cho việc thực thi ý chí của chính quyền. Nó tạo điều kiện cho những lực lượng khác xuất hiện bên cạnh và hoạt động đối lập với chính quyền. Như vậy là, sở hữu tư nhân trở thành nền tảng của tất cả những hoạt động độc lập với sự can thiệp mang tính bạo lực từ phía nhà nước. Đấy là mảnh đất ươm mầm hạt giống của tự do và là nơi cung cấp dưỡng chất cho sự độc lập của các cá nhân cũng như sự phát triển, cả về vật chất lẫn tinh thần, của xã hội nói chung. Người ta thậm chí còn gọi sở hữu tư nhân là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của cá nhân là theo nghĩa như thế. Nhưng câu nói đó chỉ có thể được chấp nhận với những sự dè dặt nhất định vì sự đối lập giữa cá nhân và tập thể, giữa các tư tưởng và mục đích mang tính cá nhân và mang tính tập thể, đã trở thành những quan điểm lỗi thời rổng tuếch.

Thus, there has never been a political power that voluntarily desisted from impeding the free development and operation of the institution of private ownership of the means of production. Governments tolerate private property when they are compelled to do so, but they do not acknowledge it voluntarily in recognition of its necessity. Even liberal politicians, on gaining power, have usually relegated their liberal principles more or less to the background. The tendency to impose oppressive restraints on private property, to abuse political power, and to refuse to respect or recognize any free sphere outside or beyond the dominion of the state is too deeply ingrained in the mentality of those who control the governmental apparatus of compulsion and coercion for them ever to be able to resist it voluntarily. A liberal government is a contradictio in adjecto. Governments must be forced into adopting liberalism by the power of the unanimous opinion of the people; that they could voluntarily become liberal is not to be expected.

Như vậy nghĩa là chẳng bao giờ có lực lượng chính trị nào chịu tự nguyện từ bỏ thói quen cản trở sự phát triển và hoạt động của định chế sở hữu tư nhân đối với các tư liệu sản xuất. Các chính phủ chịu đựng sở hữu tư nhân khi họ buộc phải làm như thế, nhưng họ không tự nguyện công nhận tính tất yếu của nó. Ngay cả các chính khách theo đường lối tự do sau khi giành được quyền lực, dù ít dù nhiều, cũng thường tìm cách đẩy những nguyên tắc tự do xuống hàng thứ yếu. Xu hướng áp đặt những hạn chế mang tính áp bức đối với sở hữu tư nhân, lạm dụng quyền lực chính trị, không chịu tôn trọng hay công nhận bất kì lĩnh vực tự do nào – bên ngoài sự chi phối của nhà nước – đã bén rễ rất sâu vào trong tâm trí của những người nắm quyền kiểm soát bộ máy cưỡng bức và đàn áp, không bao giờ họ có thể tự nguyện chống lại được cám dỗ như thế. Chính phủ tự do là chính phủ contradictio in adjecto [mang trong mình nó mâu thuẫn nội tại - tiếng Latinh, ND]. Do áp lực của dư luận của toàn dân mà các chính phủ phải chấp nhận chủ nghĩa tự do, chính phủ tự nguyện trở thành chính phủ tư do là hi vọng viển vông.

It is easy to understand what would constrain rulers to recognize the property rights of their subjects in a society composed exclusively of farmers all of whom were equally rich. In such a social order, every attempt to abridge the right to property would immediately meet with the resistance of a united front of all subjects against the government and thus bring about the latter's fall. The situation is essentially different, however, in a society in which there is not only agricultural but also industrial production, and especially where there are big business enterprises involving large-scale investments in industry, mining, and trade. In such a society, it is quite possible for those in control of the government to take action against private property.

Điều gì buộc những người cai trị phải công nhận quyền sở hữu của các thần dân của họ? Không khó hiểu nếu đấy là một xã hội gồm toàn những điền chủ giàu có như nhau . Trong chế độ xã hội như thế, bất kì nỗ lực nào nhằm hạn chế quyền sở hữu đều sẽ gặp phải sự phản đối tức thời của tất cả các thần dân và chính phủ sẽ bị đổ. Nhưng tình hình sẽ khác hẳn nếu đấy không phải là xã hội thuần nông mà có cả sản xuất công nghiệp nữa, đặc biệt là nếu có các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp bỏ nhiều vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, khai khoáng và thương mại. Trong xã hội như thế, những người nắm quyền trong chính phủ có thể dễ dàng thực hiện những hành động nhằm chống lại sở hữu tư nhân.

In fact, politically there is nothing more advantageous for a government than an attack on property rights, for it is always an easy matter to incite the masses against the owners of land and capital. From time immemorial, therefore, it has been the idea of all absolute monarchs, of all despots and tyrants, to ally themselves with the "people" against the propertied classes. The Second Empire of Louis Napoleon was not the only regime to be founded on the principle of Caesarism. The Prussian authoritarian state of the Hohenzollerns also took up the idea, introduced by Lassalle into German politics during the Prussian constitutional struggle, of winning the masses of workers to the battle against the liberal bourgeoisie by means of a policy of etatism and interventionism. This was the basic principle of the "social monarchy" so highly extolled by Schmoller and his school.

Trên thực tế, tấn công vào sở hữu tư nhân bao giờ cũng mang lại cho chính phủ nhiều thuận lợi hơn cả - rất dễ dàng kích động quần chúng đứng lên chống lại những người có nhiều đất đai và tư bản. Vì vậy mà liên kết với “nhân dân” nhằm chống lại giai cấp có của đã và vẫn là tư tưởng của tất cả các vua chúa, của tất cả những nhà độc tài và bạo chúa từ xưa đến nay. Đế chế thứ hai của Louis Napoleon không chỉ là chế độ được xây dựng trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Caesar. Nhà nước độc tài của dòng họ Hohenzollerns ở Phổ cũng nắm lấy tư tưởng về việc giành sự ủng hộ của giai cấp công nhân trong cuộc chiến chống lại giai cấp tư sản tự do bằng chính sách của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa can thiệp do Lassalle đưa vào nền chính trị Đức trong cuộc đấu tranh hiến pháp ở Phổ. Đấy chính là nguyên tắc căn bản của “chế độ quân chủ xã hội”, một chế độ được Schmoller và trường phái của ông ta hết sức tán dương.

In spite of all persecutions, however, the institution of private property has survived. Neither the animosity of all governments, nor the hostile campaign waged against it by writers and moralists and by churches and religions, nor the resentment of the masses?itself deeply rooted in instinctive envy?has availed to abolish it. Every attempt to replace it with some other method of organizing production and distribution has always of itself promptly proved unfeasible to the point of absurdity. People have had to recognize that the institution of private property is indispensable and to revert to it whether they liked it or not.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những sự ngược đãi như thế, định chế sở hữu tư nhân vẫn tiếp tục tồn tại. Cả sự tức giận của chính phủ, cả những chiến dịch đầy thù hận của những nhà văn và những nhà đạo đức học, của nhà thờ và các tôn giáo lẫn sự oán hờn của quần chúng – có nguồn gốc từ sự ghen tức mang tính bản năng - đều không thể tiêu diệt được nó. Mọi cố gắng nhằm thay nó bằng phương pháp tổ chức sản xuất và phân phối khác đều nhanh chóng chứng tỏ rằng đấy là việc làm phi lí và bất khả thi. Người ta buộc phải công nhận rằng định chế sở hữu tư nhân là định chế tối cần thiết và dù muốn dù không, người ta phải quay về với nó.

But for all that, they have still refused to admit that the reason for this return to the institution of free private ownership of the means of production is to be found in the fact that an economic system serving the needs and purposes of man's life in society is, in principle, impracticable except on this foundation. People have been unable to make up their minds to rid themselves of an ideology to which they have become attached, namely, the belief that private property is an evil that cannot, at least for the time being, be dispensed with as long as men have not yet sufficiently evolved ethically. While governments?contrary to their intentions, of course, and to the inherent tendency of every organized center of power?have reconciled themselves to the existence of private property, they have still continued to adhere firmly?not only outwardly, but also in their own thinking?to an ideology hostile to property rights. Indeed, they consider opposition to private property to be correct in principle and any deviation from it on their part to be due solely to their own weakness or to consideration for the interests of powerful groups.

Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn không chịu hiểu rằng lí do của việc quay trở lại với định chế sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất là: về nguyên tắc đấy là nền tảng của hệ thống kinh tế nhằm phục vụ các nhu cầu và mục đích của con người. Người ta vẫn không thể giải thoát khỏi hệ tư tưởng đã bám vào đầu óc họ, mà cụ thể là tin rằng sở hữu tư nhân là cái ác mà ta phải chấp nhận cho đến khi nhân loại đủ trưởng thành về mặt đạo đức. Mặc dù chính phủ - trái ngược với những dự định và xu hướng của mọi trung tâm quyền lực - chấp nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân, nhưng họ vẫn tiếp tục bám chặt vào (không chỉ bằng biểu hiện bên ngoài mà cả trong suy nghĩ) hệ tư tưởng thù địch với quyền tư hữu. Thực ra, họ cho rằng về nguyên tắc phản đối sở hữu tư nhân là đúng và chỉ vì yếu đuồi hoặc phải tính đến quyền lợi của những nhóm có nhiều ảnh hưởng mà họ phải đi chệch khỏi nguyên tắc này mà thôi.

4. The Impracticability of Socialism

People are wont to consider socialism impracticable because they think that men lack the moral qualities demanded by a socialist society. It is feared that under socialism most men will not exhibit the same zeal in the performance of the duties and tasks assigned to them that they bring to their daily work in a social order based on private ownership of the means of production. In a capitalist society, every individual knows that the fruit of his labor is his own to enjoy, that his income increases or decreases according as the output of his labor is greater or smaller. In a socialist society, every individual will think that less depends on the efficiency of his own labor, since a fixed portion of the total output is due him in any case and the amount of the latter cannot be appreciably diminished by the loss resulting from the laziness of any one man. If, as is to be feared, such a conviction should become general, the productivity of labor in a socialist community would drop considerably.

4. Chủ nghĩa xã hội là bất khả thi

Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội là bất khả thi vì dân chúng chưa có những phẩm chất mà chủ nghĩa xã hội yêu cầu. Người ta sợ rằng trong chủ nghĩa xã hội phần đông sẽ không nhiệt tình thực hiện trách nhiệm và công việc như họ đã từng thể hiện trong những công việc hàng ngày trong chế độ dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong xã hội tư bản mỗi người đều biết rằng làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, thu nhập tỉ lệ thuận với thành quả lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa mỗi người đều nghĩ rằng hiệu suất lao động của anh ta chẳng có giá trị bao nhiêu vì đằng nào thì anh ta cũng được chia một phần nhất định rồi, còn sự lười nhác của bất kì người nào cũng chẳng làm cho tổng tài sản giảm đáng kể được. Đáng sợ là đấy sẽ là nhận thức chung của tất cả mọi người và năng suất lao động của chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ giảm đi trông thấy.

The objection thus raised against socialism is completely sound, but it does not get to the heart of the matter. Were it possible in a socialist community to ascertain the output of the labor of every individual comrade with the same precision with which this is accomplished for each worker by means of economic calculation in the capitalist system, the practicability of socialism would not be dependent on the good will of every individual. Society would be in a position, at least within certain limits, to determine the share of the total output to be allotted to each worker on the basis of the extent of his contribution to production. What renders socialism impracticable is precisely the fact that calculation of this kind is impossible in a socialist society.

Sự phản đối chống lại chủ nghĩa xã hội như vậy là hoàn toàn có lí, nhưng nó không đi vào thực chất của vấn đề. Nếu trong chế độ xã hội chủ nghĩa ta có thể xác định được thành quả lao động của mỗi người với độ chính xác như việc hạch toán kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm thì tính khả thi của chủ nghĩa xã hội sẽ không phụ thuộc vào lòng tốt của bất cứ người nào. Ít nhất xã hội cũng có thể, trên cơ sở đóng góp của mỗi người, xác định được phần sẽ chia cho người đó. Chủ nghĩa xã hội bất khả thi chính vì chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được hạch toán kinh tế như thế.

In the capitalist system, the calculation of profitability constitutes a guide that indicates to the individual whether the enterprise he is operating ought, under the given circumstances, to be in operation at all and whether it is being run in the most efficient possible way, i.e., at the least cost in factors of production. If an undertaking proves unprofitable, this means that the raw materials, half-finished goods, and labor that are needed in it are employed by other enterprises for an end that, from the standpoint of the consumers, is more urgent and more important, or for the same end, but in a more economical manner (i.e., with a smaller expenditure of capital and labor). When, for instance, hand weaving came to be unprofitable, this signified that the capital and labor employed in weaving by machine yield a greater output and that it is consequently uneconomical to adhere to a method of production in which the same input of capital and labor yields a smaller output.

Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tính toán lợi nhuận sẽ cho người ta biết rằng xí nghiệp mà người đó đang vận hành có nên hoạt động nữa hay không, và nó có hoạt động hữu hiệu nhất hay không, nghĩa là có hoạt động với chi phí sản xuất thấp nhất hay không. Nếu không có lãi thì nghĩa là nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động cần dùng ở đó có thể được các xí nghiệp khác sử dụng cho những mục đích cấp bách hơn và cần thiết hơn, đấy là nói theo quan điểm của người tiêu dùng, hoặc sử dụng cho những mục đích đó nhưng tiết kiệm hơn (nghĩa là với chi phí thấp hơn về lao động và tư bản). Thí dụ như việc dệt vải thủ công đã không có lãi nữa. Điều đó chứng tỏ rằng vốn và lao động được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt tạo ra nhiều sản phẩm hơn và cũng có nghĩa là sẽ không kinh tế nếu cứ bám lấy ngành sản xuất với cùng đồng vốn và lao động nhưng lại tạo ra ít sản phẩm hơn.

If a new enterprise is being planned, one can calculate in advance whether it can be made profitable at all and in what way. If, for example, one has the intention of constructing a railroad line, one can, by estimating the traffic to be expected and its ability to pay the freight rates, calculate whether it pays to invest capital and labor in such an undertaking. If the result of this calculation shows that the projected railroad promises no profit, this is tantamount to saying, that there is other, more urgent employment for the capital and the labor that the construction of the railroad would require; the world is not yet rich enough to be able to afford such an expenditure. But it is not only when the question arises whether or not a given undertaking is to be begun at all that the calculation of value and profitability is decisive; it controls every single step that the entrepreneur takes in the conduct of his business.

Người ta có thể tính toán trước xem một nhà máy sắp được xây dựng có mang lại lợi nhuận hay không và mang lại bằng cách nào. Thí dụ nếu người ta có ý định xây dựng một tuyến đường sắt thì người ta có thể đánh giá số lượng hàng hoá và hành khách cần vận chuyển, giá vé, để tính toán xem có nên đầu tư vốn và lao động vào tuyến đường đó hay không. Nếu kết quả tính toán cho thấy tuyến đường được dự kiến không mang lại lợi nhuận có nghĩa là vốn và lao động nên được đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết hơn cho xã hội. Thế giới chưa giàu có tới mức có thể cho phép người ta chi tiêu những khoản như thế. Nhưng tính toán giá thành và lợi nhuận có giá trị quyết định không chỉ khi giải quyết vấn đề khởi sự một công việc mới mà nó còn kiểm soát mỗi bước đi của doanh nhân trong quá trình điều hành công việc làm ăn của mình.

Capitalist economic calculation, which alone makes rational production possible, is based on monetary calculation. Only because the prices of all goods and services in the market can be expressed in terms of money is it possible for them, in spite of their heterogeneity, to enter into a calculation involving homogeneous units of measurement. In a socialist society, where all the means of production are owned by the community, and where, consequently, there is no market and no exchange of productive goods and services, there can also be no money prices for goods and services of higher order. Such a social system would thus, of necessity, be lacking in the means for the rational management of business enterprises, viz., economic calculation. For economic calculation cannot take place in the absence of a common denominator to which all the heterogeneous goods and services can be reduced.

Hạch toán kinh tế tư bản chủ nghĩa - chỉ có nó mới có thể làm cho việc sản xuất trở thành hữu lí – là tính toán bằng tiền. Chỉ vì rằng giá của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ trên thị trường đều có thể qui thành tiền cho nên các loại hàng hoá và dịch vụ này – dù chúng có khác biệt nhau đến đâu – cũng có thể đưa vào những tính toán đòi hỏi những đơn vị đo lường đồng nhất. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi tất cả các tư liệu sản xuất đều là sở hữu toàn dân, nơi, vì vậy mà không có thị trường, không có sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra, cho nên không thể qui được giá trị hàng hoá và dịch vụ cao cấp thành tiền. Như vậy nghĩa là xã hội đó không có phương tiện quản lí hữu lí các xí nghiệp tức là không thể hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế sẽ không thể thực hiện được nếu tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ không thể qui về một mẫu số chung.

Let us consider a quite simple case. For the construction of a railroad from A to B several routes are conceivable. Let us suppose that a mountain stands between A and B. The railroad can be made to run over the mountain, around the mountain, or, by way of a tunnel, through the mountain. In a capitalist society, it is a very easy matter to compute which line will prove the most profitable. One ascertains the cost involved in constructing each of the three lines and the differences in operating costs necessarily incurred by the anticipated traffic on each. From these quantities it is not difficult to determine which stretch of road will be the most profitable. A socialist society could not make such calculations. For it would have no possible way of reducing to a uniform standard of measurement all the heterogeneous quantities and qualities of goods and services that here come into consideration. In the face of the ordinary, everyday problems which the management of an economy presents, a socialist society would stand helpless, for it would have no possible way of keeping its accounts. The prosperity that has made it possible for many more people to inhabit the earth today than in the precapitalist era is due solely to the capitalist method of lengthy chains of production, which necessarily requires monetary calculation.

Xin xem xét một trường hợp đơn giản nhất. Đường sắt nối A với B có thể được xây dựng theo những tuyến khác nhau. Giả sử giữa A và B có một ngọn núi. Có thể xây dựng tuyến đường trèo lên núi, đi vòng quanh núi hoặc theo đường hầm xuyên qua lòng núi. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa tính xem đoạn đường nào có lợi nhất là việc cực kì đơn giản. Người ta sẽ xác định giá thành xây dựng của mỗi đoạn đường và sự chênh lệch về chi phí trong quá trình khai thác trên mỗi cung đường. Từ những tính toán như thế sẽ dễ dàng xác định cung đường nào có lợi nhất. Nhưng chủ nghĩa xã hội lại không thể tính toán được. Vì nó không đưa tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau mà ta cần phải hạch toán vào một đơn vị đo lường thống nhất. Chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành bất lực trước những vấn đề quản lí kinh tế diễn ra thường xuyên, hàng ngày, vì nó không thể hạch toán được. Hiện nay chúng ta có được sự thịnh vượng đủ sức nuôi được nhiều người hơn thời tiền tư bản chính là vì phương pháp tư bản chủ nghĩa bao gồm một loạt quá trình sản xuất gắn bó với nhau và để có thể hoạt động được thì lại cần phải hạch toán bằng tiền.

This is impossible under socialism. In vain have socialist writers labored to demonstrate how one could still manage even without monetary and price calculation. All their efforts in this respect have met with failure.

Chủ nghĩa xã hội không thể làm được như thế. Những người cầm bút theo đường lối xã hội chủ nghĩa chỉ mất công toi khi tìm cách chứng minh rằng có thể quản lí được sản xuất mà không cần hạch toán về chi phí và giá thành. Tất cả những cố gắng của họ trong lĩnh vực này đều sẽ thất bại.

The leadership of a socialist society would thus be confronted by a problem that it could not possibly solve. It would not be able to decide which of the innumerable possible modes of procedure is the most rational. The resulting chaos in the economy would culminate quickly and irresistibly in universal impoverishment and a retrogression to the primitive conditions under which our ancestors once lived.

Như vậy là những người cầm quyền trong chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ phải đối mặt với một vấn đề mà họ sẽ không thể nào giải quyết được. Không thể nào xác định được trong vô vàn phương án hành động phương án nào sẽ hữu lí nhất. Sự hỗn loạn trong lĩnh vực kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến hiện tượng nghèo khổ một cách toàn diện và không thể đảo ngược được và sẽ thoái hoá trở lại tình trạng bán khai mà tổ tiên ta từng sống.

The socialist ideal, carried to its logical conclusion, would eventuate in a social order in which all the means of production were owned by the people as a whole. Production would be completely in the hands of the government, the center of power in society. It alone would determine what was to be produced and how, and in what way goods ready for consumption were to be distributed. It makes little difference whether we imagine this socialist state of the future as democratically constituted or otherwise. Even a democratic socialist state would necessarily constitute a tightly organized bureaucracy in which everyone, apart from the highest officials, though he might very well, in his capacity as a voter, have participated in some fashion in framing the directives issued by the central authority, would be in the subservient position of an administrator bound to carry them out obediently.

Lí tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu được thưc thi đến cùng, sẽ dẫn đến một trật tự xã hội trong đó tất cả các tư liệu sản xuất sẽ nằm trong tay toàn thể nhân dân. Quá trình sản xuất sẽ nằm hoàn toàn trong tay chính phủ, trong tay trung tâm quyền lực của xã hội. Chính phủ sẽ một mình quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối hàng hoá như thế nào. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tương lai như thế được dựng lên bằng con đường dân chủ hay bằng những con đường khác cũng chẳng tạo ra sự khác biệt nào. Ngay cả nhà nước xã hội dân chủ cũng phải thiết lập một bộ máy quan liêu được tổ chức một cách chặt chẽ, trong đó mỗi người, trừ những quan chức cao cấp nhất, đều là một nhân viên của bộ máy, có trách nhiệm thực thi vô điều kiện các chỉ thị của chính quyền trung ương, dù rằng anh ta, với vai trò của một cử tri, có thể tham gia vào việc soạn thảo ra các chỉ thị như thế.

A socialist state of this kind is not comparable to the state enterprises, no matter how vast their scale, that we have seen developing in the last decades in Europe, especially in Germany and Russia. The latter all flourish side by side with private ownership of the means of production. They engage in commercial transactions with enterprises that capitalists own and manage, and they receive various stimuli from these enterprises that invigorate their own operation. State railroads, for instance, are provided by their suppliers, the manufacturers of locomotives, coaches, signal installations, and other equipment, with apparatus that has proved successful elsewhere in the operation of privately owned railroads. Thence they receive the incentive to institute innovations in order to keep up with the progress in technology and in methods of business management that is taking place all around them.

Xí nghiệp quốc doanh xã hội chủ nghĩa kiểu như thế khác hẳn với những xí nghiệp quốc doanh mà chúng ta thấy ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Nga, trong mấy chục năm gần đây [Ý nói nước Nga trong giai đoạn kinh tế mới (NEP) – chú thích của bản tiếng Nga – ND]. Tất cả các xí nghiệp này đều phát triển bên cạnh những xí nghiệp với sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Các xí nghiệp này giao dịch với những xí nghiệp do các nhà tư sản nắm và quản lí và họ nhận được từ những xí nghiệp như thế những động lực khác nhau nhằm củng cố cho hoạt động của mình. Thí dụ như đường sắt quốc doanh được những nhà sản xuất đầu máy, sản xuất toa xe, sản xuất thiết bị truyền tín hiệu và những máy móc, cung cấp những thiết bị từng được sử dụng trên những tuyến đường nằm trong tay tư nhân. Như vậy là, xí nghiệp quốc doanh được khuyến khích cải tiến để theo kịp về mặt công nghệ và phương pháp quản lí kinh doanh đang diễn ra xung quanh.

It is a matter of common knowledge that national and municipal enterprises have, on the hole, failed, that they are expensive and inefficient, and that they have to be subsidized out of tax funds just to maintain themselves in operation. Of course, where a public enterprise occupies a monopolistic position?as is, for instance, generally the case with municipal transportation facilities and electric light and power plants?the bad consequences of inefficiency need not always express themselves in visible financial failure. Under certain circumstances it may be possible to conceal it by making use of the opportunity open to the monopolist of raising the price of his products and services high enough to render these enterprises, in spite of their uneconomic management, still profitable. The lower productivity of the socialist method of production merely manifests itself differently here and is not so easily recognized as otherwise; essentially, however, the case remains the same.

Mọi người đều biết rằng các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp địa phương nói chung đều thất bại: chúng vừa đắt vừa thiếu hiệu năng, phải lấy thuế ra để trợ cấp thì chúng mới tiếp tục hoạt động được. Dĩ nhiên là trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước nắm vị thế độc quyền – thí dụ như phương tiện giao thông công cộng, chiếu sáng, nhà máy điện – thì sự thiếu hiệu quả không phải bao giờ cũng được thể hiện dưới dạng thiệt hại về tài chính có thể nhìn thấy được. Trong một số hoàn cảnh người ta còn có thể che dấu bằng cách để cho doanh nghiệp độc quyền nâng giá sản phẩm và dịch vụ của nó lên cao đến mức có thể làm cho doanh nghiệp có lời mặc dù việc quản lí nó có phi kinh tế đến mức nào. Phương pháp sản xuất xã hội chủ nghĩa có năng suất lao động thấp, nhưng được biểu hiện theo một cách khác và khó nhận ra hơn. Nhưng bản chất vấn đề thì vẫn thế.

But none of these experiments in the socialist management of enterprises can afford us any basis for judging what it would mean if the socialist ideal of the communal ownership of all means of production were to be realized. In the socialist society of the future, which will leave no room whatsoever for the free activity of private enterprises operating side by side with those owned and controlled by the state, the central planning board will lack entirely the gauge provided for the whole economy by the market and market prices. In the market, where all goods and services come to be traded, exchange ratios, expressed in money prices, may be determined for everything bought and sold. In a social order based on private property, it thus becomes possible to resort to monetary calculation in checking on the results of all economic activities. The social productivity of every economic transaction may be tested by the methods of bookkeeping and cost accounting. It yet remains to be shown that public enterprises are unable to make use of cost accounting in the same way as private enterprises do. Nevertheless, monetary calculation does give even governmental and communal enterprises some basis for judging the success or failure of their management. In a completely socialist economic system, this would be quite impossible, for in the absence of private ownership of the means of production, there could be no exchange of capital goods in the market and consequently neither money prices nor monetary calculation. The general management of a purely socialist society wall therefore have no means of reducing to a common denominator the costs of production of all the heterogeneous commodities that it plans to produce.

Nor can this be achieved by setting expenditures in kind against savings in kind.

Không có một thí nghiệm về quản lí xí nghiệp theo lối xã hội chủ nghĩa nào có thể cung cấp cho chúng ta bất cứ cơ sở nào để nói rằng điều gì sẽ xảy ra nếu lí tưởng xã hội chủ nghĩa về sở hữu tập thể tất cả các tư liệu sản xuất trở thành biện thực. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai, nơi không còn chỗ cho các doanh nghiệp tư nhân tự do hoạt động bên cạnh các xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và do nhà nước quản lí, cơ quan lập kế hoạch ở trung ương sẽ không còn tiêu chuẩn đánh giá toàn bộ nền kinh tế do thị trường và giá cả thị trường cung cấp nữa. Trên thị trường, nơi tất cả hàng hoá và dịch vụ được mang ra trao đổi, có thể xác định được tỉ lệ đổi chác (được tính bằng tiền) cho tất cả những thứ được đem ra bán và mua. Như vậy là, trong chế độ xã hội đặt nền tảng trên sở hữu tư nhân người ta có thể sử dụng hạch toán bằng tiền để kiểm tra kết quả của tất cả các hoạt động kinh tế. Có thể dùng các phương pháp kế toán và tính giá thành để xác định năng suất lao động của tất cả các giao dịch kinh tế. Cần phải chỉ ra rằng doanh nghiệp nhà nước không thể sử dụng phương pháp tính toán giá thành như các doanh nghiệp tư nhân vẫn làm. Tuy nhiên, tính toán bằng tiền vẫn có thể cung cấp cho xí nghiệp của nhà nước hay xí nghiệp tập thể một số cơ sở để kết luận rằng doanh nghiệp đã thành công hay thất bại. Nhưng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa toàn triệt, điều đó sẽ không thể xảy ra được vì không còn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất thì sẽ không còn trao đổi hàng hoá tư bản trên thị trường, và như vậy là không còn giá trị tính bằng tiền và không còn tính toán bằng tiền nữa. Vì vậy mà ban lãnh đạo chế độ xã hội chủ nghĩa toàn triệt sẽ không còn phương tiện để qui tất cả những món hàng khác nhau mà họ có ý định sản xuất về một mẫu số chung được nữa.

One cannot calculate if it is not possible to reduce to a common medium of expression hours of labor of various grades, iron, coal, building materials of every kind, machines, and all the other things needed in the operation and management of different enterprises. Calculation is possible only when one is able to reduce to monetary terms all the goods under consideration. Of course, monetary calculation has its imperfections and deficiencies, but we have nothing better to put in its place. It suffices for the practical purposes of life as long as the monetary system is sound. If we were to renounce monetary calculation, every economic computation would become absolutely impossible.

Tính toán chi phí bằng hiện vật và so sánh với tiết kiệm bằng hiện vật cũng không giúp ích được gì. Không thể tính toán được nếu không đưa được số giờ lao động có chất lượng khác nhau, không đưa được sắt, than đá, vật liệu xây dựng, máy móc và tất cả những thứ cần thiết khác cho hoạt động và quản lí doanh nghiệp về cùng một đơn vị đo lường. Chỉ có thể tính toán được khi ta có thể đưa được tất cả các hàng hoá đang xem xét về cùng đơn vị tiền tệ mà thôi. Dĩ nhiên là tính toán bằng tiền cũng có những khuyết tật và hạn chế, nhưng ta không có gì thay thế cho nó cả. Khi hệ thống tiền tệ còn vững chắc thì tính toán bằng tiền là đủ đáp ứng được những mục đích thực tiễn của cuộc sống rồi. Nếu chúng ta bỏ cách đánh giá bằng tiền thì ta sẽ không thể thực hiện được bất kì tính toán kinh tế nào.

This is the decisive objection that economics raises against the possibility of a socialist society. it must forgo the intellectual division of labor that consists in the cooperation of all entrepreneurs, landowners, and workers as producers and consumers in the formation of market prices. But without it, rationality, i.e., the possibility of economic calculation, is unthinkable.

Đấy là lí lẽ quyết định mà khoa kinh tế học đưa ra nhằm phản bác lại chủ nghĩa xã hội. Xã hội này sẽ phải từ bỏ việc phân hữu trí thức của lao động, được thể hiện trong sự hợp tác của tất cả các doanh nhân, địa chủ, và người lao động - tức là người sản xuất và người tiêu thụ - trong việc hình thành giá cả thị trường. Nhưng không có nó thì tính hữu lí, tức là việc tính toán kinh tế sẽ trở thành bất khả thi.

5. Interventionism

5. Chủ nghĩa can thiệp

The socialist ideal is now beginning to lose more and more of its adherents. The penetrating economic and sociological investigations of the problems of socialism that have shown it to be impracticable have not remained without effect, and the failures in which socialist experiments everywhere have ended have disconcerted even its most enthusiastic supporters. Gradually people are once more beginning to realize that society cannot do without private property. Yet the hostile criticism to which the system of private ownership of the means of production has been subjected for decades has left behind such a strong prejudice against the capitalist system that, in spite of their knowledge of the inadequacy and impracticability of socialism, people cannot make up their minds to admit openly that they must return to liberal views on the question of property. To be sure, it is conceded that socialism, the communal ownership of the means of production, is altogether, or at least for the present, impracticable. But, on the other hand, it is asserted that unhampered private ownership of the means of production is also an evil. Thus people want to create a third way, a form of society standing midway between private ownership of the means of production, on the one hand, and communal ownership of the means of production, on the other. Private property will be permitted to exist, but the ways in which the means of production are employed by the entrepreneurs, capitalists, and landowners will be regulated, guided, and controlled by authoritarian decrees and prohibitions. In this way, one forms the conceptual image of a regulated market, of a capitalism circumscribed by authoritarian rules, of private property shorn of its allegedly harmful concomitant features by the intervention of the authorities.

Lí tưởng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu mất dần người ủng hộ. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề của chủ nghĩa xã hội, cả về kinh tế lẫn xã hội học, chứng tỏ tính bất khả thi của nó không phải là không tạo ra những hiệu quả nhất định, còn sự thất bại của những cuộc thí nghiệm xã hội chủ nghĩa đang diễn ra khắp nơi đã làm cho ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất cũng phải lúng túng. Dần dần người ta cũng bắt đầu nhận ra rằng xã hội không thể sống thiếu sở hữu tư nhân được. Song việc phê phán một cách đầy ác ý đối với hệ thống sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất được tiến hành trong suốt hàng chục năm qua đã để lại trong lòng người ta định kiến chống lại hệ thống tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ đến mức là mặc dù người ta biết rằng chủ nghĩa xã hội là không phù hợp và bất khả thi nhưng người ta vẫn không thể công khai thú nhận rằng họ phải quay về với quan điểm tự do về sở hữu. Chắc chắn là người ta đã công nhận rằng chủ nghĩa xã hội, tức là sở hữu công cộng các tư liệu sản xuất, nói chung hoặc ít nhất là trong giai đoạn hiện nay là việc làm thiếu thực tế. Nhưng, mặt khác, họ lại quả quyết rằng sở hữu tư nhân vô giới hạn các tư liệu sản xuất cũng là điều không hay. Như vậy là người ta muốn sáng tạo ra con đường thứ ba, tạo ra một hình thức xã hội nằm giữa, một bên là chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và bên kia là sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Sở hữu tư nhân được phép tồn tại, nhưng cách thức sử dụng của những doanh nhân, của các nhà tư sản và địa chủ thì lại được điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát bằng những nghị định và cấm đoán do chính quyền đưa ra. Đấy là cách người ta tạo ra hình ảnh mang tính khái niệm về thị trường được điều tiết, về chủ nghĩa tư bản được bao bọc bởi các qui định của chính phủ, về sở hữu tư nhân đã bị tước hết những tính chất được cho là có hại bằng sự can thiệp của chính quyền.

One can best acquire an insight into the meaning and nature of this system by considering a few examples of the consequences of government interference. The crucial acts of intervention with which we have to deal aim at fixing the prices of goods and services at a height different from what the unhampered market would have determined.

Ta có thể nhận thấy rõ nhất ý nghĩa và bản chất của hệ thống này sau khi xem xét một vài thí dụ về hậu quả của sự can thiệp của chính phủ. Những biện pháp can thiệp có ý nghĩa quyết định nhất mà chúng ta cần xem xét chính là những quyết định nhằm ấn định giá cả hàng hoá và dịch vụ khác biệt với giá cả mà thị trường tự do có thể xác lập.

In the case of prices formed on the unhampered market, or which would have been formed in the absence of interference on the part of the authorities, the costs of production are covered by the proceeds. If a lower price is decreed by the government, the proceeds will fall short of the costs. Merchants and manufacturers will, therefore, unless the storage of the goods involved would cause them to deteriorate rapidly in value, withhold their merchandise from the market in the hope of more favorable times, perhaps in the expectation that the government order will soon be rescinded. If the authorities do not want the goods concerned to disappear altogether from the market as a result of their interference, they cannot limit themselves to fixing the price; they must at the same time also decree that all stocks on hand be sold at the prescribed price.

Khi giá cả được hình thành trên thị trường tự do hoặc được xác lập mà không có sự can thiệp của chính quyền thì tiền thu được sau khi bán hàng sẽ bù đắp tất cả chi phí sản xuất. Nếu chính quyền đặt giá bán thấp hơn thì tiền bán hàng sẽ không bù đắp được chi phí. Trong trường hợp đó, nếu việc lưu kho không làm giảm giá trị hàng hoá một cách nhanh chóng thì các nhà buôn và các nhà sản xuất sẽ rút hàng hoá khỏi thị trường để chờ thời, hi vọng là chính quyền sẽ huỷ bỏ quyết định. Nếu chính quyền không muốn để cho mặt hàng đó, do sự can thiệp của họ mà biến mất hoàn toàn thì họ sẽ không chỉ tự giới hạn bằng chính sách qui định giá bán mà họ sẽ phải hạ lệnh bán hết số hàng hoá có trong kho với giá qui định nữa.

But even this does not suffice. At the price determined on the unhampered market, supply and demand would have coincided. Now, because the price was fixed lower by government decree, the demand has increased while the supply has remained unchanged. The stocks on hand are not sufficient to satisfy fully all who are prepared to pay the prescribed price. A part of the demand will remain unsatisfied. The mechanism of the market, which otherwise tends to equalize supply and demand by means of price fluctuations, no longer operates. Now people who would have been prepared to pay the price prescribed by the authorities must leave the market with empty hands. Those who were in line earlier or who were in a position to exploit some personal connection with the sellers have already acquired the whole stock; the others have to go unprovided. If the government wishes to avoid this consequence of its intervention, which runs counter to its intentions, it must add rationing to price control and compulsory sale: a governmental regulation must determine how much of a commodity may be supplied to each individual applicant at the prescribed price.

Nhưng như thế cũng chưa đủ. Nếu giá được thị trường tự do quyết định thì cung và cầu sẽ bằng nhau. Nhưng bây giờ, vì giá do nghị định của chính phủ xác định là thấp hơn cho nên cầu sẽ tăng trong khi cung vẫn không thay đổi. Hàng hoá chứa trong kho không đủ đáp ứng tất cả những người sẵn sàng mua với giá qui định. Một phần nhu cầu sẽ không được đáp ứng. Cơ chế của thị trường - đấy là nói trong trường hợp không bị can thiệp - tức là xu hướng nhờ sự thăng giáng của giá cả mà cung cầu cân bằng với nhau đã không còn hoạt động được nữa. Bây giờ những người sẵn sàng mua với giá qui định đành phải ra về với hai bàn tay không. Những người đến sớm hoặc những người có thể lợi dụng quan hệ với người bán đã mua hết, còn những người khác thì chẳng mua được gì. Nếu chính phủ muốn tránh những hậu quả như thế - tức là những hậu quả trái ngược với ý định của họ - thì họ sẽ phải tiến thêm một bước nữa là phát hành tem phiếu và bắt buộc phải bán: bộ máy điều tiết của chính phủ sẽ phải quyết định mỗi người được mua bao nhiêu theo giá qui định.

But once the supplies already on hand at the moment of the government's intervention are exhausted, an incomparably more difficult problem arises. Since production is no longer profitable if the goods are to be sold at the price fixed by the government, it will be reduced or entirely suspended. If the government wishes to have production continue, it must compel the manufacturers to produce, and, to this end, it must also fix the prices of raw materials and half-finished goods and the wages of labor. Its decrees to this effect, however, cannot be limited to only the one or the few branches of production that the authorities wish to regulate because they deem their products especially important. They must encompass all branches of production. They must regulate the price of all commodities and all wages. In short, they must extend their control over the conduct of all entrepreneurs, capitalists, landowners, and workers. If some branches of production are left free, capital and labor will flow into these, and the government will fail to attain the goal that it wished to achieve by its first act of intervention. But the object of the authorities is that there should be an abundance of production in precisely that branch of industry which, because of the importance they attach to its products, they have especially singled out for regulation. It runs altogether counter to their design that precisely in consequence of their intervention this branch of production should be neglected.

Nhưng một khi hàng hoá đang có đúng vào lúc chính phủ can thiệp bị bán hết thì vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vì phải bán hàng theo giá do chính phủ qui định nên sản xuất sẽ không có lãi nữa, hàng hoá sẽ ít đi hoặc biến mất hẳn. Nếu chính phủ muốn người ta tiếp tục sản xuất thì nó sẽ phải qui định giá nguyên vật liệu, giá bán thành phẩm và tiền công lao động nữa. Nghị định về vấn đề này không thể chỉ giới hạn cho một hay một vài lĩnh vực sản xuất mà chính quyền cho là đặc biệt quan trọng, cần phải điều tiết. Việc điều tiết sẽ phải bao trùm lên mọi lĩnh vực. Sẽ phải điều tiết giá của tất cả các loại hàng hoá và lương của tất cả mọi người. Tóm lại, chính phủ sẽ phải kiểm soát hoạt động của tất cả các doanh nhân, các nhà tư sản, các điền chủ và công nhân. Nếu một số lĩnh vực sản xuất được để cho tự do thì tư bản và lao động sẽ chảy vào đấy và chính phủ sẽ không đạt được mục tiêu mà nó đề ra khi thực hiện hành động can thiệp đầu tiên. Nhưng mục đích của chính quyền là gia tăng sản xuất trong chính lĩnh vực mà nó cho là quan trọng và vì vậy mà nó tiến hành điều tiết. Nhưng kết quả lại trái ngược hẳn với ý định, vì sự can thiệp của chính quyền mà lĩnh vực này rơi vào suy thoái.

It is therefore clearly evident that an attempt on the part of the government to interfere with the operation of the economic system based on private ownership of the means of production fails of the goal that its authors wished to achieve by means of it. It is, from the point of view of its authors, not only futile, but downright contrary to purpose, because it enormously augments the very "evil" that it was supposed to combat. Before the price controls were decreed, the commodity was, in the opinion of the government, too expensive; now it disappears from the market altogether. This, however, is not the result aimed at by the government, which wanted to make the commodity accessible to the consumer at a cheaper price. On the contrary: from its viewpoint, the absence of the commodity, the impossibility of securing it, must appear as by far the greater evil. In this sense one can say of the intervention of the authorities that it is futile and contrary to the purpose that it was intended to serve, and of the system of economic policy that attempts to operate by means of such acts of intervention that it is impracticable and unthinkable, that it contradicts economic logic.

Rõ ràng là sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động của hệ thống kinh tế đặt căn bản trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất sẽ không thể đạt được mục tiêu đề ra. Can thiệp không những là vô ích mà còn đưa tới những kết quả trái ngược với mục tiêu đề ra vì nó làm gia tăng đáng kể “cái ác” mà nó định chống lại. Trước khi tiến hành kiểm soát giá cả, chính phủ cho rằng giá quá cao, còn bây giờ thì không còn hàng hoá trên thị trường nữa. Nhưng đấy không phải là mục đích của chính phủ, chính phủ chỉ muốn người dân mua được hàng với giá rẻ hơn mà thôi. Tình hình hoá ra ngược lại và cũng theo quan điểm của chính phủ thì việc thiếu hàng hoá còn là tai hoạ lớn hơn nhiều. Theo ý nghĩa đó, ta có thể nói rằng việc can thiệp của chính phủ chẳng những vô ích mà còn đi ngược lại mục đích đặt ra và chính sách kinh tế với những biện pháp can thiệp như thế là không thực tế và không thể tưởng tượng được vì nó mâu thuẫn với lí thuyết kinh tế.

If the Government will not set this right again by desisting, from its interference, i.e., by rescinding the price controls, then it must follow up the first step with others. To the prohibition against asking any price higher than the prescribed one it must add not only measures to compel the sale of all stocks on hand under a system of enforced rationing, but price ceilings on goods of higher order, wage controls, and, ultimately, compulsory labor for entrepreneurs and workers. And these regulations cannot be limited to one or a few branches of production, but must encompass them all. There is simply no other choice than this: either to abstain from interference in the free play of the market, or to delegate the entire management of production and distribution to the government. Either capitalism or socialism: there exists no middle way.

Nếu chính phủ không thiết lập lại trật tự bằng cách từ bỏ việc can thiệp, nghĩa là bãi bỏ việc kiểm soát giá cả, thì nó sẽ phải đi những bước tiếp theo. Ngoài qui định cấm bán với giá cao giá hơn giá qui định, chính phủ không chỉ phải đưa ra những biện pháp buộc người ta bán hết hàng hoá có trong kho theo hệ thống tem phiếu bắt buộc mà còn phải qui định giá trần cho những loại hàng hoá cao cấp, kiểm soát tiền lương và cuối cùng là buộc cả doanh nhân lẫn người lao động đều phải làm việc. Những biện pháp như thế không chỉ được áp dụng cho một hay một vài lĩnh vực sản xuất mà sẽ bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế. Đơn giản là chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc phải tránh can thiệp vào sân chơi của thị trường tự do hoặc phải giao toàn bộ bộ máy quản lí sản xuất vào tay chính phủ. Chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội: không có cách thứ ba.

The mechanism of the series of events just described is well known to all who have witnessed the attempts of governments in time of war and during periods of inflation to fix prices by fiat. Everyone knows nowadays that government price controls had no other result than the disappearance from the market of the goods concerned. Wherever the government resorts to the fixing of prices, the result is always the same. When, for instance, the government fixes a ceiling on residential rents, a housing shortage immediately ensues. In Austria, the Social Democratic Party has virtually abolished residential rent. The consequence is that in the city of Vienna, for example, in spite of the fact that the population has declined considerably since the beginning of the World War and that several thousand new houses have been constructed by the municipality in the meantime, many thousands of persons are unable to find accommodations.

Những người từng chứng kiến những biện pháp của chính phủ nhằm ấn định giá cả bằng sắc lệnh trong thời gian chiến tranh cũng như trong những giai đoạn lạm phát đều biết rõ cơ chế của một loạt các sự kiện vừa được trình bày. Hiện nay mọi người đều biết rằng việc kiểm soát giá cả của chính phủ chỉ dẫn đến kết quả là những món hàng liên quan sẽ biến mất. Ở đâu kết quả cũng đều như thế cả. Thí dụ, khi chính phủ qui định giá trần cho việc thuê nhà thì nhà ở lập tức bị thiếu. Ở Áo, Đảng dân chủ xã hội gần như bãi bỏ tiền thuê nhà. Hậu quả là, thí dụ như ở thành phố Vienna, mặc dù từ đầu cuộc chiến số người sống trong thành phố đã giảm đáng kể và chính quyền địa phương đã xây dựng hàng ngàn ngôi nhà mới nhưng hàng ngàn người vẫn không tìm được nhà ở.

Let us take still another example: the fixing of minimum wage rates.

When the relationship between employer and employee is left undisturbed by legislative enactment's or by violent measures on the part of trade unions, the wages paid by the employer for every type of labor are exactly as high as the increment of value that it adds to the materials in production. Wages cannot rise any higher than this because, if they did, the employer could no longer make a profit and hence would be compelled to discontinue a line of production that did not pay. But neither can wages fall any lower, because then the workers would turn to other branches of industry where they would be better rewarded, so that the employer would be forced to discontinue production because of a labor shortage.

Xin xem xét một thí dụ nữa: qui định tiền lương tối thiểu.

Khi những sắc luật của chính quyền hay những biện pháp quá khích của công đoàn không can thiệp vào quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người sử dụng lao động sẽ trả cho mỗi loại công việc tiền lương đúng bằng sự gia tăng giá trị mà công việc đó tạo ra trong quá trình sản xuất. Tiền lương không thể cao hơn vì nếu cao hơn thì người sử dụng lao động không thể có lời và anh ta sẽ buộc phải dừng dây chuyền sản xuất thua lỗ. Nhưng tiền lương cũng không thể xuống thấp hơn vì công nhân sẽ chuyển sang các ngành sản xuất khác, nơi họ được trả lương cao hơn và người sử dụng cũng phải ngừng sản xuất vì thiếu công nhân.

There is, therefore, in the economy always a wage rate at which all workers find employment and every entrepreneur who wishes to undertake some enterprise still profitable at that wage finds workers. This wage rate is customarily called by economists the "static" or "natural" wage. It increases if, other things being equal, the number of workers diminishes; it decreases if, other things being equal, the available quantity of capital for which employment in production is sought suffers any diminution. However, one must, at the same time, observe that it is not quite precise to speak simply of "wages" and "labor. Labor services vary greatly in quality and quantity (calculated per unit of time), and so too do the wages of labor.

Vì vậy mà trong nền kinh tế bao giờ cũng có một mức lương sao cho mỗi người lao động đều tìm được việc làm và mỗi doanh nhân, những người muốn giữ được lợi nhuận với mức lương như thế, có thể tìm được người lao động. Các nhà kinh tế học gọi đó là lương “tĩnh” hoặc “tự nhiên”. Lương sẽ tăng nếu số người lao động giảm trong khi những điều kiện khác vẫn giữ nguyên và sẽ giảm nếu số vốn đầu tư cho công việc đó giảm trong khi những điều kiện khác vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng nói một cách đơn giản vế “lương” và “lao động” là không hoàn toàn chính xác. Lao động khác nhau rất nhiều về chất lượng và số lượng (tính theo đơn vị thời gian), tiền lương cũng như thế.

If the economy never varied from the stationary state, then in a labor market unhampered by interference on the part of the government or by coercion on the part of the labor unions there would be no unemployed. But the stationary state of society is merely an imaginary construction of economic theory, an intellectual expedient indispensable for our thinking, that enables us, by contrast, to form a clear conception of the processes actually taking place in the economy which surrounds us and in which we live. Life?fortunately, we hasten to add?is never at rest. There is never a standstill in the economy, but perpetual changes, movement, innovation, the continual emergence of the unprecedented. There are, accordingly, always branches of production that are being shut down or curtailed because the demand for their products has fallen off, and other branches of production that are being expanded or even embarked upon for the first time. If we think only of the last few decades, we can at once enumerate a great number of new industries that have sprung up: e.g., the automobile industry, the airplane industry, the motion picture industry, the rayon industry, the canned goods industry, and the radio broadcasting industry. These branches of industry today employ millions of workers, only some of whom have been drawn from the increase in population. Some came from branches of production that were shut down, and even more from those that, as a result of technological improvements, are now able to manage with fewer workers.

Nếu nền kinh tế cứ giữ nguyên ở trạng thái ổn định thì trên thị trường lao động - đấy là nói nếu nó không bị chính phủ và tổ chức công đoàn can thiệp - sẽ không có người nào bị thất nghiệp hết. Nhưng trạng thái ổn định chỉ là cấu trúc mà người ta tưởng tượng ra trong lí thuyết kinh tế mà thôi, đấy là một thủ thuật mang tính trí tuệ, cần thiết đối với quá trình tư duy, nó giúp chúng ta hiểu rõ những quá trình kinh tế đang thực sự diễn ra quanh ta. Nhưng thật may là, phải nói ngay như thế, cuộc sống không bao giờ đứng yên một chỗ. Kinh tế không bao giờ đứng yên; thay đổi, chuyển động, sáng kiến diễn ra thường xuyên; những điều bất ngờ luôn luôn xuất hiện. Bao giờ cũng có những ngành sản xuất bị đóng cửa hay giảm sản lượng vì nhu cầu sụt giảm, trong khi những ngành khác lại xuất hiện hoặc là mở rộng sản xuất. Chỉ cần nghĩ đến vài chục năm gần đây chúng ta cũng có thể liệt kê được rất nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp ô tô, máy bay, điện ảnh, tơ nhân tạo, đồ hộp, phát thanh. Những ngành công nghiệp này hiện đang sử dụng hàng triệu lao động. Một số xuất phát từ những ngành bị đóng cửa, nhưng phần đông là từ những ngành mà sự cải tiến về công nghệ tạo điều kiện cho người ta giảm bớt nhu cầu về nhân lực.

Occasionally the changes that occur in the relations among individual branches of production take place so slowly that no worker is obliged to shift to a new type of job; only young people, just beginning to earn their livelihood, will enter, in greater proportion, the new or expanding industries, Generally, however, in the capitalist system, with its rapid strides in improving human welfare, progress takes place too swiftly to spare individuals the necessity of adapting themselves to it. When, two hundred years or more ago, a young lad learned a craft, he could count on practicing it his whole life long in the way he had learned it, without any fear of being injured by his conservatism. Things are different today. The worker too must adjust himself to changing conditions, must add to what he has learned, or begin learning anew. He must leave occupations which no longer require the same number of workers as previously and enter one which has just come into being or which now needs more workers than before. But even if he remains in his old job, he must learn new techniques when circumstances demand it.

Đôi khi sự thay đổi trong tương quan giữa các lĩnh vực sản xuất diễn ra chậm chạp đến nỗi không có người công nhân nào phải chuyển sang công việc mới; và chỉ có những người trẻ tuổi, những người mới bắt đầu lao vào kiếm sống, mới tìm công ăn việc làm trong những ngành nghề đang mở rộng hay vừa xuất hiện mà thôi. Nhưng, nói chung, trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, với sự cải thiện nhanh chóng điều kiện sống của con người, sự tiến bộ diễn ra nhanh đến mức nó buộc người ta phải liên tục thích ứng. Hai trăm năm trước, sau khi học được một nghề gì đó, người thanh niên có thể hi vọng sống với nghề đó suốt đời mà không phải sợ thái độ bảo thủ như thế sẽ làm hại anh ta. Hiện nay mọi sự đã khác. Người công nhân cũng phải thích ứng với hoàn cảnh đang đổi thay, phải bổ sung kiến thức hoặc học thêm những điều mới. Anh ta buộc phải rời bỏ những ngành nghề không cần nhiều lao động như cũ nữa và tham gia vào những ngành nghề mới xuất hiện hoặc cần nhiều công nhân hơn trước. Nhưng ngay cả khi anh ta vẫn làm công việc cũ thì khi hoàn cảnh đòi hỏi, anh ta cũng phải học thêm kĩ năng mới.

All this affects the worker in the form of changes in wage rates. If a particular branch of business employs relatively too many workers, it discharges some, and those discharged will not easily find new work in the same branch of business. The pressure on the labor market exercised by the discharged workers depresses wages in this branch of production. This, in turn, induces the worker to look for employment in those branches of production that wish to attract new workers and are therefore prepared to pay higher wages.

Tất cả những điều trình bày bên trên, thông qua việc thay đổi tiền lương, đều ảnh hướng tới người lao động. Nếu xí nghiệp trong một ngành nào đó cần ít công nhân hơn thì nó sẽ sa thải một số người, những người bị sa thải sẽ khó tìm được công việc trong ngành sản xuất đó. Áp lực trên thị trường lao động do các công nhân bị sa thải tạo ra sẽ làm cho tiền lương trong ngành đó giảm đi. Đến lượt nó, điều này lại thúc đẩy công nhân tìm việc trong những ngành đang muốn tìm công nhân và vì vậy mà sẵn sàng trả lương cao hơn.

From this it becomes quite clear what must be done in order to satisfy the workers' desire for employment and for high wages. Wages in general cannot be pushed above the height that they would normally occupy in a market unhampered either by government interference or other institutional pressures without creating certain side effects that cannot be desirable for the worker. Wages can be driven up in an individual industry or an individual country if the transfer of workers from other industries or their immigration from other countries is prohibited. Such wage increases are effected at the expense of the workers whose entrance is barred. Their wages are now lower than they would have been if their freedom of movement had not been hindered. The rise in wages of one group is thus achieved at the expense of the others. This policy of obstructing the free movement of labor can benefit only the workers in countries and industries suffering from a relative labor shortage. In an industry or a country where this is not the case, there is only one thing that can raise wages: a rise in the general productivity of labor, whether by virtue of an increase in the capital available or through an improvement in the technological processes of production.

Người ta sẽ thấy ngay rằng muốn đáp ứng nguyện vọng vừa có việc làm vừa có lương của công nhân thì phải làm gì. Nói chung, không thể đẩy mức lương lên cao hơn mức mà nó có thể giữ trên thị trường, đấy là nói thị trường không bị nhà nước và áp lực của các định chế khác can thiệp vào, để không tạo ra những hiệu ứng phụ không có lợi đối với người công nhân. Một lĩnh vực hoặc một nước chỉ có thể nâng lương nếu người ta không cho công nhân từ những lĩnh vực khác hay từ nước khác chuyển tới. Những người công nhân bị cấm di chuyển đã phải trả giá cho những lần tăng lương như thế. Lương của những người này sẽ thấp hơn mức mà đáng lẽ ra họ có thể lĩnh nếu họ được tư do di chuyển. Như vậy là việc nâng lương cho nhóm người này đã buộc nhóm người khác phải trả giá. Chính sách ngăn cản quá trình dịch chuyển lao động chỉ làm lợi cho những người công nhân trong những nước và trong những ngành thiếu hụt lao động. Trong những ngành và những nước không bị thiếu hụt lao động thì chỉ có một cách tăng lương sau đây: năng suất lao động gia tăng do có thêm vốn liếng hoặc thông qua quá trình cải tiến qui trình công nghệ.

If, however, the government fixes minimum wages by law above the height of the static or natural wage, then the employers will find that they are no longer in a position to carry on successfully a number of enterprises that were still profitable when wages stood at the lower point. They will consequently curtail production and discharge workers. The effect of an artificial rise in wages, i.e., one imposed upon the market from the outside, is, therefore, the spread of unemployment.

Nhưng, nếu chính phủ qui định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tĩnh hoặc tự nhiên thì người sử dụng lao động sẽ thấy rằng họ không còn giữ được cho một loạt doanh nghiệp có lãi như thời mức lương còn thấp nữa. Họ sẽ phải thu hẹp sản xuất và sa thải công nhân. Kết quả của việc tăng lương một cách nhân tạo, nghĩa là mức lương được áp đặt cho thị trường, là số người thất nghiệp gia tăng.

Now, of course, no attempt is being made today to fix minimum wage rates by law on a large scale. But the position of power that the trade unions occupy has enabled them to do so even in the absence of any positive legislation to that effect. The fact that workers form unions for the purpose of bargaining with the employers does not, in and of itself, necessarily provoke disturbances in the operation of the market. Even the fact that they successfully arrogate to themselves the right to break, without notice, contracts duly entered into by them and to lay down their tools would not itself result in any further disturbance in the labor market. What does create a new situation in the labor market is the element of coercion involved in strikes and compulsory union membership that prevails today in most of the industrial countries of Europe. Since the unionized workers deny access to employment to those who are not members of their union, and resort to open violence during strikes to prevent other workers from taking the place of those on strike, the wage demands that the unions present to the employers have precisely the same force as government decrees fixing minimum wage rates. For the employer must, if he does not wish to shut down his whole enterprise, yield to the demands of the union. He must pay wages such that the volume of production has to be restricted, because what costs more to produce cannot find as large a market as what costs less. Thus, the higher wages exacted by the trade unions become a cause of unemployment.

Bây giờ dĩ nhiên là người ta không còn tìm cách qui định mức lương tối thiểu trên diện rộng nữa. Nhưng sức mạnh của công đoàn cho phép họ làm như thế ngay cả khi không có điều luật nào qui định như vậy. Khi công nhân thành lập tổ chức công đoàn để mặc cả với giới chủ thì bản thân điều này không nhất thiết dẫn tới sự rối loạn trong hoạt động của thị trường. Ngay cả sự kiện là họ tự cho mình quyền vi phạm hợp đồng mà họ đã kí và tuyên bố đình công cũng không làm rối loạn được thị trường lao động. Nhưng việc buộc người ta phải tham gia bãi công và buộc người ta phải tham gia công đoàn, như đang diễn ra trong những nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Âu, lại tạo ra một tình hình hoàn toàn mới. Vì những người công nhân tham gia công đoàn không cho những người không phải là thành viên công đoàn của họ vào làm việc và trong thời gian bãi công đã sử dụng bạo lực nhằm ngăn cản những người khác đến thay thế cho những người bãi công cho nên đòi hỏi về lương bổng mà công đoàn đưa ra cho người sử dụng lao động cũng có sức mạnh chẳng khác gì mức lương tối thiểu do chính phủ qui định. Người sử dụng lao động buộc phải chấp nhận đề nghị của công đoàn nếu không muốn đóng cửa xí nghiệp. Người sử dụng phải trả mức lương cao và giảm bớt sản xuất vì giá thành cao thì không thể tiêu thụ được nhiều như khi giá thành thấp. Như vậy nghĩa là công đoàn đòi mức lương cao chính là nguyên nhân của nạn thất nghiệp.

The unemployment originating from this source differs entirely in extent and duration from that which arises from the changes constantly taking place in the kind and quality of the labor demanded in the market. If unemployment had its cause only in the fact that there is constant progress in industrial development, it could neither assume great proportions nor take on the character of a lasting institution. The workers who can no longer be employed in one branch of production soon find accommodation in others which are expanding or just coming into being. When workers enjoy freedom of movement and the shift from one industry to another is not impeded by legal and other obstacles of a similar kind, adjustment to new conditions takes place without too much difficulty and rather quickly. For the rest, the setting up of labor exchanges would contribute much toward reducing still further the extent of this type of unemployment.

Nạn thất nghiệp do nguyên nhân này gây ra khác hẳn về tầm mức và thời hạn so với nạn thất nghiệp sinh ra do sự thay đổi thường xuyên về loại sản phẩm và chất lượng mà thị trường đòi hỏi. Nếu nguyên nhân của nạn thất nghiệp chỉ là do sự tiến bộ diễn ra thường xuyên trong công nghiệp thì nó sẽ không thể kéo dài và không thể làm cho nhiều người mất việc cùng một lúc được. Những người lao động mất việc trong một ngành nào đó cũng sẽ tìm được việc trong những ngành đang mở rộng hoặc vừa mới xuất hiện. Khi người lao động được quyền tự do đi lại và luật pháp cũng như những trở ngại khác không gây khó khăn cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác thì sự thích nghi với điều kiện mới sẽ diễn ra một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, thị trường lao động cũng góp phần hạn chế tỉ lệ thất nghiệp kiểu này.

But the unemployment produced by the interference of coercive agencies in the operation of the labor market is no transitory phenomenon continually appearing and disappearing. It is incurable as long as the cause that called it into existence continues to operate, i.e., as long as the law or the violence of the trade unions prevents wages from being reduced, by the pressure of the jobless seeking employment, to the level that they would have reached in the absence of interference on the part of the government or the unions, namely, the rate at which all those eager for work ultimately find it.

Nhưng thất nghiệp là do sự can thiệp của những tác nhân mang tính cưỡng bức đối với hoạt động của thị trường lao động thì lại không phải là hiện tượng nhất thời, không phải là hiện tượng thường xuyên nổi lên rồi lại biến mất. Nó là căn bệnh nan y nếu nguyên nhân làm cho nó tồn tại vẫn còn, nghĩa là khi luật pháp hay áp lực của công đoàn còn cản trở việc giảm lương theo đề nghị của những người lao động không có việc làm, đến mức mà lẽ ra nó phải có nếu không có sự can thiệp của chính phủ hay công đoàn, mà cụ thể là đến mức mà bất cứ ai muốn làm việc cũng sẽ tìm được việc làm.

For the unemployed to be granted support by the government or by the unions only serves to enlarge the evil. If what is involved is a case of unemployment springing from dynamic changes in the economy, then the unemployment benefits only result in postponing the adjustment of the workers to the new conditions. The jobless worker who is on relief does not consider it necessary to look about for a new occupation if he no longer finds a position in his old one; at least, he allows more time to elapse before he decides to shift to a new occupation or to a new locality or before he reduces the wage rate he demands to that at which he could find work. If unemployment benefits are not set too low, one can say that as long as they are offered, unemployment cannot disappear.

Việc chính phủ hoặc công đoàn trợ giúp người thất nghiệp chỉ làm cho tình hình xấu thêm. Trong trường hợp thất nghiệp là do những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế, trợ giúp chỉ làm cho quá trình thích nghi với nhiều kiện mới bị trì hoãn thêm. Người công nhân mất việc nhưng lại được nhận trợ cấp sẽ không thấy có nhu cầu phải tìm nghề mới nếu anh ta không tìm được việc trong nghề cũ nữa; ít nhất là anh ta sẽ để mất nhiều thì giờ trước khi quyết định chuyển sang nghề mới hoặc địa điểm mới hoặc trước khi anh ta giảm bớt đòi hỏi về đồng lương để có thể tìm được việc làm. Nếu trợ cấp thất nghiệp không đủ thấp thì ta có thể mạnh dạn nói rằng: còn trợ cấp thì còn thất nghiệp.

If, however, the unemployment is produced by the artificial raising of the height of wage rates in consequence of the direct intervention of the government or of its toleration of coercive practices on the part of the trade unions, then the only question is who is to bear the costs involved, the employers or the workers. The state, the government, the community never do so; they load them either onto the employer or onto the worker or partially onto each. If the burden falls on the workers, then they are deprived entirely or partially of the fruits of the artificial wage increase they have received; they may even be made to bear more of these costs than the artificial wage increase yielded them. The employer can be saddled with the burden of unemployment benefits to some extent by having to pay a tax proportionate to the total amount of wages paid out by him. In this case, unemployment insurance, by raising the costs of labor, has the same effect as a further increase in wages above the static level: the profitability of the employment of labor is reduced, and the number of workers who still can be profitably engaged is concomitantly decreased. Thus, unemployment spreads even further, in an ever widening spiral. The employers can also be drawn on to pay the costs of the unemployment benefits by means of a tax on their profits or capital, without regard for the number of workers employed. But this too only tends to spread unemployment even further. For when capital is consumed or when the formation of new capital is at least slowed down, the conditions for the employment of labor become, ceteris paribus, less favorable.[2]

Nhưng nếu thất nghiệp là do việc tăng lương một cách nhân tạo do sự can thiệp trực tiếp của chính phủ hoặc do chính phủ có thái độ nhu nhược trước các áp lực của công đoàn thì vấn đề chỉ còn là: ai phải gánh chịu các chi phí phụ trội, người sử dụng lao động hay là công nhân? Nhà nước, chính phủ, xã hội không bao giờ phải gánh chịu chi phí đó, họ sẽ đặt lên đầu lên cổ người sử dụng lao động hay là công nhân, hoặc lên cả hai. Nếu công nhân phải gánh chịu thì họ sẽ bị mất toàn bộ hay một phần thành quả của việc tăng lương một cách giả tạo mà họ vừa nhận được, thậm chí họ sẽ phải trả giá nhiều hơn là sự tăng lương giả tạo mà họ vừa nhận được. Người sử dụng lao động cũng có thể phải gánh chịu chi phí cho việc trợ cấp thất nghiệp dưới dạng thuế tỉ lệ với tổng quĩ lương của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, bảo hiểm thất nghiệp làm cho giá nhân công tăng lên và như vậy là làm cho tiền lương cao hơn mức lương tự nhiên: lợi nhuận do người lao động mang lại sẽ giảm và số người lao động có thể được sử dụng cũng sẽ giảm theo. Như vậy nghĩa là số người thất nghiệp sẽ gia tăng, giống như một chiếc lò xo đang dãn ra vậy. Người sử dụng lao động còn có thể bị buộc phải trả chi phí cho việc trợ cấp thất nghiệp thông qua thuế lợi tức hoặc thuế đánh trên đồng vốn, không phụ thuộc vào số người lao động mà họ sử dụng. Nhưng biện pháp này cũng chỉ làm tăng thêm thất nghiệp mà thôi. Vì khi đồng vốn bị thuế khoá làm cho suy kiệt hoặc quá trình hình thành đồng vốn mới ít nhất cũng bị chậm lại thì điều kiện sử dụng lao động ceteris paribus [trong ki những điều kiện khác vẫn giữ nguyên - tiếng Latinh – ND] cũng sẽ không được thuận lợi.

[2] Even if wages were artificially raised (by intervention on the part of the government or by coercion on the part of the trade unions), simultaneously throughout the whole world and in all branches of production, the result would simply be capital consumption and ultimately, as a further consequence of the latter, a still further reduction in wages. I have treated this question in detail in the writings listed in the appendix.

[2] Ngay cả khi mức lương được tăng giả tạo (bởi sự can thiệp về phía chính phủ hoặc bằng cách cưỡng chế về phía công đoàn), đồng thời trên toàn thế giới và trong tất cả các ngành sản xuất, thì kết quả chỉ đơn giản tiêu thụ vốn cuối cùng, như một hệ quả tiếp theo của cái thứ hai, là sự suy giảm tiếp theo về tiền lương. Tôi đã xem xét vấn đề này rất chi tiết trong các bài viết được liệt trong phần phụ lục.

It is obviously futile to attempt to eliminate unemployment by embarking upon a program of public works that would otherwise not have been undertaken. The necessary resources for such projects must be withdrawn by taxes or loans from the application they would otherwise have found. Unemployment in one industry can, in this way, be mitigated only to the extent that it is increased in another.

Rõ ràng là những chương trình có tính xã hội nhằm loại bỏ hiện tượng thất nghiệp là những cố gắng vô ích. Nguồn lực cần cho những dự án như thế phải được lấy từ thuế khoá hoặc vay mượn mà đáng lẽ ra có thể được dùng cho những mục tiêu khác. Bằng cách làm như thế, người ta có thể giảm thất nghiệp trong ngành này nhưng lại làm gia tăng thất nghiệp trong ngành khác .

From whichever side we consider interventionism, it becomes evident that this system leads to a result that its originators and advocates did not intend and that, even from their standpoint, it must appear as a senseless, self-defeating, absurd policy.

Dù nhìn chủ nghĩa can thiệp theo khía cạnh nào thì ta cũng thấy rõ ràng là hệ thống này chỉ dẫn đến những kết quả mà những người tạo ra nó và ủng hộ nó không muốn và thậm chí là theo quan điểm của họ thì đây là chính sách vô nghĩa, thất sách và phi lí.

6. Capitalism: The Only Possible System of Social Organization

6. Chủ nghĩa tư bản: tổ chức xã hội khả thi duy nhất

Every examination of the different conceivable possibilities of organizing society on the basis of the division of labor must always come to the same result: there is only the choice between communal ownership and private ownership of the means of production. All intermediate forms of social organization are unavailing and, in practice, must prove self-defeating. If one further realizes that socialism too is unworkable, then one cannot avoid acknowledging that capitalism is the only feasible system of social organization based on the division of labor. This result of theoretical investigation will not come as a surprise to the historian or the philosopher of history. If capitalism has succeeded in maintaining itself in spite of the enmity it has always encountered from both governments and the masses, if it has not been obliged to make way for other forms of social cooperation that have enjoyed to a much greater extent the sympathies of theoreticians and of practical men of affairs, this is to be attributed only to the fact that no other system of social organization is feasible.

Mỗi một lần suy nghĩ về những phương pháp tổ chức xã hội khác nhau trên cơ sở phân công lao động là nhất định bao giờ ta cũng đi đến cùng một kết luận: chỉ có thể lựa chọn giữa sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Tất cả những hình thức trung gian đều vô tích sự và trên thực tế nhất định sẽ dẫn đến thất bại. Nếu công nhận rằng chủ nghĩa xã hội cũng không thể thực hiện được thì người ta không thể không thú nhận rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống tổ chức duy nhất khả thi đối với xã hội dựa trên cơ sở phân công lao động. Kết quả của công trình nghiên cứu lí thuyết như thế không làm cho nhà sử học hay triết học lịch sử phải ngạc nhiên. Nếu chủ nghĩa tư bản có thể đứng vững mặc cho thái độ thù địch của các chính phủ và của quần chúng, nếu nó không phải nhường đường cho những hình thức hợp tác xã hội được các lí thuyết gia và những người thực dụng ưu ái hơn, thì chỉ là vì không có hình thức tổ chức xã hội nào khác tỏ ra khả thi mà thôi.

Nor is there any further need to explain why it is impossible for us to return to the forms of social and economic organization characteristic of the Middle Ages. Over the whole area now inhabited by the modern nations of Europe the medieval economic system was able to support only a fraction of the number of people who now dwell in that region, and it placed much less in the way of material goods at the disposal of each individual for the provision of his needs than the capitalist form of production supplies men with today. A return to the Middle Ages is out of the question if one is not prepared to reduce the population to a tenth or a twentieth part of its present number and, even further, to oblige every individual to be satisfied with a modicum so small as to be beyond the imagination of modern man.

Chẳng cần phải giải thích vì sao chúng ta không thể quay lại với những hình thức tổ chức kinh tế và xã hội của thời Trung Cổ. Hệ thống kinh tế thời Trung Cổ chỉ có thể nuôi được một phần số người đang sống trên vùng lãnh thổ có người ở ở châu Âu hiện nay, và nó cũng chỉ cung cấp cho mỗi người số lượng hàng hoá ít hơn nhiều so với những gì mà phương pháp sản xuất tư bản hiện nay đang cung cấp. Nếu người ta không sẵn sàng giảm dân số xuống còn một phần mười hoặc một phần mười hai hiện nay và hơn nữa, không buộc mỗi người phải chấp nhận tiêu dùng ít ỏi đến mức người đương thời không thể tưởng tượng nổi thì chẳng nên nói đế chuyện trở lại thời Trung Cổ làm gì.

All the writers who represent the return to the Middle Ages, or, as they put it, to the "new" Middle Ages, as the only social ideal worth striving for reproach the capitalist era above all for its materialistic attitude and mentality. Yet they themselves are much more deeply committed to materialistic views than they believe. For it is nothing, but the crassest materialism to think, as many of these writers do, that after reverting to the forms of political and economic organization characteristic of the Middle Ages, society could still retain all the technological improvements in production created by capitalism and thus preserve the high degree of productivity of human labor that it has attained in the capitalist era.

Tất cả những người cầm bút ủng hộ cho việc quay lại thời Trung Cổ, hay như họ nói là “Tân” Trung Cổ, coi đó là lí tưởng xã hội duy nhất cần phải hướng tới đều là những người phê phán thời đại tư bản trước hết là do thái độ và tâm lí sùng bái vật chất của nó. Nhưng thực ra họ lại là những người sùng bái vật chất hơn là họ tưởng. Nhiều người trong số họ vẫn nghĩ rằng sau khi trở về với hình thức tổ chức kinh tế và chính trị đặc trưng cho thời Trung Cổ thì xã hội vẫn giữ được những tiến bộ về mặt công nghệ và nhờ đó mà vẫn giữ được năng suất lao động cao như thời tư bản chủ nghĩa, đấy không phải là chủ nghĩa duy vật thô lậu nhất hay sao?

The productivity of the capitalist mode of production is the outcome of the capitalist mentality and of the capitalist approach to man and to the satisfaction of man's wants; it is a result of modern technology only in so far as the development of technology must, of necessity, follow from the capitalist mentality. There is scarcely anything so absurd as the fundamental principle of Marx's materialist interpretation of history: "The hand mill made feudal society; the steam mill, capitalist society." It was precisely capitalist society that was needed to create the necessary conditions for the original conception of the steam mill to be developed and put into effect. It was capitalism that created the technology, and not the other way round. But no less absurd is the notion that the technological and material appurtenances of our economy could be preserved even if the intellectual foundations on which they are based were destroyed. Economic activity can no longer be carried on rationally once the prevailing mentality has reverted to traditionalism and faith in authority. The entrepreneur, the catalytic agent, as it were, of the capitalist economy and, concomitantly, also of modern technology, is inconceivable in an environment in which everyone is intent solely on the contemplative life.

Năng suất lao động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là kết quả của tâm lí tư bản và phương pháp tiếp cận theo lối tư bản đối với con người và tiếp cận đối với việc đáp cứng các nhu cầu của con người. Năng suất lao động là kết quả của nền công nghệ hiện đại trong chừng mực khi mà sự phát triển của công nghệ phải xuất phát từ tâm lí tư bản chủ nghĩa. Thật chẳng có gì vô nghĩa lí hơn là nguyên tắc duy vật lịch sử của Marx: “Cối xay bột bằng tay tạo ra chủ nghĩa phong kiến, cối xay bột bằng hơi nước tạo ra chủ nghĩa tư bản”. Chính chủ nghĩa tư bản thấy cần phải tạo ra những điều kiện thiết yếu cho việc phát triển và đưa vào hoạt động máy xay bột bằng hơi nước. Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra nền công nghệ chứ không phải ngược lại. Nhưng quan điểm này cho rằng vẫn có thể giữ được những tiềm năng về công nghệ và vật chất của nền kinh tế ngay cả sau khi nền tảng trí thức mà chúng dựa vào đã bị đập tan. Một khi quay lại với truyền thống và tin vào chính quyền trở thành trạng thái tâm lí giữ thế thượng phong thì không thể nào làm kinh tế một cách hữu lí được. Không thể nào tưởng tượng được một doanh nhân - tức là tác nhân mang tính xúc tác của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và đồng thời cũng là tác nhân của nền công nghệ hiện đại – trong môi trường mà ai ai cũng chỉ muốn sống cuộc đời thiền định.

If one characterizes as unfeasible every system other than that based on private ownership of the means of production, it follows necessarily that private property must be maintained as the basis of social cooperation and association and that every attempt to abolish it must be vigorously combated. It is for this reason that liberalism defends the institution of private property against every attempt to destroy it. When, therefore, people call the liberals apologists for private property, they are completely justified, for the Greek word from which "apologist" is derived means the same as "defender." Of course, it would be better to avoid using the foreign word and to be content to express oneself in plain English. For to many people the expressions "apology" and "apologist" convey the connotation that what is being, defended is unjust.

Nếu cho rằng chỉ có hệ thống dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất là khả thi còn tất cả các hệ thống khác đều bất khả thi thì ta phải rút ra kết luận là phải bảo vệ sở hữu tư nhân, như là cơ sở cho sự hợp tác và liên kết xã hội và phải kiên quyết đấu tranh với mọi cố gắng nhằm loại bỏ nó. Chính vì lí do đó mà chủ nghĩa tự do luôn bảo vệ định chế sở hữu tư nhân, chống lại mọi cố gắng nhằm phá huỷ nó. Vì vậy mà người ta đã hoàn toàn có lí khi gọi người theo trường phái tự do là người biện hộ cho sở hữu tư nhân vì từ biện hộ (apologist) có xuất xứ từ một từ Hi Lạp có nghĩa là người bảo vệ (defender). Dĩ nhiên, tốt hơn hết là nên tránh dùng từ ngoại quốc và chỉ dùng tiếng Anh thuần tuý. Vì đối với nhiều người thì từ biện hộ (apology) và kẻ biện hộ (apologist) thường bao hàm ý là bảo vệ điều không công chính.

Much more important, however, than the rejection of any pejorative suggestion that may be involved in the use of these expressions is the observation that the institution of private property requires no defense, justification, support, or explanation. The continued existence of society depends upon private property, and since men have need of society, they must hold fast to the institution of private property to avoid injuring their own interests as well as the interests of everyone else. For society can continue to exist only on the foundation of private property. Whoever champions the latter champions by the same token the preservation of the social bond that unites mankind, the preservation of culture and civilization. He is an apologist and defender of society, culture, and civilization, and because he desires them as ends, he must also desire and defend the one means that leads to them, namely, private property.

Tuy nhiên quan trọng không phải là bác bỏ những ám chỉ tiêu cực có thể có trong những từ này mà là nhận thức rằng định chế sở hữu nhân không đòi hỏi phải được bảo vệ, được biện hộ, được ủng hộ hay giải thích gì hết. Sự tồn tại của xã hội phụ thuộc vào sở hữu tư nhân và vì con người cần xã hội cho nên muốn tránh làm hại quyền lợi của chính mình và quyền lợi của những người khác thì họ phải bám chặt lấy định chế sở hữu tư nhân. Vì xã hội chỉ có thể tiếp tục tồn tại trên cơ sở sở hữu tư nhân. Người bảo vệ sở hữu tư nhân cũng là người bảo vệ những mối ràng buộc xã hội, gắn bó nhân loại lại với nhau; bảo vệ nền văn hoá và văn minh. Đấy cũng là người bảo vệ, người biện hộ của xã hội, của văn hoá và nền văn minh và vì người đó coi đấy là mục đích của mình nên anh ta cũng bảo vệ phương tiện duy nhất đưa đến những mục đích như thế, nói cụ thể hơn thì đấy chính là sở hữu tư nhân.

To advocate private ownership of the means of production is by no means to maintain that the capitalist social system, based on private property, is perfect. There is no such thing as earthly perfection. Even in the capitalist system something or other, many things, or even everything, may not be exactly to the liking of this or that individual. But it is the only possible social system. One may undertake to modify one or another of its features as long as in doing so one does not affect the essence and foundation of the whole social order, viz., private property. But by and large we must reconcile ourselves to this system because there simply cannot be any other.

Bảo vệ quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất hoàn toàn không có nghĩa là bảo rằng chủ nghĩa tư bản dựa trên sở hữu tư nhân là hệ thống hoàn hảo. Chẳng có gì trên đời là hoàn hảo hết. Ngay cả trong hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng có thứ này thứ khác, nhiều thứ, thậm chí mọi thứ đều không phù hợp với khẩu vị với người này hay người kia. Nhưng đây là hệ thống xã hội khả thi duy nhất. Người ta có thể bắt tay cải tạo một số đặc điểm của nó, nhưng có thể cải tạo nếu không động chạm đến bản chất và nền tảng của toàn thể trật tự xã hội, mà cụ thể là không động đến sở hữu tư nhân. Rút cục lại, chúng ta đành phải chấp nhận hệ thống này vì đơn giản là không có hệ thống nào khác.

In Nature too, much may exist that we do not like. But we cannot change the essential character of natural events. If, for example, someone thinks?and there are some who have maintained as much, that the way in which man ingests his food, digests it, and incorporates it into his body is disgusting, one cannot argue the point with him. One must say to him: There is only this way or starvation. There is no third way. The same is true of property: either-or, either private ownership of the means of production, or hunger and misery for everyone.

Trong tự nhiên có thể có nhiều thứ chúng ta không thích. Nhưng chúng ta không thể thay đổi được bản chất cố hữu của các hiện tượng tư nhiên. Thí dụ, ta không thể nào tranh luận được với người nghĩ rằng ăn, tiêu hoá và đưa chất bổ vào cơ thể là việc đáng tởm – có những người khẳng định như thế. Chỉ có thể nói với anh ta: Không làm thế thì chết đói. Không có cách thứ ba. Sở hữu cũng như thế: “hoặc là-hoặc là” - hoặc là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất hoặc là cảnh đói rét và khốn nạn đối với tất cả mọi người.

The opponents of liberalism are wont to call its economic doctrine "optimistic." They intend this epithet either as a reproach or as a derisive characterization of the liberal way of thinking.

Những người phản đối chủ nghĩa tự do thường gọi học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do là “lạc quan”. Họ coi đấy là một lời phê phán hoặc chế giễu phương pháp tư duy của trường phái tự do.

If by calling the liberal doctrine "optimistic" one means that liberalism considers the capitalist world as the best of all worlds, then this is nothing but pure nonsense. For an ideology based, like that of liberalism, entirely on scientific grounds, such questions as whether the capitalist system is good or bad, whether or not a better one is conceivable, and whether it ought to be rejected on certain philosophic or metaphysical grounds are entirely irrelevant. Liberalism is derived from the pure sciences of economics and sociology, which make no value judgments within their own spheres and say nothing about what ought to be or about what is good and what is bad, but, on the contrary, only ascertain what is and how it comes to be. When these sciences show us that of all the conceivable alternative ways of organizing society only one, viz., the system based on private ownership of the means of production, is capable of being realized, because all other conceivable systems of social organization are unworkable, there is absolutely nothing in this that can justify the designation "optimistic." That capitalism is practicable and workable is a conclusion that has nothing to do with optimism.

Nếu dùng từ “lạc quan” để nói rằng chủ nghĩa tự do coi thế giới tư bản là thế giới tốt nhất có thể có thì đấy là việc làm hoàn toàn vô nghĩa. Đối với hệ tư tưởng được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn khoa học, như chủ nghĩa tự do, thì những câu hỏi đại loại như chủ nghĩa tư bản là tốt hay xấu, có thể có hệ thống tốt hơn hay không, có cần dựa vào cơ sở triết học hay siêu hình học nào đó để vứt bỏ nó hay không, là những câu hỏi hoàn toàn không thích hợp. Chủ nghĩa tự do có xuất xứ từ các môn khoa học thuần tuý là kinh tế học và xã hội học, tức là những môn khoa học không đưa ra những đánh giá chủ quan và không bàn về cái gì nên, cái gì không nên, cái gì tốt, cái gì xấu mà ngược lại, chỉ tìm hiểu những sự kiện có thật và cách chúng xuất hiện mà thôi. Khi những môn khoa học này chỉ cho chúng ta thấy rằng trong tất cả các phương pháp tổ chức xã hội có thể tưởng tượng được thì chỉ có một cách, mà cụ thể là hệ thống dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất là có thể thực hiện được vì tất cả các hệ thống tổ chức xã hội khác đều bất khả thi thì đấy hoàn toàn không có bất cứ thứ gì có thể gọi là “lạc quan” hết. Chủ nghĩa tư bản là khả thi và có thể thực hiện được - kết luận này không liên quan gì đến chủ nghĩa lạc quan.

To be sure, the opponents of liberalism are of the opinion that this society is very bad. As far as this assertion contains a value judgment, it is naturally not open to any discussion that intends to go beyond highly subjective and therefore unscientific opinions. As far, however, as it is founded on an incorrect understanding of what takes place within the capitalist system, economics and sociology can rectify it. This too is not optimism. Entirely aside from everything else, even the discovery of a great many deficiencies in the capitalist system would not have the slightest significance for the problems of social policy as long as it has not been shown, not that a different social system would be better, but that it would be capable of being realized at all. But this has not been done. Science has succeeded in showing that every system of social organization that could be conceived as a substitute for the capitalist system is self-contradictory and unavailing, so that it could not bring about the results aimed at by its proponents.

Chắc chắn là những người phê phán chủ nghĩa tự do cho rằng đấy là một xã hội tồi dở. Vì khẳng định này chứa đứng đánh giá mang tính chủ quan cho nên đương nhiên là không xứng đáng được đem ra thảo luận, đấy là nói một cuộc thảo luận có ý định đi xa hơn những đánh giá mang tính chủ quan và vì vậy mà không khoa học. Nhưng vì lời khẳng định này đặt căn bản trên nhận thức sai lầm về những hiện tượng diễn ra trong hệ thống tư bản chủ nghĩa cho nên kinh tế học và xã hội học có thể uốn nắn được. Nhưng đây cũng không phải là chủ nghĩa lạc quan. Dù có rất nhiều vấn đề, dù hệ thống tư bản chủ nghĩa có rất nhiều khuyết tật thì điều đó cũng chẳng có giá trị gì trước những vấn đề chính sách xã hội nếu người ta không chứng minh được rằng hệ thống xã hội khác không những tốt hơn, mà quan trọng nhất là có thể thực hiện được. Nhưng không ai làm được điều đó. Khoa học đã chứng minh được rằng tất cả những hệ thống xã hội thay thế cho hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ta có thể tưởng tượng được đều chứa trong lòng nó những mâu thuẫn nội tại và không có tương lai cho nên không thể đưa đến những kết quả mà những người ủng hộ chúng kì vọng.

How little one is justified in speaking in this connection of "optimism" and "pessimism" and how much the characterization of liberalism as "optimistic" aims at surrounding it with an unfavorable aura by bringing in extrascientific, emotional considerations is best shown by the fact that one can, with as much justice, call those people "optimists" who are convinced that the construction of a socialist or of an interventionist commonwealth would be practicable.

Chẳng có mấy lí do để nói đến “chủ nghĩa lạc quan” hay “chủ nghĩa bi quan” trong chuyện này hết và việc gắn nhãn hiệu “lạc quan” lên chủ nghĩa tự do chỉ nhằm mục đích làm cho nó bị mang tiếng oan bằng cách đưa ra những nhận định cảm tính, thiếu khoa học. Người ta cũng có thể gọi những người tin vào khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa can thiệp là “lạc quan” với cùng lí do như thế.

Most of the writers who concern themselves with economic questions never miss an opportunity to heap senseless and childish abuse on the capitalist system and to praise in enthusiastic terms either socialism or interventionism, or even agrarian socialism and syndicalism, as excellent institutions. On the other hand, there have been a few writers who, even if in much milder terms, have sung the praises of the capitalist system. One may, if one wishes, call these writers "optimists." But if one does so, then one would be a thousand times more justified in calling the antiliberal writers "hyperoptimists" of socialism, interventionism, agrarian socialism, and syndicalism. The fact that this does not happen, but that, instead, only liberal writers like Bastiat are called "optimists," shows clearly that in these cases what we are dealing with is not an attempt at a truly scientific classification, but nothing more than a partisan caricature.

Đa số những người cầm bút viết về các vấn đề kinh tế đều không bỏ lỡ dịp tung lên đầu lên cổ hệ thống tư bản chủ nghĩa những lời xỉ vả vô nghĩa và trẻ con và ca ngợi hết lời chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa can thiệp, thậm chí cả chủ nghĩa xã hội nông nghiệp hay chủ nghĩa công đoàn, coi đấy là những định chế tuyệt đích nữa. Mặt khác, có rất ít người cầm bút ca tụng hệ thống tư bản, dù chỉ bằng những lời lẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Nếu muốn, người ta có thể gọi những người cầm bút đó là “lạc quan”. Nhưng nếu làm như thế thì người ta còn có hàng ngàn lí do để gọi những người cầm bút theo trường phái bài tự do là “siêu lạc quan” về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa can thiệp, chủ nghĩa xã hội nông nghiệp và chủ nghĩa công đoàn nữa. Nhưng điều đó đã không xảy ra và sự kiện là người ta chỉ gọi những người như Bastiat là “lạc quan” chứng tỏ rằng đây không phải là sự phân loại mang tính khoa học mà chỉ là sự chế giễu mang tính phe phái mà thôi.

What liberalism maintains is, we repeat, by no means that capitalism is good when considered from some particular point of view. What it says is simply that for the attainment of the ends that men have in mind only the capitalist system is suitable and that every attempt to realize a socialist, interventionist, agrarian socialist, or syndicalist society must necessarily prove unsuccessful. Neurotics who could not bear this truth have called economics a dismal science. But economics and sociology are no more dismal because they show us the world as it really is than the other sciences are?mechanics, for instance, because it teaches the impracticability of perpetual motion, or biology because it teaches us the mortality of all living things.

Xin nhắc lại, chủ nghĩa tự do không khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản là tốt, nếu nhìn từ một quan điểm cụ thể nào đó. Chủ nghĩa tự do chỉ nói rằng chỉ có hệ thống tư bản mới dẫn người ta đến những mục tiêu mà người ta đang nghĩ trong đầu, và tất cả những cố gắng nhằm hiện thực hoá chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa can thiệp, chủ nghĩa xã hội nông nghiệp, xã hội theo lối công đoàn, chắc chắn đều chỉ dẫn đến thất bại. Những người nóng nảy, không thể chấp nhận được sự thật này, thường gọi kinh tế học là khoa học tăm tối. Nhưng kinh tế học và xã hội học là những môn khoa học chỉ cho chúng ta thấy hiện thực như nó vốn là, chúng không hể tăm tối hơn các môn khoa học khác, thí dụ như môn cơ khí, là môn chỉ chứng minh cho chúng ta thấy rằng không thể có động cơ vĩnh cửu hay môn sinh vật, là môn dạy chúng ta biết rằng mọi sinh vật đều sẽ chết.

7. Cartels, Monopolies, and Liberalism

7. Các tập đoàn kinh tế, tập đoàn độc quyền, và chủ nghĩa tự do

The opponents of liberalism assert that the necessary preconditions for the adoption of the liberal program no longer exist in the contemporary world. Liberalism was still practicable when many concerns of medium size were engaged in keen competition in each industry. Nowadays, since trusts, cartels, and other monopolistic enterprises are in complete control of the market, liberalism is as good as done for in any case. It is not politics that has destroyed it, but a tendency inherent in the inexorable evolution of the system of free enterprise.

Những người phản đối chủ nghĩa tự do khẳng định rằng trong thế giới ngày nay không còn những điều kiện tiên quyết nhằm thực thi cương lĩnh của chủ nghĩa tự do nữa. Chủ nghĩa tự do đã từng khả thi, đấy là khi mà trong mỗi lĩnh vực sản xuất đều có rất nhiều công ty trung bình, cạnh tranh quyết liệt với nhau. Còn hiện nay, vì các tập đoàn kinh tế lớn và các công ty độc quyền đã kiểm soát toàn bộ thị trường cho nên chủ nghĩa tự do không còn đất dụng võ nữa. Không phải các chính trị gia mà chính là xu hướng phát triển không gì có thể ngăn chặn được của hệ thống tự do kinh doanh đã giết nó.

The division of labor gives a specialized function to each productive unit in the economy. This process never stops as long as economic development continues. We long ago passed the stage at which the same factory produced all types of machines. Today a machine factory that does not limit itself exclusively to the production of certain types of machinery is no longer able to meet competition. With the progress of specialization, the area served by an individual supplier must continue to widen. The market supplied by a textile mill that produces only a few kinds of fabrics must be larger than that served by a weaver who weaves every kind of cloth.

Quá trình phân công lao động đã tạo cho mỗi đơn vị sản xuất một chức năng riêng biệt. Sản xuất còn phát triển thì quá trình này sẽ không bao giờ ngưng. Chúng ta đã bỏ qua giai đoạn khi một nhà máy sản xuất tất cả máy móc từ lâu rồi. Hiện nay nhà máy chế tạo máy mà không chuyên sản xuất một số loại máy móc nhất định thì không thể nào cạnh tranh nổi. Cùng với việc chuyên môn hoá, lĩnh vực phục vụ của một người cung cấp riêng biệt sẽ phải tiếp tục mở rộng mãi lên. Thị trường do một nhà máy dệt chuyên sản xuất một vài loại vải phải rộng hơn là thị trường được cung ứng bởi một người thợ dệt làm ra tất cả các loại vải.

Undoubtedly this progressive specialization of production tends toward the development in every field of enterprises that have the whole world for their market. If this development is not opposed by protectionist and other anticapitalist measures, the result will be that in every branch of production there will be a relatively small number of concerns, or even only a single concern, intent on producing with the highest degree of specialization and on supplying the whole world.

Không nghi ngờ gì rằng quá trình chuyên môn hoá sản xuất sẽ diễn ra trong tất cả các loại hình xí nghiệp có thị trường trên toàn thế giới. Nếu quá trình phát triển này không bị chủ nghĩa bảo hộ và những biện pháp bài tư bản khác cản trở thì kết quả sẽ là trong mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ chỉ còn một ít công ty, thậm chí một công ty chuyên sản xuất với mức độ chuyên nghiệp hoá cực kì cao và cung cấp cho toàn thế giới.

Today, of course, we are very far from this state of affairs, since the policy of all governments aims at snipping off from the unity of the world economy small areas in which, under the protection of tariffs and other measures designed to achieve the same result, enterprises that would no longer be able to meet competition on the free world market are artificially preserved or even first called into being. Apart from considerations of commercial policy, measures of this kind, which are directed against the concentration of business, are defended on the ground that they alone have prevented the consumers from being exploited by monopolistic combinations of producers.

Hiện nay, dĩ nhiên là đấy còn là điều xa lạ với chúng ta vì tất cả các chính phủ đều thi hành chính sách nhằm cắt nền kinh tế thế giới thành những mảnh nhỏ, trong đó, bằng những loại thuế xuất nhập khẩu và những biện pháp bảo trợ khác, người ta cố tình giữ lại hoặc thành lập mới những công ty không thể cạnh tranh nổi trên thị trường tự do. Người ta cho rằng những chính sách nhằm chống lại việc tập trung hoá năng lực sản xuất như thế là nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự bóc lột của những tổ hợp độc quyền.

In order to assess the validity of this argument, we shall assume that the division of labor throughout the whole world has already advanced so far that the production of every article offered for sale is concentrated in a single concern, so that the consumer, in his capacity as a buyer, is always confronted with only a single seller. Under such conditions, according to an ill-considered economic doctrine, the producers would be in a position to keep prices pegged as high as they wished, to realize exorbitant profits, and thereby to worsen considerably the standard of living of the consumers. It is not difficult to see that this idea is completely mistaken. Monopoly prices, if they are not made possible by certain acts of intervention on the part of the government, can be lastingly exacted only on the basis of control over mineral and other natural resources. An isolated monopoly in manufacturing that yielded greater profits than those yielded elsewhere would stimulate the formation of rival firms whose competition would break the monopoly and restore prices and profits to the general rate.

Để xem xét giá trị của luận điểm này ta sẽ giả sử rằng việc phân công lao động trên thế giới đã tiến xa đến mức việc sản xuất mỗi một mặt hàng đều tập trung trong tay một hãng duy nhất và người tiêu dùng, với tư cách là người mua bao giờ cũng phải đối mặt với một người bán hàng duy nhất. Trong những điều kiện như thế, nếu theo lí thuyết kinh tế thiếu cân nhắc thì người sản xuất sẽ có thể treo giá thật cao để được lợi nhuận khổng lồ và như vậy là làm giảm đáng kể mức sống của người tiêu dùng. Dễ dàng nhận thấy rằng đây là ý tưởng hoàn toàn sai lầm. Giá cả độc quyền, nếu đấy không phải là do những hành động can thiệp của chính phủ, chỉ có thể giữ được nếu kiểm soát được các loại khoáng sản và những nguồn lực cần thiết khác. Lợi tức của một công ty sản xuất độc quyền riêng biệt mà lớn hơn lợi tức của các công ty khác thì chắc chắn sẽ thúc đẩy sự hình thành các công ty cạnh tranh, và cạnh tranh là nhằm loại bỏ thế độc quyền và đưa giá và lợi tức về tiêu chuẩn chung.

Monopolies in manufacturing industries cannot, however, become general, since at every given level of wealth in an economy the total quantity of capital invested and of available labor employed in production?and consequently also the amount of the social product?is a given magnitude. In any particular branch of production, or in several, the amount of capital and labor employed could be reduced in order to increase the price per unit and the aggregate profit of the monopolist or monopolists by curtailing production. The capital and labor thereby freed would then flow into another industry. If, however, all industries attempt to curtail production in order to realize higher prices, they forthwith free labor and capital which, because they are offered at lower rates, will provide a strong stimulus to the formation of new enterprises that must again destroy the monopolistic position of the others. The idea of a universal cartel and monopoly of the manufacturing industry is therefore completely untenable.

Tuy nhiên các công ty độc quyền trong các lĩnh vực sản xuất không thể trở thành hiện tượng đại trà được vì ở mỗi trình độ phát triển của nền kinh tế số vốn được đầu tư và số lao động tham gia vào sản xuất – và kết quả là số sản phẩm xã hội – là đại lượng cho trước. Có thể giảm vốn đầu tư và lao động tham gia sản xuất trong một hay một số lĩnh vực sản xuất nhằm làm gia tăng giá bán trên một đơn vị sản phẩm và lợi nhuận gộp của một nhà độc quyền hay một số nhà độc quyền bằng cách cắt bớt sản lượng. Vốn và lao động được giải phóng sẽ chảy vào các lĩnh vực sản xuất khác. Nhưng nếu tất cả các ngành đều tìm cách cắt giảm sản xuất để bán được giá cao hơn thì số vốn và lao động được giải phóng sẽ được cung ứng với giá thấp hơn và sẽ tạo ra động lực cho việc hình thành những xí nghiệp sản xuất mới, những xí nghiệp này sẽ đập tan vị thế độc quyền của các xí nghiệp khác. Đấy là lí do vì sao ý tưởng về những tập đoàn hay công ty độc quyền bao trùm lên tất cả là ý tưởng không thể nào đứng vững được.

Genuine monopolies can be established only by control of land or mineral resources. The notion that all the arable land on earth could be consolidated into a single world monopoly needs no further discussion; the only monopolies that we shall consider here are those originating in the control of useful minerals. Monopolies of this kind do, in fact, already exist in the case of a few minerals of minor importance, and it is at any rate conceivable that attempts to monopolize other minerals as well may some day prove successful. This would mean that the owners of such mines and quarries would derive an increased ground rent from them and that the consumers would restrict consumption and look for substitutes for the materials that had become more expensive. A world petroleum monopoly would lead to an increased demand for hydroelectric power, coal, etc. From the standpoint of world economy and sub specie aeternitatis, this would mean that we would have to be more sparing than we otherwise would have been in our use of those costly materials that we can only exhaust, but cannot replace, and thus leave more of them for future generations than would have been the case in an economy free of monopolies.

Các công ty độc quyền thật sự chỉ có thể được hình thành bằng cách kiểm soát đất đai và tài nguyên. Quan điểm cho rằng tất cả đất canh tác trên hành tinh này đều có thể tập trung vào tay một công ty độc quyền duy nhất chẳng đáng được đem ra bàn thảo. Chúng ta sẽ chỉ xem xét những công ty độc quyền hình thành do kiểm soát được những cơ sở khai khoáng. Trên thực tế đã có những công ty độc quyền kiểu đó, đấy là những công ty khai thác một số khoáng sản không quan trọng lắm và những cố gắng nhằm giành độc quyền khai thác các loại khoáng sản khác cũng có thể sẽ đem lại thành công trong tương lai. Điều đó có nghĩa là chủ nhân của những khu mỏ và những khu vực khai thác đó sẽ nhận được giá thuê đất cao hơn, còn người tiêu dùng thì giảm tiêu thụ và sẽ tìm những vật liệu thay thế cho những loại vật liệu đã trở nên đắt đỏ. Công ty độc quyền toàn cầu trong lĩnh vực dầu mỏ sẽ dẫn đến gia tăng nhu cầu đối với thuỷ điện và than đá ..v.v.. Từ quan điểm của nền kinh tế thế giới cũng như sub specie aeternitatis [từ quan điểm của vĩnh cửu -tiếng Latinh – ND], điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng những loại nguyên liệu đắt tiền một cách tiết kiệm hơn và như thế là sẽ để lại cho các thế hệ tương lai nhiều hơn là trong nền kinh tế thiếu vắng độc quyền.

The bugbear of monopoly, which is always conjured up when one speaks of the unhampered development of the economy, need cause us no disquiet. The world monopolies that are really feasible could concern only a few items of primary production. Whether their effect is favorable or unfavorable cannot be so easily decided. In the eyes of those who, in treating economic problems, are unable to free themselves from feelings of envy, these monopolies appear as pernicious from the very fact that they yield their owners increased profits. Whoever approaches the question without prepossessions will find that such monopolies lead to a more sparing use of those mineral resources that are at man's disposal only in a rather limited quantity. If one really envies the monopolist his profit, one can, without danger and without having to expect any harmful economic consequences, have it pass into the public coffers by taxing the income from the mines.

Con ngáo ộp độc quyền, thường xuất hiện trong tâm trí mỗi khi người ta nói tới sự phát triển kinh tế một cách tự do, không phải là điều đáng lo. Các công ty độc quyền toàn cầu chỉ có thể thực sự khả thi đối với một vài sản phẩm thuộc ngành khai khoáng. Chưa thể nói được là hậu quả sẽ tốt hay xấu. Đối với những người trong khi xem xét những vấn đề kinh tế nhưng vẫn chưa giải thoát khỏi cảm giác đố kị thì những công ty độc quyền này được coi là có hại vì mang lại cho chủ nhân của chúng lợi nhuận quá cao. Còn những người tiếp cận với vấn đề mà không có thái độ chấp trước thì sẽ thấy rằng các công ty này buộc người ta phải sử dụng một cách tiết kiệm những nguồn nguyên liệu hạn chế mà con người đang nắm trong tay. Nếu thực sự có thái độ đố kị đối với lợi tức của nhà tư bản độc quyền thì người ta có thể đánh thuế thu nhập từ những mỏ đó và đưa vào ngân quĩ quốc gia, đấy là cách làm an toàn và không sợ có những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế.

In contradistinction to these world monopolies are the national and international monopolies, which are of practical importance today precisely because they do not originate in any natural evolutionary tendency on the part of the economic system when it is left to itself, but are the product of antiliberal economic policies. Attempts to secure a monopolistic position in regard to certain articles are in almost all cases feasible only because tariffs have divided the world market up into small national markets. Besides these, the only other cartels of any consequence are those which the owners of certain natural resources are able to form because the high cost of transportation protects them against the competition of producers from other areas in the narrow compass of their own locality.

Khác với các công ty độc quyền toàn cầu vừa nói, đã có các công ty độc quyền trên bình diện quốc gia và quốc tế. Hiện nay đấy là những công ty đáng quan tâm vì chúng không xuất phát từ xu hướng phát triển tự nhiên của hệ thống kinh tế, khi hệ thống này được hoạt động một cách tự chủ, mà là sản phẩm của những chính sách kinh tế bài tự do. Những cố gắng nhằm bảo đảm địa vị độc quyền đối với một số mặt hàng trong tất cả các trường hợp chỉ có thể trở thành khả thi vì mức thuế xuất nhập khẩu cao, có tác dụng chia cắt thị trường thế giới thành những thị trường quốc gia nhỏ bé. Ngoài những công ty này, chỉ còn những tập đoàn do các ông chủ nắm được một số nguồn lực tự nhiên mà chi phí vận tải cao giúp ngăn chặn được sự cạnh tranh của các công ty từ những khu vực khác là đáng quan tâm mả thôi.

It is a fundamental error, in judging the consequences of trusts, cartels, and enterprises supplying a market with one article alone, to speak of "control" of the market and of "price dictation" by the monopolist. The monopolist does not exercise any control, nor is he in a position to dictate prices. One could speak of control of the market or of price dictation only if the article in question were, in the strictest and most literal sense of the word, necessary for existence and absolutely irreplaceable by any substitute. This is evidently not true of any commodity. There is no economic good whose possession is indispensable to the existence of those prepared to purchase it on the market.

Bàn về hậu quả của các tập đoàn, các tổng công ty hay xí nghiệp chuyên cung cấp cho thị trường một loại hàng hoá nào đó mà nói rằng công ty độc quyền “kiểm soát” thị trường hay “áp đặt” giá cả là sai lầm căn bản. Công ty độc quyền không kiểm soát, nó cũng chẳng có khả năng áp đặt giá cả. Ta chỉ có thể nói đến kiểm soát thị trường hay áp đặt giá cả cho một mặt hàng nếu đấy là loại hàng hoá cực kì cần thiết, theo đúng nghĩa đen của từ này, đối với người tiêu dùng và hoàn toàn không thể thay thế được bằng bất cứ món hàng nào khác. Điều này rõ ràng là không đúng đối với bất cứ loại hàng hoá nào. Chẳng có loại hàng hoá nào lại có thể có ý nghĩa sống còn đối với những người sẵn sàng mua nó trên thị trường.

What distinguishes the formation of a monopoly price from the formation of a competitive price is the fact that, under certain very special conditions, it is possible for the monopolist to reap a greater profit from the sale of a smaller quantity at a higher price (which we call the monopoly price) than by selling at the price that the market would determine if more sellers were in competition (the competitive price). The special condition required for the emergence of a monopoly price is that the reaction of the consumers to a price increase does not involve a falling off of demand so sharp as to preclude a greater total profit from fewer sales at higher prices. If it is actually possible to achieve a monopolistic position in the market and to use it to realize monopoly prices, then profits higher than average will be yielded in the branch of industry concerned.

Việc hình thành giá cả độc quyền khác với việc hình thành giá cạnh tranh là ở chỗ: trong những điều kiện rất đặc biệt, công ty độc quyền có thể thu được lợi nhuận lớn hơn nhờ bán một số lượng hàng hoá ít hơn với giá cao hơn (chúng ta gọi đấy là giá cả độc quyền) là bán với giá mà thị trường sẽ quyết định, nếu có nhiều người bán hơn tham gia cạnh tranh (ta gọi đấy là giá cạnh tranh). Giá độc quyền chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện đặc biệt: giá tăng nhưng cầu không giảm mạnh đến mức có thể ngăn chặn được lợi nhuận ròng quá cao từ việc bán ít hàng hơn với giá cao hơn. Nếu quả thật người ta có thể giành được vị trí độc quyền trên thương trường và sử dụng nó để tạo ra giá cả độc quyền thì lợi tức trong lĩnh vực này sẽ cao hơn lợi tức trung bình.

It may be that, in spite of these higher profits, new enterprises of the same kind are not undertaken because of the fear that, after reducing the monopoly price to the competitive price, they will not prove correspondingly profitable. One must, nevertheless, take into account the possibility that related industries, which are in a position to enter into production of the cartelized article at a relatively small cost, may appear as competitors; and, in any case, industries producing substitute commodities will be immediately at hand to avail themselves of the favorable circumstances for expanding their own production. All these factors make it extraordinarily rare for a monopoly to arise in a manufacturing industry that is not based on monopolistic control of particular raw materials. Where such monopolies do occur, they are always made possible only by certain legislative measures, such as patents and similar privileges, tariff regulations, tax laws, and the licensing system. A few decades ago people used to speak of a transportation monopoly. To what extent this monopoly was based on the licensing system remains uncertain. Today people generally do not bother much about it. The automobile and the airplane have become dangerous competitors of the railroads. But even before the appearance of these competitors the possibility of using waterways already set a definite limit to the rates that the railroads could venture to charge for their services on several lines.

Có thể xảy ra hiện tượng là mặc dù lợi tức cao như thế nhưng vẫn không xuất hiện các xí nghiệp mới cùng loại bởi vì người ta sợ rằng sau khi giá giảm từ độc quyền xuống cạnh tranh thì các xí nghiệp này sẽ không đem lại lợi nhuận tương xứng. Tuy nhiên người ta phải tính đến khả năng là những ngành có liên quan có thể nhảy vào sản xuất món hàng do một công ty nào đó nắm độc quyền với giá tương đối thấp và trở thành những hãng cạnh tranh. Và, dù thế nào đi nữa thì những ngành sản xuất các món hàng thay thế cũng sẽ lợi dụng những hoàn cảnh thuận lợi như thế nhằm mở rộng sản xuất của chính mình. Tất cả những tác nhân như thế làm cho một công ty không nắm được độc quyền kiểm soát những loại nguyên liệu thô đặc thù trở thành công ty độc quyền trong một lĩnh vực sản xuất là chuyện khó có thể xảy ra. Những công ty như thế chỉ có thể xuất hiện nhờ những biện pháp hành chính như bằng sáng chế, thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về thuế khoá, môn bài và những ưu tiên ưu đãi khác, hoặc những ưu tiên ưu đãi tương tự khác. Mấy chục năm trước người ta thường nói tới độc quyền trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hệ thống môn bài có tác dụng tới mức độ nào đối với sự độc quyền trong lĩnh vực này vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Hiện nay nói chung người ta đã không còn lo lắng nhiều về vấn đề này nữa. Ô tô và máy bay đã trở thành những phương tiện cạnh tranh đầy thách thức đối với ngành đường sắt. Nhưng ngay cả trước khi các phương tiện đó xuất hiện thì việc sử dụng đường thuỷ cũng đã đặt ra mức trần đối với giá vé mà đường sắt có thể thu trên một số tuyến đường rồi.

It is not only a gross exaggeration, but a misunderstanding of the facts, to speak, as one commonly does today, of the formation of monopolies as having eliminated an essential prerequisite for the realization of the liberal ideal of a capitalist society. Twist and turn the monopoly problem as one may, one always comes back to the fact that monopoly prices are possible only where there is control over natural resources of a particular kind or where legislative enactment's and their administration create the necessary conditions for the formation of monopolies. In the unhampered development of the economy, with the exception of mining and related branches of production, there is no tendency toward the exclusion of competition. The objection commonly raised against liberalism that the conditions of competition as they existed at the time when classical economics and liberal ideas were first developed no longer prevail is in no way justified. Only a few liberal demands (viz., free trade within and between nations) need to be realized in order to re-establish these conditions.

Quan điểm của nhiều người hiện nay cho rằng các công ty độc quyền sẽ giết chết những điều kiện tiên quyết cho việc thực thi lí tưởng tư do của chủ nghĩa tư bản chẳng những là một sự thổi phồng quá đáng mà còn là sự thiếu hiểu biết thực tế nữa. Dù có xuyên tạc và vặn vẹo vấn đề độc quyền như thế nào thì chúng ta vẫn luôn luôn đi đến kết luận rằng giá cả độc quyền chỉ có thể xảy ra nếu người ta kiểm soát được những nguồn lực tự nhiên đặc chủng nào đó hoặc những qui định của pháp luật và bộ máy hành chính tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Nếu kinh tế được phát triển một cách tự do thì, ngoại trừ ngành khai khoáng và một vài lĩnh vực có liên quan, xu hướng cản trở cạnh tranh sẽ không có đất sống. Ý kiến thường được người ta đưa ra nhằm chống lại chủ nghĩa tự do là những điều kiện cạnh tranh từng tồn tại trong thời kì khi mà nền kinh tế học cổ điển và ý tưởng tự do vừa mới xuất hiện đã không còn giữ thế thượng phong nữa là ý kiến hoàn toàn không đúng. Muốn tái lập những điều kiện đó thì chỉ cần thực hiện một vài yêu cầu của chủ nghĩa tự do, mà cụ thể là: tự do thương mại trong từng nước và giữa các nước với nhau.

8. Bureaucratization

There is yet another sense in which it is commonly said that the necessary conditions for the realization of the liberal ideal of society no longer obtain today. In the big businesses made necessary by progress in the division of labor, the personnel employed must increase more and more. These enterprises must, therefore, in their conduct of business, become ever more like the government bureaucracy that the liberals in particular have made the target of their criticism. From day to day they become more cumbersome and less open to innovations. The selection of personnel for executive positions is no longer made on the basis of demonstrated proficiency on the job, but in accordance with purely formal criteria, such as educational background or seniority, and often just as a result of personal favoritism. Thus the distinctive feature of private, as opposed to public, enterprise finally disappears. If it was still justifiable in the age of classical liberalism to oppose government ownership on the ground that it paralyzes all free initiative and kills the joy of labor, it is no longer so today when private enterprises are carried on no less bureaucratically, pedantically, and formalistically than those that are publicly owned and operated.

8. Quan liêu hoá

Người ta cũng thường nói rằng điều kiện cần cho việc thực thi lí tưởng tự do của xã hội đã không còn trong một khía cạnh nữa. Trong những doanh nghiệp lớn, càng ngày càng có nhiều lao động hơn; đấy là hiện tượng tất yếu do sự tiến bộ của quá trình phân công lao động tạo ra. Nghĩa là trong quá trình làm việc các doanh nghiệp này sẽ càng ngày càng giống như bộ máy quan liêu của chính phủ, một bộ máy mà những người theo trường phái tự do coi là đối tượng phê phán của mình. Càng ngày bộ máy càng trở thành cồng kềnh hơn và ít cởi mở hơn đối với sáng kiến. Việc lựa chọn người lên các vị trí lãnh đạo sẽ không còn được thực hiện trên cơ sở khả năng chuyên môn, được thể hiện trong công việc, mà sẽ tuân theo những tiêu chí hoàn toàn mang tính hình thức như trình độ học vấn hoặc thâm niên công tác và nhiều khi chỉ là kết quả của sự thiên vị. Như vậy nghĩa là, cuối cùng thì đặc điểm nổi bật, phân biệt giữa xí nghiệp tư nhân với xí nghiệp nhà nước đã biến mất. Nếu trong thời đại của chủ nghĩa tự do cổ điển việc phản đối sở hữu nhà nước dựa trên cơ sở là nó làm tê liệt tất cả các sáng kiến và giết chết niềm vui trong lao động còn có lí thì hiện nay, khi doanh nghiệp tư nhân cũng quan liêu không kém, mô phạm không kém và hình thức không kém doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, điều đó đã không còn đúng nữa.

In order to be able to assess the validity of these objections, one must first be clear as to what is really to be understood by bureaucracy and the bureaucratic conduct of business, and just how these are distinguished from commercial enterprise and the commercial conduct of business. The opposition between the commercial and the bureaucratic mentality is the counterpart in the intellectual realm of the opposition between capitalism?private ownership of the means of production?and socialism?communal ownership of the means of production. Whoever has factors of production at his disposal, whether his own or those lent to him by their owners in return for some compensation, must always be careful to employ them in such a way as to satisfy those needs of society that, under the given circumstances, are the most urgent. If he does not do this, he will operate at a loss and will find himself at first under the necessity of curtailing his activity as owner and entrepreneur and ultimately ousted from that position altogether. He ceases to be the one or the other and has to fall back into the ranks of those who have only their labor to sell and who do not have the responsibility of guiding production into those channels that, from the point of view of the consumers, are the right ones.

Muốn biết giá trị của những ý kiến phản bác như thế, trước hết ta phải làm rõ bộ máy quan liêu và giải quyết công việc theo lối quan liêu thực chất là gì và chúng khác với công ty kinh doanh và công việc kinh doanh của doanh nghiệp ở chỗ nào. Sự đối lập giữa tâm lí kinh doanh và tâm lí quan liêu cũng chính là mâu thuẫn trong lĩnh vực trí tuệ giữa chủ nghĩa tư bản - sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất – và chủ nghĩa xã hội - sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Người nào nắm trong tay nhân tố sản xuất, dù đấy là của anh ta hay do anh thuê của người khác, cũng phải luôn luôn tìm cách sử dụng chúng sao cho có thể đáp ứng được những nhu cầu, mà trong hoàn cảnh đã cho, được coi là khẩn thiết nhất của xã hội. Nếu không làm như thế, anh ta sẽ bị lỗ và trước tiên là, như một người chủ và một doanh nhân, anh ta phải giảm bớt hoạt động và cuối cùng là bị đẩy ra khỏi thương trường. Anh ta sẽ không còn là chủ, cũng chẳng còn là doanh nhân nữa, anh ta sẽ trở về hàng ngũ của những người chỉ còn một thứ để bán, đấy là sức lao động. Anh ta cũng không còn trách nhiệm lèo lái sản xuất vào những hướng mà theo quan điểm của người tiêu dùng là đúng đắn nữa.

In the calculation of profits and losses, which constitutes the whole sum and substance of the businessman's bookkeeping and accounting, entrepreneurs and capitalists possess a method that enables them to check, with the greatest attainable exactitude, every step in their procedure down to the smallest detail and, where possible, to see what effect each individual transaction in the conduct of their operations will have on the total outcome of the enterprise. Monetary calculation and cost accounting constitute the most important intellectual tool of the capitalist entrepreneur, and it was no one less than Goethe who pronounced the system of double-entry bookkeeping "one of the finest inventions of the human mind." Goethe could say this because he was free from the resentment that the petty literati always foster against the businessman. It is they that form the chorus whose constant refrain is that monetary calculation and concern with profit and loss are the most shameful of sins.

Tính toán lời lỗ, tức là công việc kế toán và sổ sách - giúp cho doanh nhân và nhà tư sản kiểm tra mỗi bước đi với những chi tiết nhỏ nhặt nhất, bằng độ chính xác cao nhất, và nhìn thấy hiệu ứng của mỗi thương vụ đối với kết quả tổng hợp của doanh nghiệp. Tính toán tiền nong và hạch toán giá thành là công cụ trí thức quan trọng nhất của doanh nhân tư sản và chính Goethe chứ không phải ai khác đã tuyên bố rằng hệ thống kế toán kép là “một trong những phát minh tuyệt vời nhất của trí tuệ của con người”. Goethe có thể nói như thế vì ông không có thái độ ghen tị đối với doanh nhân như những người cầm bút nhỏ nhen khác. Nhưng chính những người này lại tạo thành dàn đồng ca suốt ngày gào lên rằng thường xuyên tính toán và lo lắng về lời lỗ là tội lỗi nhục nhã nhất.

Monetary calculation, bookkeeping, and statistics on sales and operations make it possible for even the biggest and most complex business concerns to make an exact check on the results achieved in every single department and thereby to form a judgment on the extent to which the head of each department has contributed to the total success of the enterprise. Thus, a reliable guide is provided for determining the treatment to be accorded to the managers of the various departments. One can know what they are worth and how much they are to be paid. Advancement to higher and more responsible positions is by way of unquestionably demonstrated success in a more circumscribed sphere of action. And just as one is able to check on the activity of the manager of each department by means of cost accounting, so one can also scrutinize the activity of the enterprise in every single field of its over-all operation, as well as the effects of certain organizational and similar measures.

Tính toán tiền nong, kế toán và thống kê số hàng sản xuất và bán được cho phép ngay cả các doanh nghiệp lớn nhất và phức tạp nhất kiểm soát một cách chính xác kết quả công việc của từng bộ phận và bằng cách đó hình thành nhận định về mức độ đóng góp của người đứng đầu mỗi bộ phận đối với thành tích chung của doanh nghiệp. Đấy là kim chỉ nam đáng tin cậy trong việc xác định thái độ đối với người lãnh đạo những bộ phận khác nhau. Ta có thể biết giá trị của họ và mức lương phải trả cho họ. Việc thăng tiến lên những vị trí cao hơn và có trách nhiệm hơn là do kết quả đã được thể hiện trên những vị trí thấp hơn. Khi có thể dùng hạch toán giá thành để kiểm tra được hoạt động của người lãnh đạo từng bộ phận thì ta có thể theo dõi một cách kĩ lưỡng hoạt động của doanh nghiệp trên từng lĩnh vực cũng như hiệu quả của những biện pháp tổ chức cụ thể và những biện pháp khác.

There are, to be sure, limits to this exact control. One cannot determine the success or failure of the activity of each individual within a department as one can that of its manager. There are, besides, departments whose contribution to the total output cannot be comprehended by means of calculation: what a research department, a legal bureau, a secretariat, a statistical service, etc., accomplishes cannot be ascertained in the same way as, for instance, the performance of a particular sales or production department. The former may be quite safely left to the approximate estimation of the person in charge of the department, and the latter to that of the general manager of the concern; for conditions can be seen with relative clarity and those who are called upon to make these judgments (both the general management and that of the various departments) have a personal interest in their correctness, as their own incomes are affected by the productivity of the operations of which they are in charge.

Dĩ nhiên là mức độ chính xác của việc kiểm soát không phải là vô giới hạn. Khác với việc đánh giá người lãnh đạo, ta không thể xác định được thành công hay thất bại của từng người trong mỗi bộ phận. Ngoài ra, phương pháp tính toán cũng không xác định được đóng góp của một số bộ phận vào thành quả chung: không thể đánh giá những việc mà bộ phận nghiên cứu, phòng luật, ban thư kí, phòng thống kê ..v.v.. làm được theo cách, thí dụ như, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bộ phận bán hàng hay bộ phận sản xuất được. Kết quả của các bộ phận như nghiên cứu, phòng luật ..v.v.. có thể giao cho trưởng các bộ phận đó đánh giá, còn kết quả của những bộ phận như sản xuất và bán hàng thì giao cho tổng giám đốc doanh nghiệp, vì những người có trách nhiệm đưa ra những đánh giá như thế (tổng giám đốc hoặc lãnh đạo các bộ phận) nhìn thấy rõ các điều kiện của thị trường và quan tâm đến sự chính xác của những đánh giá do họ đưa ra – thu nhập của họ phụ thuộc vào hiệu quả của công việc mà họ chịu trách nhiệm.

The opposite of this type of enterprise, whose every transaction is controlled by the calculation of profit and loss, is represented by the apparatus of public administration. Whether a judge (and what is true of a judge is true in the same way of every high administrative official) has discharged his duties better or worse cannot be demonstrated by any computation. There is no possible way of establishing by an objective criterion whether a district or a province is being administered well or badly, cheaply or expensively. The judgment of the activity of public officials is thus a matter of subjective, and therefore quite arbitrary, opinion. Even the question whether a particular bureau is necessary, whether it has too many or too few employees, and whether its organization is or is not suited to its purpose can be decided only on the basis of considerations that involve some element of subjectivity.

Trái ngược với các doanh nghiệp loại này, tức là những doanh nghiệp mà mỗi thương vụ đều được kiểm soát bằng cách tính lời và lỗ, là bộ máy quản lí hành chính nhà nước. Tính toán không thể nào chỉ ra được rằng một vị quan toà (cái gì đúng với một vị quan toà thì cũng đúng với bất kì quan chức cao cấp nào khác) đã hoàn thành nhiệm vụ tốt hay là xấu. Không thể nào xác định được – đấy là nói xác định trên cơ sở những tiêu chí khách quan – là một huyện hay một tỉnh được quản lí tốt hay xấu, với chi phí cao hay chi phí thấp. Như vậy là, đánh giá hoạt động của các quan chức là đánh giá mang tính chủ quan, và vì vậy mà là ý kiến tuỳ tiện. Ngay cả vấn đề là một phòng ban nào đó có cần thiết hay không, nhân viên của nó quá nhiều hay quá ít, và liệu tổ chức của nó có phù hợp với mục đích đặt ra hay không cũng chỉ có thế được giải quyết trên cơ sở những tính toán chứa đựng một số yếu tố chủ quan.

There is but one field of public administration in which the criterion of success or failure is unquestionable: the waging of war. But even here the only thing certain is whether the operation has been crowned with success. The question how far the distribution of power determined the issue even before the beginning of hostilities and how much of the outcome is to be attributed to the competence or incompetence of the leaders in their conduct of the operations and to the appropriateness of the measures they took cannot be strictly and precisely answered. There have been generals celebrated for their victories who, in fact, did everything to facilitate the triumph of the enemy and who owe their success solely to circumstances so favorable as to outweigh their mistakes. And vanquished leaders have sometimes been condemned whose genius had done everything possible to prevent the inevitable defeat.

Chiến tranh là lĩnh vực quản lí nhà nước duy nhất mà tiêu chí thành công hay thất bại là không thể tranh cãi được. Nhưng ngay cả ở đây ta cũng chỉ có thể nói rằng chiến dịch đã thành công hay không mà thôi. Còn câu hỏi về việc bố trí lực lượng trước khi trận đánh diễn ra đã có đóng góp như thế nào vào kết quả của chiến dịch, năng lực hoặc sự thiếu năng lực của những người chỉ huy trong quá trình tiến hành chiến dịch đã ảnh hưởng tới kết của chung cuộc như thế nào, những biện pháp mà họ đưa ra chính xác đến mức nào, thì không thể nào trả lời dứt khoát và chính xác được. Có những vị tướng được vinh danh vì những chiến công, nhưng trên thực tế những vị này đã làm tất cả mọi việc có lợi cho kẻ thù, họ đã chiến thắng chỉ vì hoàn cảnh thuận lợi đủ sức áp đảo được những sai lầm của họ. Và đôi khi người ta đã lên án những vị chỉ huy thua trận nhưng chính những người đó đã đưa ra những quyết định thiên tài nhằm ngăn chặn thất bại chung cuộc không thể tránh khỏi.

The manager of a private enterprise gives the employees to whom he assigns independent duties only one directive: to make as much profit as possible. Everything that he has to say to them is comprehended in this one order, and an examination of the accounts makes it possible to determine easily and accurately to what extent they have followed it. The manager of a bureaucratic department finds himself in a quite different situation. He can tell his subordinates what they have to accomplish, but he is not in a position to ascertain whether the means employed for the attainment of this result are the most appropriate and economical under the circumstances. If he is not omnipresent in all the offices and bureaus subordinate to him, he cannot judge whether the attainment of the same result would not have been possible with a lesser expenditure of labor and materials. The fact that the result itself is also not amenable to numerical measurement, but only to approximate assessment, need not be discussed here. For we are not considering administrative technique from the point of view of its external effects, but merely from the standpoint of its reaction upon the internal operation of the bureaucratic apparatus; we are concerned with the result attained, therefore, only in its relation to the expenses incurred.

Người quản lí doanh nghiệp tư nhân chỉ giao cho các nhân viên mà ông ta phân cho những nhiệm vụ độc lập một chỉ thị duy nhất: kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Tất cả những gì ông ta có thể nói với họ đều nằm trong mệnh lệnh duy nhất này và chỉ cần theo dõi sổ sách kế toán là ông ta đã có thể kiểm tra một cách dễ dàng và chính xác mức độ hoàn thành của họ. Người lãnh đạo tổ chức hành chính có một vị thế hoàn toàn khác. Ông ta giao cho những người dưới quyền nhiệm vụ mà họ phải thực hiện, nhưng ông ta không thể biết chính xác là những phương tiện được sử dụng trong hoàn cảnh đó có thật sự phù hợp và tiết kiệm nhất hay không. Nếu ông ta không phải là một người toàn trí toàn năng trong tất cả các công sở và văn phòng trực thuộc thì ông ta không thể nào biết được là có thể đạt được kết quả như thế với chi phí thấp hơn về lao động và vật tư hay không. Không cần thảo luận ở đây sự kiện là kết quả công việc không được thể hiện bằng những con số mà chỉ có thể đánh giá một cách gần đúng. Vì chúng ta không xem xét những biện pháp quản lí hành chính từ quan điểm những hiệu ứng phụ mà nó gây ra mà chỉ xem xét từ ảnh hưởng mà chúng tạo ra đối với hoạt động của bộ máy quan lí, vì vậy mà chúng ta chỉ quan tâm tới kết quả nhận được trong tương quan với chi phí bỏ ra mà thôi.

Because it is out of the question to undertake to determine this relationship by means of computations after the manner of commercial bookkeeping, the manager of a bureaucratic organization must provide his subordinates with instructions with which compliance is made obligatory. In these instructions provision is made, in a general way, for the ordinary and regular course of business. In all extraordinary cases, however, before any money is spent, permission must first be obtained from higher authority?a tedious and rather ineffectual procedure in favor of which all that can be said is that it is the only method possible. For if every subaltern bureau, every department head, every branch office, were given the right to make the expenditures that they deemed requisite, the costs of administration would soon soar without limit. One should not delude oneself about the fact that this system is seriously defective and very unsatisfactory. Many expenses are incurred that are superfluous, and many that would be necessary are not made because a bureaucratic apparatus cannot, by its very nature, adjust itself to circumstances as a commercial organization can.

Vì không thể xác định được mối tương quan như thế theo kiểu hạch toán thương mại cho nên người lãnh đạo cơ quan quản lí hành chính phải cung cấp cho các nhân viên dưới quyền những chỉ dẫn mà họ buộc phải thực hiện. Trong những chỉ thị như thế người ta đã dự liệu trước, một cách chung nhất, biện pháp giải quyết công việc. Nhưng ngay cả trong những trường hợp khẩn trương vẫn phải được cấp trên đồng ý thì mới có thể chi tiêu - thủ tục quả là rất nặng nề và kém hiệu quả, nhưng chẳng còn cách nào khác. Nếu mỗi đơn vị cấp dưới, mỗi người lãnh đạo các phòng ban, mỗi cơ quan quản lí ngành đều được quyền chi số tiền mà họ cho là cần thì chẳng bao lâu chi phí cho bộ máy quản lí sẽ phình lên vô giới hạn. Không được quên rằng đấy là hệ thống có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng và hoạt động rất kém. Nhiều khoản chi tiêu lãng phí, nhưng nhiều khoản cần thiết lại không được chi vì khác với tổ chức thương mại, bộ máy hành chính không thể tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Đấy là bản chất của nó.

The effect of bureaucratization is most apparent in its representative, the bureaucrat. In a private enterprise, the hiring of labor is not the conferring of a favor, but a business transaction from which both parties, employer and employee, benefit. The employer must endeavor to pay wages corresponding in value to the labor performed. If he does not do this, he runs the risk of seeing the worker leave his employment for that of a better-paying competitor. The employee, in order not to lose his job, must in his turn endeavor to fulfill the duties of his position well enough to be worth his wages. Since employment is not a favor, but a business transaction, the employee does not need to fear that he may be discharged if he falls into personal disfavor. For the entrepreneur who discharges, for reasons of personal bias, a useful employee who is worth his pay harms only himself and not the worker, who can find a similar position elsewhere.

Ấn tượng của quá trình quan liêu hoá được thể hiện rõ nhất ở các quan chức, tức là người đại diện của nó. Thuê lao động trong doanh nghiệp tư nhân không phải là hành động gia ơn mà là một thương vụ, cả hai bên - cả người lao động lẫn người sử dụng lao động - đều có lợi. Người sử dụng lao động phải cố gắng trả lương tương xứng với giá trị lao động bỏ ra. Nếu không làm như thế, ông ta có nguy cơ mất người - người lao động sẽ bỏ việc để đến làm cho doanh nghiệp cạnh tranh, trả lương cao hơn. Đến lượt mình, muốn không mất việc, người lao động cũng phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao sao cho tương xứng với đồng lương. Vì thuê mướn không phải là hành động gia ơn mà là một thương vụ cho nên người lao động không phải lo mất việc nếu bị chủ không ưa. Đuổi người lao động làm việc có hiệu quả trên cơ sở yêu ghét là tự làm hại mình chứ không phải làm hại người công nhân vì anh ta sẽ dễ dàng tìm được việc tương tự ở đâu đó.

There is not the slightest difficulty in entrusting to the manager of each department the authority to hire and fire employees; for under the pressure of the control exercised over his activities by bookkeeping and cost accounting he must see to it that his department shows as great a profit as possible, and hence he is obliged, in his own interest, to be careful to retain the best employees there. If out of spite he discharges someone whom he ought not to have discharged, if his actions are motivated by personal, and not objective, considerations, then it is he himself who must suffer the consequences. Any impairment of the success of the department headed by him must ultimately redound to his loss. Thus, the incorporation of the nonmaterial factor, labor, into the process of production takes place without any friction.

Có thể dễ dàng giao cho người đứng đầu mỗi bộ phận quyền thuê mướn hoặc cho thôi việc vì dưới áp lực của việc kiểm tra hoạt động, do bộ phận kế toán và hạch toán thực hiện, anh ta sẽ phải lo lắng làm sao cho bộ phận của mình thu được lợi nhuận cao nhất và vì vậy mà anh ta phải giữ cho bằng được những người lao động xuất sắc nhất, đấy cũng là vì lợi ích của chính anh ta. Nếu vì tức giận mà anh ta cho nghỉ việc người không đáng phải nghỉ, nếu hành động của anh ta xuất phát từ những tính toán cá nhân chứ không phải là tính toán khách quan thì chính anh sẽ là người gánh chịu hậu quả. Rút cục lại là anh ta sẽ bị thiệt nếu bộ phận do anh ta phụ trách không còn hoạt động tốt như xưa nữa. Như vậy là, việc đưa tác nhân giá trị của lao động – tác nhân phi vật chất – vào quá trình sản xuất đã diễn ra một cách trôi chảy.

In a bureaucratic organization things are quite different. Since the productive contribution of the individual department, and hence also of the individual employee, even when he occupies an executive position, cannot in this case be ascertained, the door is wide open to favoritism and personal bias both in appointment and remuneration. The fact that the intercession of influential persons plays a certain role in filling official positions in the civil service is not due to a peculiar baseness of character on the part of those responsible for filling these posts, but to the fact that from the very outset there is no objective criterion for determining an individual's qualification for appointment. Of course, it is the most competent who ought to be employed, but the question is: Who is the most competent? If this question could be as easily answered as the question what an ironworker or a compositor is worth, there would be no problem. But since this is not the case, an element of arbitrariness is necessarily involved in comparing the qualifications of different individuals.

Trong tổ chức hành chính vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Trong trường hợp này, vì không thể xác định được đóng góp của từng bộ phận và vì vậy cũng tức là không xác định được đóng góp của từng người, ngay cả khi người đó giữ địa vị lãnh đạo thì cũng thế, cho nên hiện tượng thiên vị và thành kiến cá nhân cả trong việc đề bạt lẫn trả lương mới thịnh hành đến như thế. Sự kiện là việc can thiệp của những cá nhân đóng vai trò nhất định trong việc bổ nhiệm vào các chức vụ của nhà nước không phải là do những người có quyền bổ nhiệm thiếu nhân cách mà là do ngay từ đầu đã không có những tiêu chí khách quan cho việc xác định những phẩm chất cá nhân cho việc bổ nhiệm như thế. Dĩ nhiên là cần phải bổ nhiệm những người giỏi nhất, nhưng vấn đề là: Ai là người giỏi nhất? Nếu câu hỏi này cũng dễ trả lời như câu hỏi người công nhân luyện kim hay người thợ sắp chữ xứng đáng nhận lương là bao nhiêu thì sẽ không còn gì mà bàn nữa. Nhưng vấn đề ở đây không dễ dàng như thế cho nên việc lựa chọn người mới có sự tuỳ tiện.

In order to keep this within the narrowest possible limits, one seeks to set up formal conditions for appointment and promotion. Attainment to a particular position is made dependent on the fulfillment of certain educational requirements, on the passing of examinations, and on continued employment for a certain period of time in other positions; promotion is made dependent on years of previous service. Naturally, all these expedients are in no sense a substitute for the possibility of finding the best available man for every post by means of the calculation of profit and loss. It would be supererogatory to point out in particular that attendance at school, examinations, and seniority do not offer the slightest guarantee that the selection will be correct. On the contrary: this system from the very outset prevents the energetic and the competent from occupying positions in line with their powers and capabilities. Never yet has anyone of real worth risen to the top by way of a prescribed program of study and promotion in due course along the established lines. Even in Germany, which has a pious faith in her bureaucrats, the expression, "a perfect functionary," is used to connote a spineless and ineffectual person, however well intentioned.

Nhằm giữ cho sự tuỳ tiện như thế không vượt quá những giới hạn nhất định, người ta cố gắng đặt ra một số điều kiện mang tính hình thức cho việc bổ nhiệm và thăng chức. Việc được bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó thường phụ thuộc vào bằng cấp, phải vượt qua một số kì thi và có thời gian công tác nhất định trong những vị trí khác; còn muốn thăng tiến thì phải có thâm niên công tác. Đương nhiên là những biện pháp này không thể nào thay thế được cho việc tìm người phù hợp nhất bằng biện pháp tính toán lời lỗ. Sẽ là thừa khi cố tình nhấn mạnh rằng chẳng có gì bảo đảm là việc học hành, thi cử, và thâm niên của ứng cử viên sẽ giúp ta lựa chọn đúng. Ngược lại: hệ thống này ngăn chặn ngay từ đầu những người giỏi và nhiệt tình, không cho họ cơ hội giữ những vị trí thích hợp với khả năng của họ. Chưa bao giờ và chưa có người nào thực sự có giá trị leo lên được những nấc thang cao nhất bằng cách đi theo con đường học hành theo đúng qui định và bước dần lên những nấc thang có sẵn. Ngay cả ở Đức, đất nước đặt trọn niềm tin vào các quan chức của mình, thì thuật ngữ “người quan chức hoàn hảo” cũng vẫn được sử dụng để chỉ một người nhu nhược và vô tích sự, dù là một người đầy thiện ý.

Thus, the characteristic mark of bureaucratic management is that it lacks the guidance provided by considerations of profit and loss in judging the success of its operations in relation to the expenses incurred and is consequently obliged, in the effort to compensate for this deficiency, to resort to the entirely inadequate expedient of making its conduct of affairs and the hiring of its personnel subject to a set of formal prescriptions. All the evils that are commonly imputed to bureaucratic management?its inflexibility, its lack of resourcefulness, and its helplessness in the face of problems that are easily solved in profit-seeking enterprise?are the result of this one fundamental deficiency. As long as the activity of the state is restricted to the narrow field that liberalism assigns to it, the disadvantages of bureaucracy cannot, at any rate, make themselves too apparent. They become a grave problem for the whole economy only when the state, and naturally the same is true of municipalities and other forms of local government?proceeds to socialize the means of production and to take an active part in it or even in trade.

Như vậy nghĩa là, biểu hiện đặc thù của quản lí hành chính quan liêu là không thể dùng lời hay lỗ để đánh giá thành tích và hậu quả, nó buộc phải sử dụng những biện pháp hoàn toàn không thích hợp trong việc điều hành công việc và những qui định mang tính hình thức trong việc thuê mướn nhân viên. Tất cả những khuyết tật được cho là của bộ máy quản lí hành chính quan liêu - cứng nhắc, thiếu năng động, và bất lực trước những vấn đề mà một doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận dễ dàng giải quyết - đều là kết quả của thiếu sót mang tính nền tảng này mà ra. Dù sao mặc lòng, khi mà hoạt động của nhà nước còn nằm trong lĩnh vực hẹp mà chủ nghĩa tự do dành cho nó thì sự hạn chế của bộ máy quản lí hành chính quan liêu chưa biểu lộ một cách rõ ràng. Những hạn chế như thế chỉ trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với toàn bộ nền kinh tế của đất nước khi chính phủ - và dĩ nhiên là điều này cũng đúng đối với các chính quyền thành phố và các cơ quan hành chính địa phương khác – tìm cách xã hội hoá tư liệu sản xuất và tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất, thậm chí là tham gia buôn bán nữa.

A public enterprise conducted with an eye to maximizing profits can, to be sure, make use of monetary calculation as long as most business is privately owned and hence a market still exists and market prices are formed. The only hindrance to its operation and development is the fact that its managers, as functionaries of the state, do not have the personal interest in the success or failure of the business that is characteristic of the management of private enterprises. The director cannot, therefore, be given freedom to act independently in making crucial decisions. Since he would not suffer the losses that could result, under certain circumstances, from his business policy, his conduct of affairs could all too easily be disposed to run risks that would not be taken by a director who, because he must share in the loss, is genuinely responsible. His authority must, therefore, be in some way limited. Whether it is bound by a set of rigid regulations or the decisions of a control council or the consent of a superior authority, bureaucratic management in any case continues to suffer from the unwieldiness and the lack of ability to adjust itself to changing conditions that have everywhere led public enterprises from one failure to another.

Dĩ nhiên là doanh nghiệp nhà nước, đấy là nói doanh nghiệp nhằm mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, có thể sử dụng các tính toán bằng tiền khi phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn nằm trong tay tư nhân và vì vậy mà vẫn còn thị trường và giá cả thị trường. Trở ngại duy nhất đối với quá trình hoạt động và phát triển của nó là những người quản lí xí nghiệp - vốn là các quan chức nhà nước – không hết mình với công việc; khác hẳn với những người quản lí doanh nghiệp tư nhân, quyền lợi cá nhân của họ chẳng được cũng chẳng mất khi doanh nghiệp thành hay bại. Vì vậy mà giám đốc doanh nghiệp quốc doanh không được quyền đưa ra những quyết định quan trọng. Vì ông ta không phải gánh chịu những mất mát do chính sách của mình gây ra cho nên trong một số trường hợp ông ta có thể dễ dàng mạo hiểm mà người giám đốc tư nhân thực sự có trách nhiệm không dám làm vì ông ta cũng phải chia sẻ thiệt hại. Vì vậy mà quyền lực của giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải bị hạn chế. Trong bất kì trường hợp nào, dù đấy có là những qui định cứng nhắc hay quyết định của ủy ban kiểm tra hay chấp thuận của cơ quan quản lí cấp trên thì quản lí theo lối hành chính quan liêu cũng cồng kềnh và không có khả năng tự điều chính cho phù hợp với hoàn cảnh cho nên ở đâu doanh nghiệp nhà nước cũng mắc hết thất bại này đến thất bại khác.

But, in fact, it is only seldom that a public enterprise aims at nothing but profit and sets aside all other considerations. As a rule, it is demanded of a public enterprise that it keep in mind certain "national" and other considerations. It is expected, for instance, in its procurement and sales policy, to favor domestic as against foreign production. It is demanded of state railways that they set a schedule of rates that will serve a specific commercial policy on the part of the government, that they construct and maintain lines that cannot be profitably operated simply in order to promote the economic development of a certain area, and that they operate certain others for strategic or similar reasons.

Trên thực tế, hiếm khi nào doanh nghiệp nhà nước chỉ tìm kiếm mỗi lợi nhuận và để sang một bên các mục tiêu khác. Nói chung, thường thì doanh nghiệp nhà nước còn phải theo đuổi một số mục tiêu “quốc gia” và những mục tiêu khác nữa. Thí dụ, người ta tin rằng nó sẽ sử dụng vật tư và sản phẩm nội địa hơn là sản phẩm nhập khẩu. Người ta đòi ngành đường sắt phải thiết lập hệ thống giá cả nhằm phục vụ cho chính sách thương mại của chính phủ, và xây dựng cũng như vận hành những tuyến đường không mang lại lợi nhuận nhưng góp phần vào việc phát triển kinh tế ở một số khu vực nhất định, đồng thời xây dựng những tuyến đường theo những tính toán chiến lược và những tính toán khác nữa.

When such factors play a role in the conduct of a business, all control by the methods of cost accounting and the calculation of profit and loss is out of the question. The director of the state railways who presents an unfavorable balance sheet at the end of the year is in a position to say: "The railway lines under my supervision have, to be sure, operated at a loss if considered from the strictly commercial point of view of profit-seeking private enterprise; but if one takes into consideration such factors as our national economic and military policy, one must not forget that they have accomplished a great deal that does not enter into the calculation of profit and loss." Under such circumstances the calculation of profit and loss has clearly lost all value for judging the success of an enterprise, so that, even apart from other factors having the same tendency, it must necessarily be managed quite as bureaucratically as, for example, the administration of a prison or a tax bureau.

Khi để cho những tác nhân như thế can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp thì tất cả những biện pháp kiểm soát dựa trên tính toán giá thành, và lời lỗ sẽ không thể áp dụng được nữa. Cuối năm, khi đệ trình bản cân đối tài chính bất lợi, viên giám đốc tuyến đường sắt quốc doanh có quyền nói: “Nếu theo quan điểm của doanh nghiệp tư nhân chuyên hướng vào lợi nhuận thì dĩ nhiên là tuyến đường do tôi lãnh đạo đã bị lỗ. Nhưng nếu ta xem xét những tác nhân như chính sách kinh tế quốc gia và chính sách quốc phòng thì không được quên rằng tuyến đường này đã làm được nhiều việc giá trị mà không thể đưa vào tính toán lời lỗ được”. Trong những hoàn cảnh như thế, việc tính toán lời lỗ sẽ mất hết giá trị trong việc đánh giá thành tích của doanh nghiệp. Vì vậy mà, ngay cả khi không có những tác nhân khác với xu hướng tác động tương tự thì đường sắt cũng phải quản lí một cách quan liêu, hệt như quản lí trại giam hay sở thuế vụ vậy.

No private enterprise, whatever its size, can ever become bureaucratic as long as it is entirely and solely operated on a profit basis. Firm adherence to the entrepreneurial principle of aiming at the highest profit makes it possible for even the largest concern to ascertain with complete precision the part played by every transaction and by the activity of every department in contributing to the total result. As long as enterprises look only to profit, they are proof against all the evils of bureaucratism.

Khi còn chuyên tâm và chỉ hướng đến lợi nhuận thì không doanh nghiệp tư nhân nào, dù to hay nhỏ, lại có thể trở thành tổ chức quan liêu được. Triệt để tuân theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận giúp cho ngay cả các công ty cực kì lớn cũng có thể xác định được một các chính xác vai trò và đóng góp của từng thương vụ và của mỗi phong ban vào kết quả chung cuộc. Khi doanh nghiệp chỉ hướng đến lợi nhuận thì nó sẽ tránh được tất cả những khiếm khuyết của chủ nghĩa quan liêu.

The bureaucratization of privately owned enterprises that we see going on about us everywhere today is purely the result of interventionism, which forces them to take into account factors that, if they were free to determine their policies for themselves, would be far from playing any role whatsoever in the conduct of their business. When a concern must pay heed to political prejudices and sensibilities of all kinds in order to avoid being continually harassed by various organs of the state, it soon finds that it is no longer in a position to base its calculations on the solid ground of profit and loss. For instance, some of the public utility enterprises in the United States, in order to avoid conflicts with public opinion and with the legislative, judicial, and administrative organs of the government which it influences, make it a policy not to hire Catholics, Jews, atheists, Darwinists, Negroes, Irishmen, Germans, Italians, and all newly arrived immigrants. In the interventionist state, every business is under the necessity of accommodating itself to the wishes of the authorities in order to avoid burdensome penalties. The result is that these and other considerations foreign to the profit-seeking principle of entrepreneurial management come to play an ever increasing role in the conduct of business, while the part played by precise calculation and cost accounting concomitantly dwindles in significance, and private enterprise begins increasingly to adopt the mode of management of public enterprises, with their elaborate apparatus of formally prescribed rules and regulations. In a word, it becomes bureaucratized.

Quá trình quan liêu hoá doanh nghiệp tư nhân mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay chính là kết quả của chính sách can thiệp, tức là chính sách buộc họ phải tính đến những tác nhân mà nếu được tự do quyết định chính sách thì những tác nhân đó sẽ không có bất cứ vai trò gì trong hoạt động kinh doanh của họ. Khi một công ty phải để ý đến những định kiến chính trị và và những tình huống nhạy cảm đủ mọi loại mới mong tránh được phiền phức do các cơ quan khác nhau của nhà nước gây ra thì chẳng bao lâu sau công ty đó sẽ thấy rằng họ không còn có thể xây dựng những tính toán của mình trên cơ sở lời lỗ nữa. Thí dụ như một số doanh nghiệp công ích ở Mĩ, nhằm tránh xung đột với dư luận xã hội và xung đột với các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp nắm dưới ảnh hưởng của chính phủ, đã thực hiện chính sách không thuê những người Thiên chúa giáo, người Do Thái, người vô thần, người theo thuyết tiến hoá của Darwin, người da đen, người Ireland, người Đức, người Ý và tất cả dân mới nhập cư. Khi mà nhà nước thực hiện chính sách can thiệp thì muốn tránh rắc rối, tất cả các doanh nghiệp đều phải tìm cách thích ứng với ước muốn của chính quyền. Kết quả là những tác nhân như thế và những tác nhân khác, vốn xa lạ với nguyên tắc tìm kiếm lợi nhuận, càng ngày càng có vai trò lớn hơn trong hoạt động quản lí doanh nghiệp, trong khi việc tính toán chính xác và hạch toán giá thành lại có vai trò ngày càng giảm đi và doanh nghiệp tư nhân càng ngày càng bắt chước mô hình quản lí của doanh nghiệp quốc doanh với một bộ mày cồng kềnh và những qui định đầy tính hình thức. Tóm lại, doanh nghiệp tư nhân đã quan liêu hoá.

Thus, the progressing bureaucratization of big business is by no means the result of an inexorable tendency inherent in the development of the capitalist economy. It is nothing but the necessary consequence of adopting a policy of interventionism. In the absence of government interference with their operations, even the largest firms could be run in exactly as businesslike a way as the small ones.

Như vậy là, quá trình quan liêu hoá các doanh nghiệp lớn không phải là kết quả của xu hướng vốn thuộc về bản chất của quá trình phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nó chính là hậu quả tất yếu của chính sách can thiệp. Không có sự can thiệp của chính phủ thì ngay cả các công ty lớn nhất cũng có thể hoạt động hệt như các doanh nghiệp nhỏ, tức là thuần tuý kinh doanh.

Translated by Pham Nguyen Trương

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn