MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 15, 2011

LIBERALISM - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG (3)


Chapter 3 Liberal Foreign Policy

Chương 3 Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do

1. The Boundaries of the State

1. Giới hạn của nhà nước

For the liberal, there is no opposition between domestic policy and foreign policy, and the question so often raised and exhaustively discussed, whether considerations of foreign policy take precedence over those of domestic policy or vice versa, is, in his eyes, an idle one. For liberalism is, from the very outset, a world-embracing political concept, and the same ideas that it seeks to realize within a limited area it holds to be valid also for the larger sphere of world politics. If the liberal makes a distinction between domestic and foreign policy, he does so solely for purposes of convenience and classification, to subdivide the vast domain of political problems into major types, and not because he is of the opinion that different principles are valid for each.

Đối với người theo chủ nghĩa tự do, chính sách đối nội và đối ngoại không hề mâu thuẫn với nhau và trong mắt anh ta, câu hỏi thường được đặt ra và được thảo luận đến nát nước là cần phải ưu tiên cho chính sách đối ngoại hay là ngược lại, là một câu hỏi vớ vẩn. Vì chủ nghĩa tự do, ngay từ khởi thuỷ, là khái niệm chính trị bao trùm lên toàn thề giới, và những tư tưởng mà nó tìm cách thực hiện trong một khu vực hạn chế cũng có giá trị đối với những lĩnh vực rộng lớn hơn của nền chính trị thế giới. Nếu người theo chủ nghĩa tự do có phân biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại thì chỉ là muốn cho thuận tiện và với mục đích phân loại, nhằm chia các vấn đề chính trị thành những nhóm chủ yếu, chứ không phải vì tin rằng hai lĩnh vực này phải áp dụng những nguyên tắc khác nhau.

The goal of the domestic policy of liberalism is the same as that of its foreign policy: peace. It aims at peaceful cooperation just as much between nations as within each nation. The starting point of liberal thought is the recognition of the value and importance of human cooperation, and the whole policy and program of liberalism is designed to serve the purpose of maintaining the existing state of mutual cooperation among the members of the human race and of extending it still further. The ultimate ideal envisioned by liberalism is the perfect cooperation of all mankind, taking place peacefully and without friction. Liberal thinking always has the whole of humanity in view and not just parts. It does not stop at limited groups; it does not end at the border of the village, of the province, of the nation, or of the continent. Its thinking is cosmopolitan and ecumenical: it takes in all men and the whole world. Liberalism is, in this sense, humanism; and the liberal, a citizen of the world, a cosmopolite.

Mục tiêu của chính sách đối nội cũng như đối ngoại của chủ nghĩa tự do là: hoà bình. Mục đính mà nó nhắm đến là sự hợp tác hoà bình giữa các dân tộc cũng như trong nội bộ từng dân tộc. Xuất phát điểm của tư tưởng tự do là sự công nhận giá trị và tầm quan trọng của sự hợp tác giữa người với người, và toàn bộ chính sách cũng như cương lĩnh của chủ nghĩa tự do là nhằm giữ vững và mở rộng hơn nữa sự hợp tác giữa người với người trong cộng đồng nhân loại. Lí tưởng tối thượng của chủ nghĩa tự do là sự hợp tác hoàn hảo của toàn thể loài người được thực hiện một cách hoà bình và diễn ra một cách suôn sẻ. Tư tưởng của chủ nghĩa tự do bao giờ cũng bao trùm lên toàn cầu chứ không phải chỉ là từng phần của nó. Nó không dừng lại ở những nhóm người nhất định, cũng không dừng lại trước biên giới một làng, một tỉnh, một nước hay một châu lục. Tư duy của nó mang tầm thế giới và toàn cầu: bao trùm lên tất cả mọi người và toàn bộ thế giới. Theo ý nghĩa này thì chủ nghĩa tự do chính là chủ nghĩa nhân đạo, còn người theo chủ nghĩa tự do là công dân của toàn thế giới hay là người theo chủ nghĩa thế giới.

Today, when the world is dominated by antiliberal ideas, cosmopolitanism is suspect in the eyes of the masses. In Germany there are overzealous patriots who cannot forgive the great German poets, especially Goethe, whose thinking and feeling, instead of being confined by national bounds, had a cosmopolitan orientation. It is thought that an irreconcilable conflict exists between the interests of the nation and those of mankind and that one who directs his aspirations and endeavors toward the welfare of the whole of humanity thereby disregards the interests of his own nation. No belief could be more deeply mistaken. The German who works for the good of all mankind no more injures the particular interests of his compatriots?i.e., those of his fellow men with whom he shares a common land and language and with whom he often forms an ethnic and spiritual community as well-than one who works for the good of the whole German nation injures the interests of his own home town. For the individual has just as much of an interest in the prosperity of the whole world as he has in the blooming and flourishing of the local community in which he lives.

Hiện nay, khi mà những tư tưởng bài tự do đang giữ thế thượng phong trên toàn thế giới, quần chúng có thái độ nghi ngờ đối với chủ nghĩa thế giới. Ở Đức, những người yêu nước cuồng tín không thể tha thứ cho các thi sĩ vĩ đại, đặc biệt là Goethe, vì tư tưởng và tình cảm của họ không giới hạn trong biên giới quốc gia mà có xu hướng bao trùm lên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng quyền lợi quốc gia và quyền lợi của nhân loại là không thể dung hoà và người nào hướng khát vọng và nỗ lực của mình cho sự thịnh vượng của toàn thể nhân loại cũng tức là không đếm xỉa đến quyền lợi quốc gia của mình. Không có gì sai lầm hơn thế. Một người Đức hoạt động cho lợi ích của toàn nhân loại cũng chẳng làm thiệt hại cho quyền lợi của đồng bào mình - tức là những người có chung tiếng nói và sống chung với anh ta trên một mảnh đất, những người cùng sắc tộc và cộng đồng tâm linh – hơn là một người hành động vì quyền lợi của toàn thể dân tộc Đức làm thiệt hại đến quyền lợi của thành phố quê hương người đó. Vì người nào quan tâm đến sự thịnh vượng của toàn thế giới bao nhiêu thì cũng quan tâm đến sự thịnh vượng của cộng đồng mà người đó đang sống bấy nhiêu.

The chauvinistic nationalists, who maintain that irreconcilable conflicts of interests exist among the various nations and who seek the adoption of a policy aimed at securing, by force if need be, the supremacy of their own nation over all others, are generally most emphatic in insisting on the necessity and utility of internal national unity. The greater the stress they place on the necessity of war against foreign, nations, the more urgently do they call for peace and concord among the members of their own nation.

Những người dân tộc chủ nghĩa có thái độ sô-vanh, tức là những kẻ cho rằng quyền lợi giữa các dân tộc là không thể dung hoà và tìm cách áp dụng chính sách nhằm bảo vệ quyền thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác - thậm chí bằng vũ lực, nếu cần - lại thường xuyên nhấn mạnh sự cần thiết và lợi ích của tình đoàn kết quốc gia. Họ càng đòi phải tiến hành chiến tranh chống lại các dân tộc khác thì họ lại càng kêu gọi hoà bình và hoà hợp giữ những người sống trên cùng đất nước của họ.

Now this demand for domestic unity the liberal by no means opposes. On the contrary: the demand for peace within each nation was itself an outcome of liberal thinking and attained to prominence only as the liberal ideas of the eighteenth century came to be more widely accepted. Before the liberal philosophy, with its unconditional extolment of peace, gained ascendancy over men's minds, the waging of war was not confined to conflicts between one country and another. Nations were themselves torn by continual civil strife and sanguinary internal struggles. In the eighteenth century Briton still stood arrayed in battle against Briton at Culloden, and even as late as the nineteenth century, in Germany, while Prussia waged war against Austria, other German states joined in the fighting, on both sides. At that time Prussia saw nothing wrong in fighting on the side of Italy against German Austria, and, in 1870, only the rapid progress of events prevented Austria from joining the French in the war against Prussia and its allies. Many of the victories of which the Prussian army is so proud were won by Prussian troops over those of other German states. It was liberalism that first taught the nations to preserve in their internal conduct of affairs the peace that it desires to teach them to keep also in their relations with other countries.

Người theo chủ nghĩa tự do không bao giờ chống lại tinh thần đoàn kết quốc gia. Ngược lại: nhu cầu hoà bình trong lòng dân tộc chính là kết quả của tư tưởng tự do và chỉ trở thành nhu cầu nổi bật sau khi các tư tưởng tự do hồi thế kỉ XIX đã được nhiều người chấp nhận. Trước khi triết lí tự do - với sự tán dương hoà bình vô điều kiện của nó - chiếm được tâm trí của con người, người ta không chỉ tiến hành chiến tranh giữa các dân tộc với nhau. Các dân tộc thường xuyên bị xâu xé bởi những cuộc xung đột nội bộ và những cuộc đấu tranh đẫm máu. Trong thế kỉ XVIII, người Anh đánh nhau với người Anh ở Culloden; thậm chí ngay cuối thế kỉ XVIII, khi Phổ đánh nhau cới Áo thì một số nước Đức đứng về phía này, số khác lại đứng về phía bên kia. Trong khi đó Phổ chẳng thấy có gì xấu khi đứng về phía nước Ý để đánh nước Áo thuộc Đức và năm 1870 chỉ vì các sự kiện diễn ra rất nhanh nên Áo mới không kịp đứng về phía Pháp trong cuộc chiến tranh chống lại nước Phổ và đồng minh của nước này. Nhiều chiến thắng mà quân đội Phổ lấy làm tự hào lại là chiến thắng trong những cuộc chiến tranh nhằm chống lại những nước Đức khác. Chính chủ nghĩa tự do đã dạy các dân tộc giữ gìn hoà bình trong mỗi nước, và đấy cũng là điều nó muốn các dân tộc phải giữ trong quan hệ với nhau.

It is from the fact of the international division of labor that liberalism derives the decisive, irrefutable argument against war. The division of labor has for a long time now gone beyond the boundaries of any one nation. No civilized nation today satisfies its need as a self-sufficient community directly from its own production. All are obliged to obtain goods from abroad and to pay for them by exporting domestic products. Anything that would have the effect of preventing or stopping the international exchange of goods would do immense damage to the whole of human civilization and undermine the well-being, indeed, the very basis of existence, of millions upon millions of people. In an age in which nations are mutually dependent on products of foreign provenance, wars can no longer be waged. Since any stoppage in the flow of imports could have a decisive effect on the outcome of a war waged by a nation involved in the international division of labor, a policy that wishes to take into consideration the possibility of a war must endeavor to make the national economy self-sufficient, i.e., it must, even in time of peace, aim at making the international division of labor come to an end at its own borders. If Germany wished to withdraw from the international division of labor and attempted to satisfy all its needs directly through domestic production, the total annual product of German labor would diminish, and thus the well-being, the standard of living, and the cultural level of the German people would decline considerably.

Chính là do sự phân công lao động quốc tế mà chủ nghĩa tự do mới rút ra luận cứ chống chiến tranh đầy sức thuyết phục và không thể nào bác bỏ được. Quá trình phân công lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia từ rất lâu rồi. Hiện nay không có dân tộc văn minh nào có thể đáp ứng được các nhu cầu nếu chỉ dựa vào nền sản xuất của chính mình. Tất cả các nước đều phải nhập khẩu và thanh toán bằng cách xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất. Bất cứ điều gì có thể cản trở hoặc làm gián đoạn việc trao đổi hàng hoá trên trường quốc tế đều sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền văn minh nhân loại và đe doạ sự thịnh vượng, mà thực chất là đe doạ chính sự tồn vong của hàng triệu triệu người trên trái đất. Trong thời đại, khi mà tất cả các dân tộc đều phụ thuộc vào hàng hoá do nước ngoài sản xuất thì không ai được gây chiến nữa. Bất kì sự ngưng trệ nào trong việc nhập khẩu hàng hoá thể cũng có thể gây ra hậu quả quyết định đối với kết quả của cuộc chiến do nước đã tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế gây ra cho nên chính sách muốn tính đến khả năng chiến tranh phải cố gắng biến nền kinh tế quốc gia trở thành tự cấp tự túc, nghĩa là ngay trong thời bình cũng phải đặt mục tiêu là đặt dấu chấn hết cho quá trình phân công lao động tại biên giới quốc gia của mình. Nếu nước Đức muốn rút khỏi quá trình phân công lao động quốc tế và tìm cách đáp ứng các nhu cầu của mình thông qua nền sản xuất trong nước thì tổng sản phẩm quốc nội của nước Đức sẽ giảm và mức sống cũng như nền văn hoá của nhân dân Đức sẽ giảm đi trông thấy.

2. The Right of Self-Determination

It has already been pointed out that a country can enjoy domestic peace only when a democratic constitution provides the guarantee that the adjustment of the government to the will of the citizens can take place without friction. Nothing else is required than the consistent application of the same principle in order to assure international peace as well.

2. Quyền tự quyết

Như đã nói bên trên, đất nước chỉ được hưởng hoà bình khi có một bản hiến pháp dân chủ bảo đảm việc điều chỉnh của nhà nước cho phù hợp với nguyện vọng của người dân diễn ra suôn sẻ. Chỉ cần áp dụng nguyên tắc này một cách nhất quán là đủ đảm bảo hoà bình giữa các dân tộc rồi.

The liberals of an earlier age thought that the peoples of the world were peaceable by nature and that only monarchs desire war in order to increase their power and wealth by the conquest of provinces. They believed, therefore, that to assure lasting peace it was sufficient to replace the rule of dynastic princes by governments dependent on the people. If a democratic republic finds that its existing boundaries, as shaped by the course of history before the transition to liberalism, no longer correspond to the political wishes of the people, they must be peacefully changed to conform to the results of a plebiscite expressing the people's will. It must always be possible to shift the boundaries of the state if the will of the inhabitants of an area to attach themselves to a state other than the one to which they presently belong has made itself clearly known, In the seventeenth and eighteenth centuries, the Russian Czars incorporated into their empire large areas whose population had never felt the desire to belong to the Russian state. Even if the Russian Empire had adopted a completely democratic constitution, the wishes of the inhabitants of these territories would not have been satisfied, because they simply did not desire to associate themselves in any bond of political union with the Russians. Their democratic demand was: freedom from the Russian Empire; the formation of an independent Poland, Finland, Latvia, Lithuania, etc. The fact that these demands and similar ones on the part of other peoples (e.g., the Italians, the Germans in Schleswig-Holstein, the Slavs in the Hapsburg Empire) could be satisfied only by recourse to arms was the most important cause of all the wars that have been fought in Europe since the Congress of Vienna.

Những người theo trường phái tự do thời kì đầu cho rằng nhân dân, về bản chất, là những người yêu chuộng hoà bình, chỉ có vua chúa là thích chiến tranh vì họ muốn tìm kiếm quyền lực và tài sản bằng cách chinh phục. Vì vậy mà họ tin rằng chỉ cần thay chính quyền của những ông hoàng của các triều đại bằng chính phủ phụ thuộc vào người dân là chúng ta sẽ có một nền hoà bình bền vững. Nếu nước cộng hoà thấy rằng những đường biên giới quốc gia được hình thành trong suốt quá trình lịch sử trước thời đại tự do không đáp ứng được nguyện vọng chính trị của nhân dân thì những đường biên giới này sẽ phải được thay đổi cho phù hợp với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý, đấy là nói cuộc trưng cầu dân ý thể hiện được ý chí của toàn dân. Việc dịch chuyển biên giới quốc gia phải trở thành khả thi nếu dân chúng sống tại một khu vực nào đó thể hiện ý chí một cách rõ ràng rằng họ muốn sát nhập vào một quốc gia khác với quốc gia hiện nay. Trong các thế kỉ XVII và XVIII các Sa Hoàng Nga đã sát nhập vào đế chế của mình những khu vực rộng lớn song người dân trong các khu vực đó chưa bao giờ có ước muốn trở thành một phần của nhà nước Nga. Ngay cả khi đế chế Nga thông qua một bàn hiến pháp thực sự dân chủ thì ước nguyên của dân chúng trong các khu vực này vẫn không được đáp ứng, đơn giản là vì họ không muốn có bất cứ ràng buộc của một liên minh chính trị nào với người Nga. Yêu cầu dân chủ của họ là: tách khỏi đế chế Nga, thành lập các nước Ba Lan, Phần Lan, Latvia, Lithuania … độc lập. Sự kiện là những đòi hỏi này và những đòi hỏi tương tự khác của các dân tộc khác (cụ thể là người Ý, người Đức ở Schleswig-Holstein, người Slav trong đế chế Hapsburg) chỉ có thể được đáp ứng khi người dân đứng lên cầm vũ khí là nguyên nhân quan trọng nhất của tất cả các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu từ sau Hội nghị Vienna.

The right of self-determination in regard to the question of membership in a state thus means: whenever the inhabitants of a particular territory, whether it be a single village, a whole district, or a series of adjacent districts, make it known, by a freely conducted plebiscite, that they no longer wish to remain united to the state to which they belong at the time, but wish either to form an independent state or to attach themselves to some other state, their wishes are to be respected and complied with. This is the only feasible and effective way of preventing revolutions and civil and international wars.

Như vậy là, quyền tự quyết định về vấn đề là thành viên của một nhà nước nào đó có nghĩa là: bất cứ khi nào mà dân chúng ở một khu vực náo đó, dù đấy là một làng, một huyện hay một số huyện nằm cạnh nhau, thể hiện rõ bằng một cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành một cách tự do rằng họ không muốn tiếp tục nằm trong liên minh với quốc gia hiện nay nữa mà họ muốn thành lập một quốc gia độc lập hay liên kết với một quốc gia khác thì ước muốn của họ phải được tôn trọng và thực hiện. Đấy là biện pháp khả thi và hữu hiệu nhất trong việc ngăn chặn những cuộc cách mạng, ngăn chặn những cuộc chiến tranh, cả nội chiến lẫn chiến tranh giữa các quốc gia với nhau.

To call this right of self-determination the "right of self-determination of nations" is to misunderstand it. It is not the right of self-determination of a delimited national unit, but the right of the inhabitants of every territory to decide on the state to which they wish to belong. This misunderstanding is even more grievous when the expression "self-determination of nations" is taken to mean that a national state has the right to detach and incorporate into itself against the will of the inhabitants parts of the nation that belong to the territory of another state. It is in terms of the right of self-determination of nations understood in this sense that the Italian Fascists seek to justify their demand that the canton Tessin and parts of other cantons be detached from Switzerland and united to Italy, even though the inhabitants of these cantons have no such desire. A similar position is taken by some of the advocates of Pan-Germanism in regard to German Switzerland and the Netherlands.

Gọi quyền tự quyết này là “quyền tự quyết của các dân tộc” là không hiểu vấn đề. Đấy không phải là quyền tự quyết của một dân tộc trong những đường biên giới đã được xác định mà là quyền quyết định của dân chúng trong một khu vực lãnh thổ đối với câu hỏi họ muốn nằm trong thành phần của quốc gia nào. Không hiểu sự khác biệt này thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, đấy là khi “quyền tự quyết của các dân tộc” được dùng để chỉ sự kiện là quốc gia dân tộc có quyền tách và nhập những khu vực có dân cư thuộc sắc tộc mình sinh sống thuộc một quốc gia khác, trái với nguyện vọng của người dân ở đấy. Bọn phát xít ở Ý, trên cơ sở nhân thức như thế về quyền dân tộc tự quyết, đã tìm cách biện hộ cho yêu sách của họ trong việc tách một số bang của nước Thuỵ Sĩ và hợp nhất những bang này với nước Ý, mặc dù dân chúng các bang này không có nguyện vọng đó. Một số người ủng hộ chủ nghĩa Đại Đức cũng có quan điểm tương tự đối với những khu vực người Đức ở Thuỵ Sĩ và Hà Lan.

However, the right of self-determination of which we speak is not the right of self-determination of nations, but rather the right of self-determination of the inhabitants of every territory large enough to form an independent administrative unit. If it were in any way possible to grant this right of self-determination to every individual person, it would have to be done. This is impracticable only because of compelling technical considerations, which make it necessary that a region be governed as a single administrative unit and that the right of self-determination be restricted to the will of the majority of the inhabitants of areas large enough to count as territorial units in the administration of the country.

Quyền tự quyết mà chúng ta đang nói đến ở đây không phải là quyền dân tộc tự quyết mà là quyền tự quyết của dân cư của mỗi khu vực đủ lớn để thành lập một đơn vị hành chính độc lập. Nếu có thể bảo đảm được quyền tự quyết cho từng cá nhân thì cũng nên làm. Điều này là bất khả thi là do những khó khăn về mặt kĩ thuật vì mỗi khu vực cần phải được quản lí như một đơn vị hành chính riêng biệt và quyền tự quyết bị hạn chế bới ý chí của đa số dân cư thuộc một khu vực đủ lớn để được coi là đơn vị lãnh thổ trong bộ máy quản lí của đất nước.

So far as the right of self-determination was given effect at all, and wherever it would have been permitted to take effect, in the nineteenth and twentieth centuries, it led or would have led to the formation of states composed of a single nationality (i.e., people speaking the same language) and to the dissolution of states composed of several nationalities, but only as a consequence of the free choice of those entitled to participate in the plebiscite. The formation of states comprising all the members of a national group was the result of the exercise of the right of self-determination, not its purpose. If some members of a nation feel happier politically independent than as a part of a state composed of all the members of the same linguistic group, one may, of course, attempt to change their political ideas by persuasion in order to win them over to the principle of nationality, according to which all members of the same linguistic group should form a single, independent state. If, however, one seeks to determine their political fate against their will by appealing to an alleged higher right of the nation, one violates the right of self-determination no less effectively than by practicing any other form of oppression. A partition of Switzerland among Germany, France, and Italy, even if it were performed exactly according to linguistic boundaries, would be just as gross a violation of the right of self-determination as was the partition of Poland.

Trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX, bất cứ nơi nào mà quyền tự quyết được thực hiện và bất cứ nơi nào mà nó được phép thực hiện thì ở đó đều dẫn tới hoặc sẽ dẫn tới việc hình thành nhà nước một dân tộc (nghĩa là người dân nói cùng một thứ tiếng) và giải thể những nhà nước đa sắc tộc – nhưng đấy phải là kết quả của sự lựa chọn tự do của tất cả những người được quyền tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý. Việc hình thành những nhà nước bao gồm toàn bộ các thành viên của một dân tộc là kết quả của việc thực thi quyền tự quyết chứ không phải là mục đích của nó. Nếu một số người thuộc cùng một dân tộc cho rằng họ muốn độc lập về mặt chính trị chứ không muốn là một phần của nhà nước bao gồm toàn thể các thành viên của những người nói cùng một thứ tiếng thì dĩ nhiên là có thể làm cho họ thay đổi quan điểm chính trị bằng cách thuyết phục họ tuân theo nguyên tắc dân tộc, theo đó tất cả những người nói cùng một ngôn ngữ phải thành lập một nhà nước độc lập. Nhưng nếu ta tìm cách quyết định số phận chính trị của họ trái với ước muốn của họ bằng cách viện dẫn đến cái quyền dường như cao hơn của dân tộc thì nghĩa là ta đã vi phạm quyền tự quyết chẳng khác gì sử dụng những biện pháp đàn áp khác. Việc các nước Đức, Pháp và Ý chia nhau nước Thuỵ Sĩ, ngay cả nếu được thực hiện theo ranh giới các khu vực ngôn ngữ, là sự vi phạm trắng trợ quyền tư quyết, chẳng khác gì việc chia cắt nước Ba Lan vậy.

3. The Political Foundations of Peace

One would think that after the experience of the World War the realization of the necessity of perpetual peace would have become increasingly common. However, it is still not appreciated that everlasting peace can be achieved only by putting the liberal program into effect generally and holding to it constantly and consistently and that the World War was nothing but the natural and necessary consequence of the antiliberal policies of the last decades.

3. Nền tảng chính trị của hoà bình

Có thể nghĩ rằng sau khi đã kinh qua Chiến tranh Thế giới (ý nói Chiến tranh Thế giới I) thì nhận thức về nhu cầu của một nền hoà bình vĩnh viễn sẽ trở thành tài sản chung. Nhưng người ta vẫn không công nhận rằng phải thực hiện cương lĩnh của chủ nghĩa tự do, không công nhận rằng phải thường xuyên và kiên định theo đuổi cương lĩnh này ở khắp mọi nơi thì mới có thể đạt được một nền hoà bình bền vững và cuộc Chiến tranh Thế giới vừa qua chỉ là hậu quả tất yếu và tự nhiên của chính sách bài bác tự do kéo dài đã hàng chục năm mà thôi.

A senseless and thoughtless slogan makes capitalism responsible for the origin of the war. The connection between the latter and the policy of protectionism is clearly evident, and, as a result of what is certainly a grievous ignorance of the facts, the protective tariff is identified outright with capitalism. People forget that only a short time ago all the nationalistic publications were filled with violent diatribes against international capital ("finance capital" and the "international gold trust") for being without a country, for opposing protective tariffs, for being averse to war and inclined toward peace. It is altogether absurd to hold the armaments industry responsible for the outbreak of the war. The armaments industry has arisen and grown to a considerable size because governments and peoples bent on war demanded weapons. It would be really preposterous to suppose that the nations turned to imperialistic policies as a favor to the ordnance manufacturers. The armaments industry, like every other, arose in order to satisfy a demand. If the nations had preferred other things to bullets and explosives, then the factory-owners would have produced the former instead of the materials of war.

Khẩu hiệu qui cho chủ nghĩa tư bản trách nhiệm trong việc khơi mào chiến tranh là vô nghĩa và thiếu suy nghĩ. Mối liên hệ giữa chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ là rõ ràng và khi đã tảng lờ các sự kiện thì người ta liền coi các sắc thuế mang tính bảo hộ chính là chủ nghĩa tư bản. Người ta quên mất rằng chỉ một thời gian ngắn trước đó tất cả các ấn bản có tinh thần dân tộc chủ nghĩa đều chứa đầy những lời công kích kịch liệt chống lại tư bản quốc tế (“tư bản tài chính” và các “tơrớt vàng quốc tế”) vì không có tinh thần quốc gia, vì họ chống lại những sắc thuế mang tính bảo hộ, vì có tinh thần chống chiến tranh và ủng hộ hoà bình. Bảo rằng nền công nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm trong việc gây ra chiến tranh cũng là phi lí. Nền công nghiệp quốc phòng xuất hiện và lớn mạnh như thế là vì các chính phủ và các dân tộc thích chiến tranh cần vũ khí. Thật là lố bịch khi cho rằng các quốc gia quay sang chính sách đế quốc là vì họ thiên vị những người sản xuất vũ khí. Công nghiệp quốc phòng, cũng như bất cứ ngành công nghiệp nào khác, là nhằm đáp ứng như cầu. Nếu các dân tộc thích các món hàng khác chứ không thích đạn dược và thuốc nổ thì những ông chủ nhà máy sẽ sản xuất những món hàng kia chứ không sản xuất vật liệu dùng cho chiến tranh nữa.

One can assume that the desire for peace is today universal. But the peoples of the world are not at all clear as to what conditions would have to be fulfilled in order to secure peace.

Có thể thừa nhận rằng ước muốn hoà bình hiện đã trở thành ước muốn chung của tất cả mọi người. Nhưng nhân dân thế giới hoàn toàn không hiểu muốn giữ hoà bình thì phải làm gì.

If the peace is not to be disturbed, all incentive for aggression must be eliminated. A world order must be established in which nations and national groups are so satisfied with living conditions that they will not feel impelled to resort to the desperate expedient of war. The liberal does not expect to abolish war by preaching and moralizing. He seeks to create the social conditions that will eliminate the causes of war.

Muốn có hoà bình thì phải loại bỏ tất cả các động cơ dẫn đến xâm lược. Phải thiết lập một trật tự quốc tế sao cho các quốc gia và các nhóm quốc gia cảm thấy hài lòng với những điều kiện sống của mình và không có nhu cầu sử dụng phương tiện tuyệt vọng là chiến tranh nữa. Người theo chủ nghĩa tự do không tin là có thể loại bỏ được chiến tranh bằng cách thuyết giáo và giảng dạy đạo đức. Họ cố gắng tạo ra những điều kiện đủ sức loại bỏ nguyên nhân của chiến tranh.

The first requirement in this regard is private property. When private property must be respected even in time of war, when the victor is not entitled to appropriate to himself the property of private persons, and the appropriation of public property has no great significance because private ownership of the means of production prevails everywhere, an important motive for waging war has already been excluded. However, this is far from being enough to guarantee peace. So that the exercise of the right of self-determination may not be reduced to a farce, political institutions must be such as to render the transference of sovereignty over a territory from one government to another a matter of the least possible significance, involving no advantage or disadvantage for anyone. People do not have a correct conception of what this requires. It is therefore necessary to make it clear by a few examples.

Yêu cầu đầu tiên về mặt này là sở hữu tư nhân. Nếu tài sản tư nhân được tôn trọng ngay cả trong thời gian diễn ra chiến tranh, nếu người chiến thắng không được quyền chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, nếu việc chiếm đoạt tài sản công cộng không có ý nghĩa đáng kể vì sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất giữ thế thượng phong thì động lực quan trọng cho việc gây chiến đã bị loại bỏ rồi. Nhưng điều này hoàn toàn chưa đủ. Muốn cho việc thực hiện quyền tự quyết không biến thành trò hề thì phải thiết lập được các định chế chính trị đủ sức làm cho việc chuyển chủ quyền trên một khu vực lãnh thổ từ chính phủ này sang chính phủ khác trở thành vấn đề càng đơn giản càng tốt, không làm lợi cũng không gây hại cho bất kì ai. Người ta thường không có khái niệm đúng đắn về những yêu cầu cần thiết cho việc này. Vì vậy cần phải làm rõ bằng một vài thí dụ.

Examine a map of linguistic and national groups in Central or Eastern Europe and notice how often, for example, in northern and western Bohemia, boundaries between them are crossed by railway lines. Here, under conditions of interventionism and etatism, there is no way of making the borders of the state correspond to the linguistic frontier. It will not do to operate a Czech state railroad on the soil of the German state, and it will do even less to run a railroad line that is under a different management every few miles. It would be just as unthinkable after every few minutes or quarter of an hour on a railroad trip to have to face a tariff barrier with all its formalities. It is thus easy to understand why etatists and interventionists reach the conclusion that the "geographic" or "economic" unity of such areas must not be "ruptured" and that the territory in question must therefore be placed under the sovereignty of a single "ruler." (Obviously, every nation seeks to prove that it alone is entitled and competent to play the role of ruler under such circumstances.) For liberalism there is no problem here at all. Private railroads, if quite free of government interference, can traverse the territory of many states without any trouble. If there are no tariff boundaries and no limitations on the movement of persons, animals, or goods, then it is of no consequence whether a train ride in a few hours crosses over the borders of the state more or less often.

Xin hãy nhìn bản đồ phân bố các nhóm ngôn ngữ và dân tộc tại Trung và Đông Âu và chú ý đến sự kiện, thí dụ như vùng Bắc và Tây Mohemia, biên giới giữa chúng có rất nhiều đường xe lửa cắt ngang. Ở đây, do chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa quốc gia cho nên không thể làm cho đường biên giới quốc gia tương thích với đường biên phân chia các nhóm ngôn ngữ. Đường sắt quốc gia của Czech trên đất Đức thì không thể nào quản lí được, lại càng khó quản lí hơn nếu cứ vài dặm lại có một ban lãnh đạo khác nhau. Cũng khó tưởng tượng được rằng cứ đi chừng mười lăm phút lại phải dừng lại để mua vé. Vì vậy, dễ hiểu rằng vì sao những người ủng hộ chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa can thiệp đi đến kết luận rằng sự thống nhất về “kinh tế” và “địa lí” của các khu vực như thế phải được “bảo toàn” và khu vực này phải được đặt dưới quyền của một “người cai trị” duy nhất. (Rõ ràng là trong những hoàn cảnh như thế, dân tộc nào cũng tìm cách chứng minh rằng chỉ mình mới có quyền và đủ sức đóng vai của người cai trị mà thôi). Chủ nghĩa tự do không thấy có vấn đề gì ở đây hết. Đường sắt tư nhân, nếu không bị nhà nước can thiệp, có thể đi qua lãnh thổ của nhiều nước mà không tạo ra bất cứ vấn đề gì. Nếu người ta không thu thuế ở biên giới; nếu người, gia súc và hàng hoá đều được tự do di chuyển thì sẽ chẳng có vấn đề gì khi chỉ trong vài giờ tàu hoả đã vượt qua biên giới của mấy nước liền.

The linguistic map also reveals the existence of national enclaves. Without any land connection of the same nationality with the main body of their people, compatriots dwell together in closed-off settlements or linguistic islands. Under present political conditions, they cannot be incorporated into the mother country. The fact that the area encompassed by the state is today protected by tariff walls makes unbroken territorial continuity a political necessity. A small "foreign possession," in being isolated from the immediately adjacent territory by tariffs and other measures of protectionism, would be exposed to economic strangulation. But once there is free trade and the state restricts itself to the preservation of private property, nothing is simpler than the solution of this problem. No linguistic island then has to acquiesce in the infringement of its rights as a nation merely because it is not connected to the main body of its own people by a territorial bridge inhabited by its fellow nationals.

Bản đồ ngôn ngữ còn cho ta thấy có những nhóm sắc dân nằm lọt thỏm trong vùng đất của một dân tộc khác. Không có bất kì mối liên kết lãnh thổ nào với khu vực định cư chủ yếu của những người cùng sắt tộc với mình, những người này sống trong những khu định cư khép kín hoặc trong những ốc đảo ngôn ngữ. Trong những điều kiện chính trị hiện nay, họ không thể sát nhập với tổ quốc của mình. Sự kiện là khu vực nằm trong lòng một nhà nước còn bị bao bọc bởi những bức tường thuế khoá càng làm cho vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trở thành nhu cầu mang tính chính trị. Là một “khu vực ngoại quốc” nhỏ bé, lại bị tách khỏi vùng lãnh thổ bên cạnh bởi hàng rào thuế quan và những biện pháp bảo hộ khác thì có khác gì bị bóp nghẹt về mặt kinh tế. Nhưng nếu có tự do thương mại và nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách cực kì đơn giản. Lúc đó sẽ không còn ốc đảo ngôn ngữ nào phải chịu cảnh bị mất quyền dân tộc chỉ vì họ nằm cách biệt hẳn với phần lãnh thổ nơi có đa số đồng bào của mình sinh sống.

The notorious "problem of the corridor" also arises only in an imperialist-etatist-interventionist system. An inland country believes that it needs a "corridor" to the sea in order to keep its foreign trade free of the influence of the interventionist and etatist policies of the countries whose territories separate it from the sea. If free trade were the rule, it would be hard to see what advantage an inland country could expect from the possession of a "corridor."

“Vấn đề hành lang” cũng chỉ xuất hiện trong hệ thống can thiệp-quốc gia-đế quốc mà thôi. Đất nước không có đường ra biển tin rằng họ cần một “hành lang” thông ra biển nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chính sách mang tính quốc gia chủ nghĩa và chính sách can thiệp về kinh tế của những nước xung quanh đối với nền ngoại thương của họ. Nếu tự do thương mại trở thành điều luật được mọi người tôn trọng thì “hành lang” cũng khó mang lại lợi lộc gì cho đất nước không có đường thông ra biển.

Transfer from one "economic zone" (in the etatist sense) to another has serious economic consequences. One need only think, for instance, of the cotton industry of upper Alsatia, which has twice had to undergo this experience, or the Polish textile industry of Upper Silesia, etc. If a change in the political affiliation of a territory involves advantages or disadvantages for its inhabitants, then their freedom to vote for the state to which they really wish to belong is essentially limited. One can speak of genuine self-determination only if the decision of each individual stems from his own free will, and not from fear of loss or hope of profit. A capitalist world organized on liberal principles knows no separate "economic" zones. In such a world, the whole of the earth's surface forms a single economic territory.

Chuyển từ một “khu vực kinh tế” này sang một khu vực kinh tế khác là phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế. Thí dụ, chỉ cần nghĩ đến nền công nghiệp sợi bông của vùng Bắc Alsatia, phải chuyển vùng đến hai lần; hay công nghiệp dệt của Ba Lan ở vùng Silesia Thượng ..v.v.. thì sẽ rõ. Nếu việc thay đổi trong các liên minh chính trị của một vùng lãnh thổ mang lại lợi ích hay thiệt hại cho những người sống trên vùng lãnh thổ đó thì quyền tự do bỏ phiếu cho quốc gia mà họ thực sự muốn trở thành một phần của nó lại bị giới hạn một cách nghiêm trọng. Chỉ có thể nói đến quyền tự quyết thực sự khi quyết định của mỗi cá nhân đều xuất phát từ ý chí tự do của chính người đó chứ không phải từ nỗi sợ bị mất hay hi vọng là sẽ được lợi. Không thể có các khu vực “kinh tế” trong chủ nghĩa tư bản được tổ chức trên các nguyên tắc tự do. Cả bề mặt trái đất sẽ là một khu vực kinh tế duy nhất trong thế giới như thế.

The right of self-determination works to the advantage only of those who comprise the majority. In order to protect minorities as well, domestic measures are required, of which we shall first consider those involving the national policy in regard to education.

Quyền tự quyết có lợi cho những người thuộc thành phần đa số. Chính sách đối nội phải có những biện pháp nhất định thì mới bảo vệ được những người thuộc các sắc dân thiểu số. Trước hết chúng ta sẽ xem xét những biện pháp trong lĩnh vực giáo dục.

In most countries today school attendance, or at least private instruction, is compulsory. Parents are obliged to send their children to school for a certain number of years or, in lieu of this public instruction at school, to have them given equivalent instruction at home. It is pointless to go into the reasons that were advanced for and against compulsory education when the matter was still a live issue. They do not have the slightest relevance to the problem as it exists today. There is only one argument that has any bearing at all on this question, viz., that continued adherence to a policy of compulsory education is utterly incompatible with efforts to establish lasting peace.

Hiện nay, tại phần lớn các quốc gia, đi học đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc. Cha mẹ có trách nhiệm cho con đi học trong một số năm nhất định hoặc dạy cho chúng những kiến thức tương tự tại nhà. Chẳng cần phải đi sâu vào những lí do ủng hộ hay phản đối giáo dục bắt buộc khi vấn đề này vẫn đang được bàn thảo. Chúng chẳng có liên quan gì đến những vấn đề đang tồn tại hiện nay. Chỉ có một luận cứ là có thể có mối liên hệ nào đó mà thôi, mà cụ thể là: bám vào chính sách giáo dục bắt buộc là không phù hợp với những cố gắng nhằm thiết lập nền hoà bình bền vững.

The inhabitants of London, Paris, and Berlin will no doubt find such a statement completely incredible. What in the world does compulsory education have to do with war and peace? One must not, however, judge this question, as one does so many others, exclusively from the point of view of the peoples of Western Europe. In London, Paris, and Berlin, the problem of compulsory education is, to be sure, easily solved. In these cities no doubt can arise as to which language is to be used in giving instruction. The population that lives in these cities and sends its children to school may be considered, by and large, of homogeneous nationality. But even the non-English-speaking people who live in London find it in the obvious interest of their children that instruction is given in English and in no other language, and things are not different in Paris and Berlin.

Chắc chắn là dân chúng London, Paris hay Berlin sẽ cho đấy là tuyên bố không thể tin được. Giáo dục bắt buộc thì có liên quan gì với chiến tranh và hoà bình? Nhưng người ta không thể giải quyết được vấn đề này, như họ đã từng làm thế với nhiều vấn đề khác, chỉ trên quan điểm của người Tây Âu. Chắc chắn là ở London, Paris hay Berlin vấn để giáo dục bắt buộc có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Ở những thành phố này sẽ không có vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào. Dân chúng trong các thành phố này, cũng tức là những người gửi con em tới trường học, nói chung có thể coi là thuần nhất về mặt dân tộc. Thậm chí ngay cả những người không nói tiếng Anh ở London cũng muốn con mình được học bằng tiếng Anh - đấy là vì quyền lợi của con cái họ. Ở Paris hay Berlin tình hình cũng như thế.

However, the problem of compulsory education has an entirely different significance in those extensive areas in which peoples speaking different languages live together side by side and intermingled in polyglot confusion. Here the question of which language is to be made the basis of instruction assumes crucial importance. A decision one way or the other can, over the years, determine the nationality of a whole area. The school can alienate children from the nationality to which their parents belong and can be used as a means of oppressing whole nationalities. Whoever controls the schools has the power to injure other nationalities and to benefit his own.

Nhưng tại những khu vực rộng lớn, nơi người dân nói những ngôn ngữ khác nhau sống cạnh nhau và hoà vào nhau thành một mớ hỗn độn đa ngôn ngữ thì vấn đề giáo dục bắt buộc lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Ở đây vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào lại có vai trò quyết định. Sau một thời gian ta sẽ thấy rằng cách giải quyết vấn đề này có thể có ảnh hưởng quyết định đến quốc tịch của cả khu vực. Trường học có thể làm cho con cái thờ ơ với dân tộc của cha mẹ mình và có thể được sử dụng như là phương tiện áp bức toàn thể các dân tộc khác. Kiểm soát được trường học là có thể làm lợi cho dân tộc mình và làm hại các dân tộc khác.

It is no solution of this problem to suggest that each child be sent to the school in which the language of his parents is spoken. First of all, even apart from the problem posed by children of mixed linguistic background, it is not always easy to decide what the language of the parents is. In polyglot areas many persons are required by their profession to make use of all the languages spoken in the country. Besides, it is often not possible for an individual?again out of regard for his means of livelihood?to declare himself openly for one or another nationality. Under a system of interventionism, it could cost him the patronage of customers belonging to other nationalities or a job with an entrepreneur of a different nationality. Then again, there are many parents who would even prefer to send their children to the schools of another nationality than their own because they value the advantages of bilingualism or assimilation to the other nationality more highly than loyalty to their own people. If one leaves to the parents the choice of the school to which they wish to send their children, then one exposes them to every conceivable form of political coercion. In all areas of mixed nationality, the school is a political prize of the highest importance. It cannot be deprived of its political character as long as it remains a public and compulsory institution. There is, in fact, only one solution: the state, the government, the laws must not in any way concern themselves with schooling or education. Public funds must not be used for such purposes. The rearing and instruction of youth must be left entirely to parents and to private associations and institutions.

Đưa trẻ đến trường sử dụng ngôn ngữ của cha mẹ chúng không phải là biện pháp giải quyết vấn đề. Trước hết, ngoài vấn đề của những đứa trẻ có cha mẹ nói bằng những ngôn ngữ khác nhau, không phải lúc nào cũng dễ dáng xác định tiếng mẹ đẻ của chính cha mẹ của chúng. Trong những khu vực đa ngôn ngữ, công việc của nhiều người buộc họ phải sử dụng được tất cả các thứ tiếng đang dùng trong nước. Ngoài ra, thường là người ta không thể công khai tuyên bố thành phần dân tộc của mình - đấy cũng là vì lí do mưu sinh mà ra. Trong hệ thống của chủ nghĩa can thiệp điều đó có thể dẫn tới việc mất khách hàng thuộc các dân tộc khác hoặc mất việc nếu người sử dụng lao động thuộc thành phần dân tộc khác. Lại có nhiều cha mẹ muốn gửi con đến trường thuộc dân tộc khác hơn là học trường của dân tộc mình vì cho rằng biết nhiều ngôn ngữ hoặc đồng hoá với dân tộc khác thì có lợi hơn là trung thành với dân tộc mình. Để cha mẹ lựa chọn trường cho con học cũng có nghĩa là để mặc họ phải chịu mọi hình thức áp bức chính trị mà ta có thể tưởng tượng được. Trong tất cả những khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, trường học là “phần thưởng” chính trị quan trọng nhất. Khi còn là định chế bắt buộc và của nhà nước thì nó không thể tách rời chính trị được. Chỉ có một biện pháp giải quyết: nhà nước, chính phủ, luật pháp không bao giờ được dính dáng đến vấn đề học hành và giáo dục. Không được dùng tiền của của nhà nước cho những mục đích này. Việc giáo dục và dạy dỗ thanh thiếu niên phải là việc của cha mẹ, việc của các hiệp hội và định chế tư nhân.

It is better that a number of boys grow up without formal education than that they enjoy the benefit of schooling only to run the risk, once they have grown up, of being killed or maimed. A healthy illiterate is always better than a literate cripple.

Thà rằng có một số thanh niên không được học hành còn hơn là được hưởng thú vui học tập nhưng rồi khi lớn lên họ sẽ có nguy cơ bị giết hoặc bị tàn phế suốt đời. Mù chữ nhưng khoẻ mạnh còn hơn là biết chữ mà tàn tật.

But even if we eliminate the spiritual coercion exercised by compulsory education, we should still be far from having done everything that is necessary in order to remove all the sources of friction between the nationalities living in polyglot territories. The school is one means of oppressing nationalities?perhaps the most dangerous, in our opinion?but it certainly is not the only means. Every interference on the part of the government in economic life can become a means of persecuting the members of nationalities speaking a language different from that of the ruling group. For this reason, in the interest of preserving peace, the activity of the government must be limited to the sphere in which it is, in the strictest sense of the word, indispensable.

Nhưng ngay cả khi ta đã loại bỏ được những áp bức về mặt tinh thần do chính sách giáo dục bắt buộc gây ra thì cũng còn lâu ta mới loại trừ được tất cả những nguồn gốc của sự va chạm giữa các dân tộc sống trong khu vực đa ngôn ngữ. Trường học có thể là một phương tiện áp bức dân tộc – theo quan niệm của chúng tôi thì là phương tiện nguy hiểm nhất – nhưng không phải là phương tiện duy nhất. Bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ vào đời sống kinh tế cũng đều có thể trở thành phương tiện ngược đãi những dân tộc không nói cùng thứ tiếng với nhóm đang cầm quyền. Vì thế, muốn bảo vệ hoà bình thì hoạt động của chính phủ phải được giới hạn trong lĩnh vực mà không ai có thể thay thế được, theo đúng nghĩa đen của từ này.

We cannot do without the apparatus of government in protecting and preserving the life, liberty, property, and health of the individual. But even the judicial and police activities performed in the service of these ends can become dangerous in areas where any basis at all can be found for discriminating between one group and another in the conduct of official business. Only in countries where there is no particular incentive for partiality will there generally be no reason to fear that a magistrate who is supposed to apply the established laws for the protection of life, liberty, property, and health will act in a biased manner. Where, however, differences of religion, nationality, or the like have divided the population into groups separated by a gulf so deep as to exclude every impulse of fairness or humanity and to leave room for nothing but hate, the situation is quite different. Then the judge who acts consciously, or still more often unconsciously, in a biased manner thinks he is fulfilling a higher duty when he makes use of the prerogatives and powers of his office in the service of his own group.

Chúng ta không thể không có bộ máy của chính phủ, bộ máy của chính phủ là để bảo vệ và duy trì cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ của mỗi cá nhân. Nhưng trong những khu vực có thể xảy ra kì thị chủng tộc trong khi thi hành nhiệm vụ của nhà nước thì ngay cả hành động của cảnh sát và toà án cũng có thể tạo ra nguy cơ rồi. Chỉ có ở những nước, nơi người dân không có thái độ thiên vị dân tộc này hay dân tộc khác thì ta mới không phải lo quan chức có thái độ kì thị trong khi thi hành luật pháp nhằm bảo vệ đời sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ mà thôi. Còn ở những nơi mà sự khác biệt về tôn giáo, khác biệt về dân tộc và những khác biệt tương tự đã trở thành hố sâu ngăn cách người dân đến mức không thể nào có sự công bằng và nhân đạo mà chỉ còn lòng hận thù thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó, một viên quan toà sử dụng quyền lực nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhóm mình nhưng lại nghĩ rằng mình đang thi hành phận sự, đấy chính là hành động kì thị, hành động này có có thể là cố ý, nhưng thường là không cố ý.

To the extent that the apparatus of government has no other function than that of protecting life, liberty, property, and health, it is possible, at any rate, to draw up regulations that so strictly circumscribe the domain in which the administrative authorities and the courts are free to act as to leave little or no latitude for the exercise of their own discretion or arbitrary, subjective judgment. But once a share in the management of production is relinquished to the state, once the apparatus of government is called upon to determine the disposition of goods of higher order, it is impossible to hold administrative officials to a set of binding rules and regulations that would guarantee certain rights to every citizen. A penal law designed to punish murderers can, to some extent at least, draw a dividing line between what is and what is not to be considered murder and thus set certain limits to the area in which the magistrate is free to use his own judgment. Of course, every lawyer knows only too well that even the best law can be perverted, in concrete cases, in interpretation, application, and administration. But in the case of a government bureau charged with the management of transportation facilities, mines, or public lands, as much as one may restrain its freedom of action on other grounds (which have already been discussed in section 2), the most one can do to keep it impartial in regard to controversial questions of national policy is to give it directives couched in empty generalities. One must grant it a great deal of leeway in many respects because one cannot know beforehand under what circumstances it will have to act. Thus, the door is left wide open for arbitrariness, bias, and the abuse of official power.

Vì bộ máy của chính phủ không có chức năng nào khác ngoài chức năng bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ cho nên có thể đưa ra những qui định nhằm hạn chế một cách triệt để lĩnh vực mà bộ máy hành chính và toà án có thể hoạt động một cách tự do, không để hoặc để rất ít khoảng trống cho những hoạt động tuỳ tiện hay đưa ra những quyết định độc đoán và chủ quan. Nhưng chỉ cần giao cho nhà nước quản lí một phần quá trình sản xuất, chỉ cần bộ máy của chính phủ được yêu cầu quyết định món hàng nào quan trọng hơn là sẽ không thể nào buộc các quan chức phải tuân thủ những điều luật và qui định nhằm bảo đảm quyền lợi của các các công dân được nữa. Luật hình sự nhằm trừng phạt những kẻ sát nhân, ở mức độ nào đó, đã qui định rõ ai là và ai không phải là sát nhân và vì vậy mà đã xác định được lĩnh vực trong đó quan toà có thể tự do đưa ra phán quyết của mình. Dĩ nhiên là luật sư nào cũng biết rằng, trong những trường hợp cụ thể, ngay cả những đạo luật tốt nhất cũng có thể bị người ta xuyên tạc trong khi giải thích, áp dụng và thi hành. Nhưng trường hợp cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm quản lí phương tiện giao thông, hầm mỏ hoặc đất công; ta chẳng thể nào giữ cho nó không thiên vị trong những vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia vì mọi chỉ dẫn đều sẽ biến thành những lời sáo rỗng; tốt nhất là giới hạn quyền tự do hành động vì những lí do khác (đã được thảo luận trong phần 2). Nhưng lại phải dành cho cơ quan của chính phủ không gian để hành động vì không thể biết trước được rằng nó sẽ phải hành động trong những hoàn cảnh nào. Như vậy là đã để rộng cửa cho những hành động độc đoán, thiên vị và lạm dụng quyền lực.

Even in areas inhabited by people of various nationalities, there is need for a unified administration. One cannot place at every street-corner both a German and a Czech policeman, each of whom would have to protect only members of his own nationality. And even if this could be done, the question would still arise as to who is to intervene when members of both nationalities are involved in a situation that calls for intervention. The disadvantages that result from the necessity of a unified administration in these territories are unavoidable. But if difficulties already exist even in carrying out such indispensable functions of government as the protection of life, liberty, property, and health, one should not raise them to really monstrous proportions by extending the range of state activity to other fields in which, by their very nature, still greater latitude must be granted to arbitrary judgment.

Ngay cả trong những khu vực có đại diện của nhiều dân tộc sinh sống thì cũng cần phải có một chính quyền thống nhất. Mỗi góc phố không thể có hai viên cảnh sát, một người Đức, một người Czech, mỗi người chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ người thuộc dân tộc mình. Nhưng ngay cả nếu làm được như thế thì cũng sẽ xuất hiện vấn đề là ai sẽ phải can thiệp khi người của cả hai sắc dân cùng bị rơi vào hoàn cảnh cần phải can thiệp. Thiệt hại do nhu cầu phải có một chính quyền thống nhất trên những vùng lãnh thổ như thế là không thể tránh được. Nhưng, nếu trong khi thực hiện những chức năng không thể thoái thác được là bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ mà chính phủ đã gặp những khó khăn như thế thì càng không được mở rộng phạm vi hoạt động của chính phủ sang các lĩnh vực khác, mà thực chất là sẽ phải giành cho cơ quan của chính phủ nhiều quyền tự do hành động hơn, làm cho khó khăn càng khủng khiếp hơn.

Large areas of the world have been settled, not by the members of just one nationality, one race, or one religion, but by a motley mixture of many peoples. As a result of the migratory movements that necessarily follow shifts in the location of production, more new territories are continually being confronted with the problem of a mixed population. If one does not wish to aggravate artificially the friction that must arise from this living together of different groups, one must restrict the state to just those tasks that it alone can perform.

Nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất là khu vực quần cư của nhiều giống người, chứ không phải là người của một dân tộc, một giống người hay một tôn giáo. Do quá trình di dân, chắc chắn sẽ xảy ra do sự dịch chuyển của quá trình sản xuất, mà nhiều vùng mới sẽ phải đối mặt với hiện tượng quần cư. Nếu không muốn cố tình làm cho những va chạm sẽ nảy sinh giữa các nhóm khác nhau sống chung với nhau thì càng phải giới hạn hoạt động của chính phủ vào những nhiệm vụ mà chỉ có nó mới thực hiện được.

4. Nationalism

As long as nations were ruled by monarchical despots, the idea of adjusting the boundaries of the state to coincide with the boundaries between nationalities could not find acceptance. If a potentate desired to incorporate a province into his realm, he cared little whether the inhabitants?the subjects?agreed to a change of rulers or not. The only consideration that was regarded as relevant was whether the available military forces were sufficient to conquer and hold the territory in question. One justified one's conduct publicly by the more or less artificial construction of a legal claim. The nationality of the inhabitants of the area concerned was not taken into account at all.

4. Chủ nghĩa dân tộc

Khi nào các quốc gia vẫn còn nằm dưới quyền cai trị của các vua chúa thì khi đó ý tưởng điều chỉnh biên giới quốc gia cho trùng với đường biên giới giữa các dân tộc vẫn sẽ không được chấp nhận. Nếu kẻ thống trị muốn sát nhập một tỉnh vào vương quốc của mình thì ông ta sẽ chẳng thèm quan tâm đến việc là liệu dân chúng - tức là thần dân của ông ta – có đồng ý với việc thay đổi người cầm quyền hay là không. Điều duy nhất ông ta phải quan tâm là lực lượng quân sự có đủ sức chinh phục và giữ được vùng đất ấy hay là không mà thôi. Ông ta công khai biện hộ cho hành vi của mình bằng cách nói rằng yêu sách của mình là hợp pháp. Thành phần dân tộc của khu vực bị chiếm đóng không phải là vấn đề cần quan tâm.

It was with the rise of liberalism that the question of how the boundaries of states are to be drawn first became a problem independent of military, historical, and legal considerations. Liberalism, which founds the state on the will of the majority of the people living in a certain territory, disallows all military considerations that were formerly decisive in defining the boundaries of the state. It rejects the right of conquest. It cannot understand how people can speak of "strategic frontiers" and finds entirely incomprehensible the demand that a piece of land be incorporated into one's own state in order to possess a glacis. Liberalism does not acknowledge the historical right of a prince to inherit a province. A king can rule, in the liberal sense, only over persons and not over a certain piece of land, of which the inhabitants are viewed as mere appendages. The monarch by the grace of God carries the title of a territory, e.g., "King of France." The kings installed by liberalism received their title, not from the name of the territory, but from that of the people over whom they ruled as constitutional monarchs. Thus, Louis Philippe bore the title, "King of the French"; thus too, there is a "King of the Belgians," as there was once a "King of the Hellenes."

Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa tự do, lần đầu tiên câu hỏi về cách thức vẽ đường biên giới quốc gia mới trở thành vấn đề độc lập với những tính toán về quân sự, lịch sử và pháp lí. Chủ nghĩa tự do cho rằng nhà nước được xây dựng trên ý chí của đa số dân chúng sống trong một khu vực nhất định, nó bác bỏ mọi tính toán quân sự, tức là bác bỏ những toan tính từng giữ vai trò quyết định trong việc xác định đường biên giới trong quá khứ. Nó không chấp nhận quyền chinh phục. Nó không chấp nhận luận điểm về “biên giới chiến lược” và cho rằng yêu sách sát nhập một vùng đất nhỏ tí vào một quốc gia nào đó là để củng cố tiền đồn là hoàn toàn không thể hiểu được. Chủ nghĩa tự do không công nhận quyền thừa kế các tỉnh của các vương tôn. Theo cách hiểu của chủ nghĩa tự do, nhà vua có thể cai trị dân chúng chứ không phải cai trị một vùng đất mà dân chúng chỉ được coi là những vật đi kèm với vùng đất được thừa kế. Vị hoàng đế do Thượng đế lập nên mang danh vùng đất, thí dụ như Vua nước Pháp. Nhưng vị hoàng đế do chủ nghĩa tự do lập nên - tức là chế độ quân chủ lập hiến - không mang danh vùng đất mà mang danh những người mà ông ta cai trị. Như vậy là Louis Philippe sẽ có tên là Vua của người Pháp, tương tự như thế, sẽ xuất hiện danh hiệu Vua của người Bỉ, như đã từng có danh hiệu Vua của người Hellene vậy.

It was liberalism that created the legal form by which the desire of the people to belong or not to belong to a certain state could gain expression, viz., the plebiscite. The state to which the inhabitants of a certain territory wish to belong is to be ascertained by means of an election. But even if all the necessary economic and political conditions (e.g., those involving the national policy in regard to education) were fulfilled in order to prevent the plebiscite from being reduced to a farce, even if it were possible simply to take a poll of the inhabitants of every community in order to determine to which state they wished to attach themselves, and to repeat such an election whenever circumstances changed, some unresolved problems would certainly still remain as possible sources of friction between the different nationalities. The situation of having to belong to a state to which one does not wish to belong is no less onerous if it is the result of an election than if one must endure it as the consequence of a military conquest. But it is doubly difficult for the individual who is cut off from the majority of his fellow citizens by a language barrier.

Chính chủ nghĩa tự do đã tạo ra hình thức pháp lí – gọi là trưng cầu dân ý – thông qua đó dân chúng có thể thể hiện ước muốn ở lại hay tách khỏi một quốc gia nào đó. Thông qua trưng cầu dâ ý có thể biết được dân chúng tại một khu vực nào đó muốn được sống trong nhà nước nào. Nhưng ngay cả khi đã thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị (kể cả những chính sách quốc gia về giáo dục) nhằm không để cho việc trưng cầu dân ý trở thành trò cười, ngay cả khi có thể thực hiện những cuộc trưng cầu trong mỗi cộng đồng để xác định xem họ muốn nằm trong thành phần của quốc gia nào và lặp lại những cuộc trưng cầu như thế khi hoàn cảnh thay đổi thì vẫn có thể có những vấn đề chưa được giải quyết, có thể tạo ra va chạm giữa các dân tộc khác nhau. Thuộc về nhà nước mà mình không muốn dù đấy có là kết quả của một cuộc bỏ phiếu hay chinh phục bằng quân sự thì cũng đau khổ như nhau. Nhưng đối với một người bị hàng rào ngôn ngữ ngăn cách với đa số những người cùng dân tộc với mình thì khó khăn còn tăng lên gấp đôi.

To be a member of a national minority always means that one is a second-class citizen. Discussions of political questions must, of course, be carried on by means of the written and spoken word?in speeches, newspaper articles, and books. However, these means of political enlightenment and debate are not at the disposal of the linguistic minority to the same extent as they are for those whose mother tongue?the language used in everyday speech?is that in which the discussions take place. The political thought of a people, after all, is the reflection of the ideas contained in its political literature. Cast into the form of statute law, the outcome of its political discussions acquires direct significance for the citizen who speaks a foreign tongue, since he must obey the law; yet he has the feeling that he is excluded from effective participation in shaping the will of the legislative authority or at least that he is not allowed to cooperate in shaping it to the same extent as those whose native tongue is that of the ruling majority. And when he appears before a magistrate or any administrative official as a party to a suit or a petition, he stands before men whose political thought is foreign to him because it developed under different ideological influences.

Là người dân tộc thiểu số bao giờ cũng có nghĩa là công dân loại hai. Muốn thảo luận các vấn đề chính trị đương nhiên là phải nói hoặc viết – trong những bài diễn văn, trên báo chí hay trong sách vở. Nhưng những người thiểu số không có nhiều phương tiện học hỏi và thảo luận những vấn đề chính trị bằng những người mà tiếng mẹ đẻ của họ (tiếng nói vẫn dùng hành ngày) là tiếng được dùng để thảo luận. Xét cho cùng thì tư duy chính trị của nhân dân chính là những tư tưởng được thể hiện trong sách báo chính trị của họ. Kết quả của những cuộc thảo luận chính trị - được đúc kết thành luật lệ - có ý nghĩa trực tiếp đối với những công dân sử dụng ngôn ngữ khác vì người đó phải tuân thủ pháp luật; nhưng người đó lại cảm thấy rằng mình không được tham gia vào quá trình lập pháp hoặc ít nhất là không được tham gia như những người mà tiếng mẹ đẻ chính là tiếng nói của đa số cầm quyền. Và khi anh ta xuất hiện trước quan toà hay bất kì quan chức hành chính nào khác, như người thỉnh cầu hay kiến nghị, là anh ta đứng trước những người có tư tưởng chính trị xa lạ vì những tư tưởng đó đã phát triển dưới sự tác động của những tư tưởng hoàn toàn khác lạ với anh ta.

But even apart from all this, the very fact that the members of the minority are required, in appearing before tribunals and administrative authorities, to make use of a language foreign to them already handicaps them seriously in many respects. There is all the difference in the world, when one is on trial, between being able to speak in court directly to one's judges and being compelled to avail oneself of the services of an interpreter. At every turn, the member of a national minority is made to feel that he lives among strangers and that he is, even if the letter of the law denies it, a second-class citizen.

Bên cạnh những điều đó, ngay sự kiện là người thiểu số phải sử dụng ngôn ngữ xa lạ với mình, khi đứng trước quan toà hay quan chức hành chính, đã làm cho anh ta chịu nhiều thua thiệt rồi. Giữa người có thể nói trực tiếp với quan toà và người phải sử dụng phiên dịch đã là sự khác biệt một trời một vực. Ở đâu thì người thiểu số cũng cảm thấy rằng mình là người xa lạ và dù lời văn của pháp luật có phủ nhận điều đó thì họ cũng chỉ là dân loại hai mà thôi.

All these disadvantages are felt to be very oppressive even in a state with a liberal constitution in which the activity of the government is restricted to the protection of the life and property of the citizens. But they become quite intolerable in an interventionist or a socialist state. If the administrative authorities have the right to intervene everywhere according to their free discretion, if the latitude granted to judges and officials in reaching their decisions is so wide as to leave room also for the operation of political prejudices, then a member of a national minority finds himself delivered over to arbitrary judgment and oppression on the part of the public functionaries belonging to the ruling majority. What happens when school and church as well are not independent, but subject to regulation by the government, has already been discussed.

Ngay cả trong quốc gia có một hiến pháp tự do, trong đó hoạt động của chính phủ được giới hạn vào việc bảo vệ đời sống và tài sản của công dân, thì những sự thiệt thòi như thế cũng tạo ra cảm giác đè nén rất năng nề. Và trong nhà nước xã hội chủ nghĩa hay nhà nước thi hành chính sách can thiệp thì sẽ trở thành không thể chịu đựng nổi. Còn nếu cơ quan hành pháp mà có quyền can thiệp bất cứ khi nào họ muốn, nếu quyền tự do hành động của các quan toà và nhân viên công lực rộng rãi đến mức có thể đưa cả thiên kiến vào thì người dân tộc thiểu số có thể bị những nhân viên công lực thuộc đa số cầm quyền hành xử một cách tuỳ tiện và bị áp bức nữa. Những hậu quả xảy ra, khi nhà trường và nhà thờ không còn là những thực thể độc lập mà chịu sự quản lí của nhà nước, đã được thảo luận trong những phần trên.

It is here that one must seek for the roots of the aggressive nationalism that we see at work today. Efforts to trace back to natural rather than political causes the violent antagonisms existing between nations today are altogether mistaken. All the symptoms of supposedly innate antipathy between peoples that are customarily offered in evidence exist also within each individual nation. The Bavarian hates the Prussian; the Prussian, the Bavarian. No less fierce is the hatred existing among individual groups within both France and Poland. Nevertheless, Germans, Poles, and Frenchmen manage to live peacefully within their own countries. What gives the antipathy of the Pole for the German and of the German for the Pole a special political significance is the aspiration of each of the two peoples to seize for itself political control of the border areas in which Germans and Poles live side by side and to use it to oppress the members of the other nationality. What has kindled the hatred between nations to a consuming fire is the fact that people want to use the schools to estrange children from the language of their fathers and to make use of the courts and administrative offices, political and economic measures, and outright expropriation to persecute those speaking a foreign tongue. Because people are prepared to resort to violent means in order to create favorable conditions for the political future of their own nation, they have established a system of oppression in the polyglot areas that imperils the peace of the world.

Chính đây là gốc rễ của chủ nghĩa dân tộc có tính chất hung hăng mà chúng ta đang thấy hiện nay. Những cố gắng nhằm qui những vụ đối đầu mang tính bạo lực giữa các dân tộc là do các nguyên nhân tự nhiên chứ không phải do nguyên nhân chính trị tạo ra là hoàn toàn sai lầm. Trong từng dân tộc cũng có tất cả những biểu hiện mà người ta hay dẫn ra làm thí dụ cho sự sự ác cảm được cho là bẩm sinh giữa các dân tộc. Người Bavary ghét người Phổ; người Phổ căm thù người Bavary. Lòng hận thù giữa những nhóm khác nhau của người Pháp hay người Ba Lan cũng không kém phần dữ dội. Nhưng người Đức, người Ba Lan, người Pháp vẫn có thể sống chung một cách hoà bình trong lòng đất nước của mình. Nhưng thái độ ác cảm của người Ba Lan với người Đức và của người Đức với người Ba Lan lại có ý nghĩa chính trị quan trọng vì cả hai bên đều hi vọng chiếm được quyền lực chính trị trong khu vực biên giới, nơi người Đức và người Ba Lan sống cạnh nhau và sử dụng quyền lực đó nhằm áp chế dân chúng của phía bên kia. Việc dân chúng muốn dùng trường học làm phương tiện li gián trẻ con với ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng, và dùng toà án, cơ quan hành chính, các biện pháp kinh tế và chính trị, thậm chí tịch thu tài sản, làm phương tiện đàn áp những người nói tiếng nước ngoài đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù, thiêu đốt tất cả. Chính vì người ta sẵn sàng sử dụng những biện pháp bạo lực nhằm thiết lập những điều kiện tốt đẹp cho tương chính trị của dân tộc mình mà họ đã tạo ra trong những khu vực đa ngôn ngữ hệ thống áp bức, đủ sức làm lung lay chính nền hoà bình trên toàn thế giới.

As long as the liberal program is not completely carried out in the territories of mixed nationality, hatred between members of different nations must become ever fiercer and continue to ignite new wars and rebellions.

Khi cương lĩnh của chủ nghĩa tự do chưa được thực hiện một cách trọn vẹn trong những khu vực có nhiều dân tộc sinh sống thì lòng thù hận giữa người dân tộc này với người dân tộc khác chắn chắn sẽ ngày càng gia tăng và sẽ tiếp tục làm bùng lên những cuộc chiến tranh và bạo loạn mới.

5. Imperialism

The lust for conquest on the part of the absolute monarchs of previous centuries was aimed at an extension of their sphere of power and an increase in their wealth. No prince could be powerful enough, for it was by force alone that he could preserve his rule against internal and external enemies. No prince could be rich enough, for he needed money for the maintenance of his soldiers and the upkeep of his entourage.

5. Chủ nghĩa đế quốc

Những ông vua chuyên chế trong các thế kỉ trước đây thèm khát chinh phục là để mở rộng lãnh thổ và làm giàu. Không ông vua nào có quyền lực tuyệt đối cho nên phải có sức mạnh thì mới giữ được quyền lực trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. Không ông vua nào cảm thấy đủ giầu, vì vậy mà ông ta cần có thêm tiển để nuôi quân và nuôi bọn tuỳ tùng.

For a liberal state, the question whether or not the boundaries of its territory are to be further extended is of minor significance. Wealth cannot be won by the annexation of new provinces, since the "revenue" derived from a territory must be used to defray the necessary costs of its administration. For a liberal state, which entertains no aggressive plans, a strengthening of its military power is unimportant. Thus, liberal parliaments resisted all endeavors to increase their country's war potential and opposed all bellicose and annexationist policies.

Đối với nhà nước tự do, mở rộng hay không mở rộng biên giới lãnh thổ không phải là vấn đề quan trọng. Không thể chiếm đoạt được của cải bằng cách sát nhập các tỉnh mới vì “thu nhập” từ một vùng lãnh thổ nào đó phải được sử dụng để thanh toán cho bộ bộ máy quản lí nó. Đối với nhà nước tự do, tức là nhà nước không ấp ủ những kế hoạch xâm lược, tăng cường lực lượng quân sự không phải là vấn đề quan trọng. Quốc hội của các nước theo đường lối tự do chống lại mọi cố gắng nhằm tăng cường khả năng quân sự của đất nước và phản đối mọi chính sách xâm lược và hiếu chiến.

But the liberal policy of peace which, in the early sixties of the last century, as liberalism swept from one victory to another, was considered as already assured, at least in Europe, was based on the assumption that the people of every territory would have the right to determine for themselves the state to which they wished to belong. However, in order to secure this right, since the absolutist powers had no intention of peacefully relinquishing their prerogatives, a number of rather serious wars and revolutions were first necessary. The overthrow of foreign domination in Italy, the preservation of the Germans in Schleswig-Holstein in the face of threatening denationalization, the liberation of the Poles and of the South Slavs could be attempted only by force of arms. In only one of the many places where the existing political order found itself opposed by a demand for the right of self-determination could the issue be peacefully resolved: liberal England freed the Ionian islands. Everywhere else the same situation resulted in wars and revolutions. From the struggles to form a unified German state developed the disastrous modern Franco-German conflict; the Polish question remained unresolved because the Czar crushed one rebellion after another; the Balkan question was only partially settled; and the impossibility of solving the problems of the Hapsburg monarchy against the will of the ruling dynasty ultimately led to the incident that became the immediate cause of the World War.

Nhưng chính sách hoà bình của trường phái tự do, trong những năm 60 của thế kỉ trước (Thế kỉ XIX – ND), khi chủ nghĩa tự do thu được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, được coi là chắc chắn, ít nhất là ở châu Âu, đặt trên cơ sở giả định rằng dân chúng sống trên mỗi vùng lãnh thổ đều có quyền tự quyết định họ thích nằm trong quốc nào. Nhưng vì các chế độ chuyên chế không chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi một cách hoà bình cho nên trước hết phải làm cách mạng và tiến hành chiến tranh thì mới bảo vệ được những quyền này. Phải dùng đến vũ lực mới lật đổ được ách thống trị của nước ngoài ở Ý, mới bảo vệ được người Đức ở Schleswig-Holstein trước nguy cơ bị tước quốc tịch, mới giải phóng người Ba Lan và người Slav miền Nam. Chỉ có một khu vực, đấy là quần đảo Ionian, nơi chế độ chính trị đương quyền đã giải quyết một cách hoà bình yêu sách đòi quyền tự quyết mà thôi: nước Anh theo đường lối tự do đã giải phóng những hòn đảo này. Còn tất cả những nơi khác, kết quả bao giờ cũng là chiến tranh và cách mạng. Những cuộc đấu tranh nhằm tạo ra một nước Đức thống nhất đã phát triển thành cuộc xung đột Đức – Pháp đấy thảm khốc [ý nói cuộc chiến tranh Pháp-Phổ trong những năm 1869-1971, kết quả là Pháp thua – ND]. Vấn đề Ba Lan vẫn chưa được giải quyết vì Sa Hoàng đã đè bẹp hết cuộc khởi nghĩa này đến cuộc khởi nghĩa khác. Vấn đề Ban Căng chỉ được giải quyết một phần, việc không thể giải quyết được vấn đề của vương triều Hapsburg trái ngược với ý chí của dòng họ đang nắm quyến cuối cùng đã dẫn đến một rắc rối và đấy chính là nguyên nhân trực tiếp đưa đến Chiến tranh Thế giới [Chiến tranh Thế giới I –ND].

Modern imperialism is distinguished from the expansionist tendencies of the absolute principalities by the fact that its moving spirits are not the members of the ruling dynasty, nor even of the nobility, the bureaucracy, or the officers' corps of the army bent on personal enrichment and aggrandizement by plundering the resources of conquered territories, but the mass of the people, who look upon it as the most appropriate means for the preservation of national independence. In the complex network of antiliberal policies, which have so far expanded the functions of the state as to leave hardly any field of human activity free of government interference, it is futile to hope for even a moderately satisfactory solution of the political problems of the areas in which members of several nationalities live side by side. If the government of these territories is not conducted along completely liberal lines, there can be no question of even an approach to equality of rights in the treatment of the various national groups. There can then be only rulers and those ruled. The only choice is whether one will be hammer or anvil. Thus, the striving, for as strong a national state as possible?one that can extend its control to all territories of mixed nationality?becomes an indispensable requirement of national self-preservation.

Chủ nghĩa đế quốc hiện đại khác với những xu hướng bành trướng của những vương triều chuyên chế ở chỗ là động cơ của nó không phải là những người trong hoàng tộc, thậm chí không phải là người của giới quí tộc, của bộ máy quan liêu hay hàng ngũ sĩ quan muốn làm giàu hoặc gia tăng quyền hành bằng cách cướp bóc những vùng chiếm được mà là quần chúng, họ coi chủ nghĩa đế quốc là phương tiện bảo vệ nền độc lập dân tộc phù hợp nhất. Khi mạng lưới của những chính sách bài tự do, những chính sách làm cho chức năng của nhà nước bành trướng đến mức chẳng còn hoạt động nào là không bị nhà nước can thiệp, đã giăng ra khắp nơi như hiện nay thì chẳng còn hi vọng gì là những vấn đề chính trị của những khu vực đa sắc tộc sẽ được giải quyết một cách tương đối thoả đáng nữa. Nếu chính phủ của những vùng lãnh thổ đó không hành xử theo đúng đường lối của chủ nghĩa tự do thì chẳng nên nói đến ngay cả sự bình quyền trong việc đối xử với các nhóm sắc dân khác nhau. Lúc đó sẽ chỉ còn nhóm cai trị và những nhóm bị trị mà thôi. Sự lựa chọn chỉ còn là ai là búa và ai phải làm đe. Như vậy nghĩa là, ước mong có một nhà nước càng mạnh càng tốt - một nhà nước có thể mở rộng quyền cai trị sang cả những vùng có nhiều sắc dân sinh sống – đã trở thành yêu cầu tự vệ không thể bác bỏ được.

But the problem of linguistically mixed areas is not limited to countries long settled. Capitalism opens up for civilization new lands offering more favorable conditions of production than great parts of the countries that have been long inhabited. Capital and labor flow to the most favorable location. The migratory movement thus initiated exceeds by far all the previous migrations of the peoples of the world. Only a few nations can have their emigrants move to lands in which political power is in the hands of their compatriots. Where, however, this condition does not prevail, the migration gives rise once again to all those conflicts that generally develop in polyglot territories. In particular cases, into which we shall not enter here, matters are somewhat different in the areas of overseas colonization than in the long-settled countries of Europe. Nevertheless, the conflicts that spring from the unsatisfactory situation of national minorities are, in the last analysis, identical. The desire of each country to preserve its own nationals from such a fate leads, on the one hand, to the struggle for the acquisition of colonies suitable for settlement by Europeans, and, on the other hand, to the adoption of the policy of using import duties to protect domestic production operating under less favorable conditions against the superior competition of foreign industry, in the hope of thereby making the emigration of workers unnecessary. Indeed, in order to expand the protected market as far as possible, efforts are made to acquire even territories that are not regarded as suitable for European settlement. We may date the beginning of modern imperialism from the late seventies of the last century, when the industrial countries of Europe started to abandon the policy of free trade and to engage in the race for colonial "markets" in Africa and Asia.

Nhưng không chỉ các nước đã có người định cư từ lâu mới có vấn đề hỗn tạp về mặt ngôn ngữ. Chủ nghĩa đế quốc đã tìm được những vùng đất mới với những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn là phần lớn những nước đã có người ở từ lâu. Vốn và lao động chảy tới những khu vực thuận lợi. Phong trào di cư đã vượt xa những cuộc di dân từng xảy ra trước đó trên thế giới. Chẳng có mấy người di dân đến được những vùng đất mà những người đồng bào với họ cầm quyền. Ở những nơi không có điều kiện như thế, việc di dân sẽ lại tạo ra những xung đột như đã từng diễn ra ở những vùng lãnh thổ đa ngôn ngữ. Trong những trường hợp đặc biệt, chúng ta sẽ không xem xét ở đây, tình hình ở những khu vực thuộc địa hải ngoại có khác với những nước đã có dân định cư lâu đời ở châu Âu. Tuy nhiên, cuối cùng thì những xung đột do sự bất bình của người thiểu số gây ra là như nhau. Ước muốn bảo vệ người dân tộc mình khỏi số phận như thế dẫn đến, một mặt, cuộc đấu tranh nhằm giành giật thuộc địa thích hợp cho việc định cư của người châu Âu và mặt khác, áp dụng chính sách thuế khoá nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, hoạt động trong những điều kiện kém thuận lợi so với nền công nghiệp nước ngoài có tính cạnh tranh hơn với hi vọng rằng công nhân sẽ không cần di cư nữa. Trên thực tế, nhằm mở rộng thêm thị trường được bảo vệ người ta đã chiếm cả những vùng lãnh thổ được coi là không phù hợp để cho người châu Âu định cư. Chúng ta có thể coi những năm cuối thập kỉ 70 của thế kỉ trước là khởi đầu của chủ nghĩa đế quốc hiện đại, đấy cũng là lúc các nước công nghiệp châu Âu bắt đầu từ bỏ chính sách thương mại tự do và tham gia vào cuộc chạy đua trong việc đi tìm “thị trường” tại các thuộc địa ở châu Phi và châu Á.

It was in reference to England that the term "imperialism" was first employed to characterize the modern policy of territorial expansion. England's imperialism, to be sure, was primarily directed not so much toward the incorporation of new territories as toward the creation of an area of uniform commercial policy out of the various possessions subject to the King of England. This was the result of the peculiar situation in which England found itself as the mother country Of the most extensive colonial settlements in the world. Nevertheless, the end that the English imperialists sought to attain in the creation of a customs union embracing the dominions and the mother country was the same as that which the colonial acquisitions of Germany, Italy, France, Belgium, and other European countries were intended to serve, viz., the creation of protected export markets.

Thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” được sử dụng lần đầu tiên chính là để nói về chính sách mở mang lãnh thổ thời hiện đại, có liên quan đến nước Anh. Chắc chắn là khởi kì thuỷ chủ nghĩa đế quốc Anh không chú tâm nhiều vào việc sát nhập những vùng lãnh thổ mới bằng việc thiết lập khu vực chính sách thương mại thống nhất trên tất cả những vùng thuộc quyền cai trị của hoàng đế Anh. Đấy là kết quả của một tình hưống khác thường mà Anh quốc, một nước có nhiều thuộc địa nhất, đã lâm vào. Tuy nhiên, mục tiêu mà những thực dân người Anh nhắm tới trong việc thành lập hiệp định chung về thuế quan, bao gồm cả các nước thuộc địa lẫn chính quốc cũng là mục tiêu của những cuộc xâm chiếm thuộc địa của Đức, Ý, Pháp, Bỉ và những nước châu Âu khác, tức là thiết lập những thị trường xuất khẩu độc quyền.

The grand commercial objectives aimed at by the policy of imperialism were nowhere attained. The dream of an all-British customs union remained unrealized. The territories annexed by European countries in the last decades, as well as those in which they were able to obtain "concessions," play such a subordinate role in the provision of raw materials and half-manufactured goods for the world market and in their corresponding consumption of industrial products that no essential change in conditions could be brought about by such arrangements. In order to attain the goals that imperialism aimed at, it was not enough for the nations of Europe to occupy areas inhabited by savages incapable of resistance. They had to reach out for territories that were in the possession of peoples ready and able to defend themselves. And it is here that the policy of imperialism suffered shipwreck, or will soon do so. In Abyssinia, in Mexico, in the Caucasus, in Persia, in China?everywhere we see the imperialist aggressors in retreat or at least already in great difficulties.

Chủ nghĩa đế quốc không đạt được những mục đích thương mại mà nó nhắm đến. Giấc mơ về việc thành lập hiệp định chung về thế quan trên tất cả những cùng lãnh thổ do Anh quốc cai trị đã không trở thành hiện thực. Những vùng lãnh thổ mà các nước châu Âu sát nhập trong vài chục năm vừa qua, cũng như những vùng đất mà họ được “nhượng quyền” trước đây, đóng vai trò thứ yếu trong việc cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm cho thị trường thế giới và tiêu thụ sản phẩm cho nên những biện pháp như thế không thể tạo ra những thay đổi mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất và giao thương. Mục tiêu của chủ nghĩa đế quốc không chỉ là chiếm các vùng đất của những dân tộc mọi rợ, không đủ sức kháng cự. Còn phải chiếm cả những vùng đất của những dân tộc sẵn sàng và đủ sức chống cự nữa. Chính sách của chủ nghĩa đế quốc đã và chẳng bao lâu nữa sẽ thất bại ở đây. Chủ nghĩa đế quốc đang rút lui hoặc đang lâm vào hoàn cảnh cực kì khó khăn ở Abyssina, ở Mexico, ở Caucasus, ở Persia, ở Trung Quốc nữa …

6. Colonial Policy

The considerations and objectives that have guided the colonial policy of the European powers since the age of the great discoveries stand in the sharpest contrast to all the principles of liberalism. The basic idea of colonial policy was to take advantage of the military superiority of the white race over the members of other races. The Europeans set out, equipped with all the weapons and contrivances that their civilization placed at their disposal, to subjugate weaker peoples, to rob them of their property, and to enslave them. Attempts have been made to extenuate and gloss over the true motive of colonial policy with the excuse that its sole object was to make it possible for primitive peoples to share in the blessings of European civilization. Even assuming that this was the real objective of the governments that sent out conquerors to distant parts of the world, the liberal could still not see any adequate basis for regarding this kind of colonization as useful or beneficial. If, as we believe, European civilization really is superior to that of the primitive tribes of Africa or to the civilizations of Asia?estimable though the latter may be in their own way?it should be able to prove its superiority by inspiring these peoples to adopt it of their own accord. Could there be a more doleful proof of the sterility of European civilization than that it can be spread by no other means than fire and sword?

6. Chính sách thuộc địa

Những tính toán và mục tiêu dẫn đạo chính sách thuộc địa của các cường quốc châu Âu kể từ ngày có những phát kiến vĩ đại trái ngược hoàn toàn với tất cả các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do. Tư tưởng căn bản của chính sách thuộc địa là sử dụng tính ưu việt về mặt quân sự của người da trắng đối với những sắc dân khác. Người châu Âu, nắm trong tay tất cả các loại vũ khí và trang thiết bị của nền văn minh, xông lên chinh phục các dân tộc yếu hơn, cướp bóc tài sản của họ và biến họ thành những người nô lệ. Người ta đã tìm cách biện hộ và che đậy động cơ đích thực của chính sách thuộc địa bằng cách nói rằng mục tiêu duy nhất là tạo điều kiện cho những dân tộc bán khai được hưởng thành quả của nền văn minh châu Âu. Ngay cả nếu công nhận đấy đúng là mục đích của chính phủ khi đưa quân tới những khu vực xa xôi trên thế giới thì người tự do cũng cho rằng chẳng có cơ sở nào để coi thuộc địa hoá là hữu ích hết. Cứ cho là chúng ta tin rằng nền văn minh châu Âu ưu việt hơn các bộ lạc bán khai ở châu Phi hay nền văn minh châu Á - mặc dù châu Á cũng rất đáng tôn trọng – nhưng nền văn minh châu Âu cũng phải chứng tỏ tính ưu việt của nó bằng cách khuyến khích các dân tộc đó tự nguyện áp dụng chứ. Việc nền văn minh châu Âu chỉ có thể được truyền bá bằng khói lửa và giáo gươm có phải là bằng chứng đáng buồn nhất về sự bất lực của nó hay không?

No chapter of history is steeped further in blood than the history of colonialism. Blood was shed uselessly and senselessly. Flourishing lands were laid waste; whole peoples destroyed and exterminated. All this can in no way be extenuated or justified. The dominion of Europeans in Africa and in important parts of Asia is absolute. It stands in the sharpest contrast to all the principles of liberalism and democracy, and there can be no doubt that we must strive for its abolition. The only question is how the elimination of this intolerable condition can be accomplished in the least harmful way possible.

Lịch sử không có chương nào đẫm máu hơn là chương viết về chế độ thuộc địa. Máu đã chảy một cách vô ích và vô nghĩa. Nhiều vùng đất xanh tươi trở thành hoang hoá, nhiều dân tộc bị giết hại hoặc xoá sổ hoàn toàn. Không thể nào che đậy hay biện hộ được. Người châu Âu nắm quyền cai trị tuyệt đối ở châu Phi và ở nhiểu khu vực quan trọng của châu Á. Hoàn toàn trái ngược với tất cả các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do và chế độ dân chủ và không nghi ngờ gì rằng chúng ta phải đấu tranh để xoá bỏ nó. Vấn đề chỉ còn là làm sao để việc xoá bỏ tình trạng này diễn ra với ít thiệt hại nhất mà thôi.

The most simple and radical solution would be for the European governments to withdraw their officials, soldiers, and police from these areas and to leave the inhabitants to themselves. It is of no consequence whether this is done immediately or whether a freely held plebiscite of the natives is made to precede the surrender of the colonies. For there can scarcely be any doubt as to the outcome of a truly free election. European rule in the overseas colonies cannot count on the consent of its subjects.

Giải pháp đơn giản và triệt để nhất là các chính phủ châu Âu rút hết các quan chức, binh lính và cảnh sát của mình khỏi những vùng lãnh thổ đã chiếm và để cho người dân ở đó được độc lập. Việc này được tiến hành ngay lập tức hay tiến hành trưng cầu dân ý dân chúng địa phương trước khi “trao trả” thì cũng thế. Vì thật khó mà nghi ngờ kết quả của một cuộc bỏ phiếu tự do. Chính quyền của người châu Âu ở các nước thuộc địa hải ngoại chẳng thể hi vọng vào sự chấp thuận của dân chúng địa phương.

The immediate consequence of this radical solution would be, if not outright anarchy, then at least continual conflicts in the areas evacuated by the Europeans. It may be safely taken for granted that up to now the natives have learned only evil ways from the Europeans, and not good ones. This is not the fault of the natives, but rather of their European conquerors, who have taught them nothing but evil. They have brought arms and engines of destruction of all kinds to the colonies; they have sent out their worst and most brutal individuals as officials and officers; at the point of the sword they have set up a colonial rule that in its sanguinary cruelty rivals the despotic system of the Bolsheviks. Europeans must not be surprised if the bad example that they themselves have set in their colonies now bears evil fruit. In any case, they have no right to complain pharisaically about the low state of public morals among the natives. Nor would they be justified in maintaining that the natives are not yet mature enough for freedom and that they still need at least several years of further education under the lash of foreign rulers before they are capable of being, left on their own. For this "education" itself is at least partly responsible for the terrible conditions that exist today in the colonies, even though its consequences will not make themselves fully apparent until after the eventual withdrawal of European troops and officials.

Giải pháp triệt để như thế nếu không dẫn tới sự hỗn loạn hoàn toàn thì cũng dẫn tới những cuộc xung đột kéo dài trong những khu vực mà người châu Âu sẽ rút đi. Có thể khẳng định mà không sợ sai là cho đến nay dân chúng địa phương chỉ mới học được những thói xấu chứ chưa học được tính tốt của người châu Âu. Đấy không phải là lỗi của dân chúng những nước thuộc địa mà là lỗi của những kẻ chinh phục châu Âu, những người chỉ dạy người ta toàn những chuyện xấu xa mà thôi. Họ đã mang đến các nước thuộc địa đủ mọi thứ vũ khí và thiết bị phá hoại, họ đã đưa đến đấy những công dân xấu xa nhất và ác độc nhất rồi giao chức vụ hoặc phong quân hàm cho chúng, họ đã dùng mũi kiếm để dựng lên chính quyền thuộc địa mà sự dã man, khát máu có thể sánh ngang với hệ thống độc tài của những người Bolshevik. Người châu Âu chẳng nên ngạc nhiên nếu như những thói hư tật xấu mà họ mang tới thuộc địa bây giờ đã cho ra trái đắng. Dù thế nào thì họ cũng không có quyền lên giọng đạo đức giả mà phàn nàn về tình trạng luân lí xã hội thấp kém của dân chúng thuộc địa. Nói rằng dân chúng các nước thuộc địa chưa đủ trưởng thành để có thể được hưởng tự do và họ cần phải được những người cầm quyền châu Âu cầm roi dạy dỗ, ít nhất là một vài năm nữa, trước khi họ có thể sống độc lập, là không thể chấp nhận được. Chính cách “dạy dỗ” như thế phải chịu trách nhiệm, ít nhất là một phần, về tình trạng khủng khiếp tại các nước thuộc địa, mặc dù chỉ sau khi người châu Âu rút đi thì ta mới thấy rõ được toàn bộ hậu quả của nó.

But perhaps it will be contended that it is the duty of the Europeans, as members of a superior race, to avoid the anarchy that would presumably break out after the evacuation of the colonies and therefore to maintain their dominion in the interests and for the benefit of the natives themselves. In order to strengthen this argument, a lurid picture may be painted of the conditions that existed in Central Africa and in many parts of Asia before the establishment of European rule. One may recall the hunts for slaves conducted by the Arabs in Central Africa and the wanton outrages that many Indian despots allowed themselves. Of course, there is much that is hypocritical in this mode of argumentation, and one should not forget, for example, that the slave trade in Africa could prosper only because the descendants of Europeans in the American colonies entered the slave market as buyers. But it is not at all necessary for us to go into the pros and cons of this line of reasoning. If all that can be adduced in favor of the maintenance of European rule in the colonies is the supposed interest of the natives, then one must say that it would be better if this rule were brought to an end completely. No one has a right to thrust himself into the affairs of others in order to further their interest, and no one ought, when he has his own interests in view, to pretend that he is acting selflessly only in the interest of others.

Nhưng có thể người ta sẽ tiếp tục khẳng định rằng vì người châu Âu là giống người cao quí hơn cho nên trách nhiệm của họ là không để xảy ra tình trạng lộn xộn sau khi rời bỏ các nước thuộc địa và vì vậy mà phải tiếp tục giữ quyền cai trị - đấy chính là vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân các nước thuộc địa. Nhằm gia tăng sức mạnh cho những luận cứ như thế, có thể vẽ ra những bức tranh kinh hoàng về điều kiện từng tồn tại ở Trung Phi và nhiều vùng khác ở châu Á trước khi chính quyền của người châu Âu được thiết lập ở đấy. Có thể nhắc lại những vụ săn lùng nô lệ do người A-Rập tiến hành ở Trung Phi hay những vụ bạo hành vô cùng thất đức của các bạo chúa người Ấn Độ. Nhưng dĩ nhiên đây là phương pháp lí luận mang tính đạo đức giả và người ta không được quên, thí dụ như việc buôn bán nô lệ chỉ phát đạt khi những hậu duệ của người châu Âu định cư ở các thuộc địa Mĩ châu bắt đầu trở thành những người mua trên thị trường nô lệ. Nhưng chúng ta hoàn toàn không cần phải đi sâu vào tất cả những “chống báng” hay “ủng hộ” của các lí luận theo kiểu này. Nếu nói rằng quyền lợi của dân chúng thuộc địa là lí do ủng hộ cho việc giữ chính quyền của người châu Âu thì ta nên nói rằng tốt hơn hết là hãy giải tán toàn bộ chính quyền đó. Không ai có quyền can thiệp vào công việc của người khác nhằm thúc đẩy quyền lợi của những người đó, còn những kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thì không được giả vờ là đang hành động quên mình chỉ vì quyền lợi của những người khác.

There is, however, yet another argument in favor of the continuance of European authority and influence in the colonial areas. If the Europeans had never brought the tropical colonies under their dominion, if they had not made their economic system dependent to a considerable extent on the importation of tropical raw materials and overseas agricultural products that they paid for with industrial goods, it would still be possible to discuss quite calmly the question whether or not it is advisable to draw these areas into the network of the world market. But since colonization has already forced all these territories into the framework of the world-wide economic community, the situation is quite different. The economy of Europe today is based, to a great extent, on the inclusion of Africa and large parts of Asia in the world economy as suppliers of raw materials of all kinds. These raw materials are not taken from the natives of these areas by force. They are not carried away as tribute, but handed over in voluntary exchange for the industrial products of Europe. Thus, relations are not founded on any one-sided advantage; they are, on the contrary, mutually beneficial, and the inhabitants of the colonies derive from them just as many advantages as the inhabitants of England or Switzerland. Any stoppage in these trade relations would involve serious economic losses for Europe as well as for the colonies and would sharply depress the standard of living of great masses of people. If the slow extension of economic relations over the whole earth and the gradual development of the world economy was one of the most important sources of the increasing wealth of the last hundred and fifty years, a reversal of this trend would represent for the world an economic catastrophe of hitherto unprecedented proportions. In its extent and consequences, this catastrophe would exceed by far the crisis connected with the economic consequences of the World War. Ought the well-being of Europe and, at the same time, that of the colonies as well to be allowed to decline further in order to give the natives a chance to determine their own political destinies, when this would lead, in any event, not to their freedom, but merely to a change of masters?

Tuy nhiên, ở đây có một luận cứ ủng hộ cho việc tiếp tục nắm quyền và ảnh hưởng của người châu Âu ở những lãnh thổ thuộc địa. Nếu người châu Âu không bắt các nước nhiệt đới trở thành thuộc địa của mình, nếu họ không làm cho hệ thống kinh tế của mình trở thành phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ vùng nhiệt đới và sản phẩm nông nghiệp hải ngoại và thanh toán bẳng sản phẩm công nghiệp thì ta có thể bình tĩnh thảo luận vấn đề là có nên đưa những vùng này vào hệ thống thị trường thế giới hay không. Nhưng tình hình khác hẳn vì quá trình thực dân hoá đã đẩy tất cả những vùng lãnh thổ này vào khuôn khổ của của cộng đồng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế châu Âu hiện phụ thuộc khá nhiều vào sự tham gia của châu Phi và những vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Á vào nền kinh tế thế giới với vai trò là những nước cung cấp nguyên liệu đủ mọi loại. Người ta không dùng vũ lực để tước đoạt những nguyên vật liệu này. Nguyên vật liệu cũng không phải là đồ cống nạp mà được trao tay trên cơ sở trao đổi tự nguyện với những sản phẩm công nghiệp của châu Âu. Như vậy là quan hệ không phải là một chiều, ngược lại, nó có lợi cho cả hai bên, và người dân các nước thuộc địa cũng nhận được nhiều lợi ích như người dân Anh hay Thuỵ Sĩ. Bất kì sự ngưng trệ nào trong quan hệ thương mại cũng sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với châu Âu cũng như đối với các nước thuộc địa và sẽ làm giảm đáng kể mức sống của rất nhiều người. Vì sự mở rộng một cách chậm chạp các quan hệ kinh tế trên toàn thế giới và sự phát triển một cách từ từ nền kinh tế thế giới là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất của sự gia tăng tài sản trong một trăm năm mươi năm qua, sự đảo ngược xu hướng này sẽ trở thành thảm hoạ kinh tế thế giới chưa từng có từ trước tới nay. Mức độ và hậu quả của thảm hoạ này sẽ vượt xa cuộc khủng hoảng do Chiến tranh Thế giới gây ra. Liệu ta có thể để cho sự thịnh vượng của châu Âu, đồng thời cũng là sự thịnh vượng của các nước thuộc địa, đi xuống chỉ với mục đích là tạo cho người dân các nước thuộc địa cơ hội tự quyết định vận mệnh chính trị của mình, khi mà nó không dẫn họ đến tự do mà chỉ dẫn đến việc thay thày đổi chủ mà thôi?

This is the consideration that must be decisive in judging questions of colonial policy. European officials, troops, and police must remain in these areas, as far as their presence is necessary in order to maintain the legal and political conditions required to insure the participation of the colonial territories in international trade. It must be possible to carry on commercial, industrial, and agricultural operations in the colonies, to exploit mines, and to bring the products of the country, by rail and river, to the coast and thence to Europe and America. That all this should continue to be possible is in the interest of everyone, not only of the inhabitants of Europe, America, and Australia, but also of the natives of Asia and Africa themselves. Wherever the colonial powers do not go beyond this in the treatment of their colonies, one can raise no objection to their activities even from the liberal standpoint.

Đây phải là luận cứ quyết định trong việc trong việc đánh giá chính sách thuộc địa. Các quan chức, quân đội và cảnh sát phải ở lại trong những vùng lãnh thổ này cho đến khi sự hiện diện của họ là cần thiết cho việc bảo đảm những điều kiện chính trị và luật pháp cho sự tham gia của các lãnh thổ thuộc địa vào nền thương mại quốc tế. Cần phải tạo đầy đủ điều kiện cho hoạt động thương mại, công nghiệp và nông nghiệp tại các nước thuộc địa, bảo đảm việc khai thác mỏ và đưa sản phẩm bằng đường bộ hoặc đường sông đến các hải cảng và từ đó đến châu Âu và Mĩ. Tất cả những hoạt động kinh tế như thế cần phải được tiếp tục và là quyền lợi của tất cả mọi người: đấy không chỉ là quyền lợi của người dân châu Âu, châu Mĩ hay châu Úc mà còn là quyền lợi của người dân các nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi nữa. Khi chính quốc chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì ngay cả những người có quan điểm tự do cũng sẽ không phản đối.

But everyone knows how seriously all the colonial powers have sinned against this principle. It is hardly necessary to recall the horrors that trustworthy English correspondents have reported as having, been perpetrated in the Belgian Congo. Let us assume that these atrocities were not intended by the Belgian government and are only to be attributed to the excesses and evil characters of the functionaries sent out to the Congo. Yet the very fact that almost all the colonial powers have established in their overseas possessions a commercial system that grants a favored position to the goods of the mother country shows that present-day colonial policy is dominated by considerations altogether different from those that ought to prevail in this field.

Nhưng ai cũng biết rằng tất cả các chính quốc đều vi phạm một cách nghiêm trọng nguyên tắc này. Chẳng cần phải nhắc lại những cảnh tượng kinh hoàng diễn ra ở nước Congo thuộc Bỉ mà các phóng viên trung thực người Anh đã nói tới. Giả sử rằng những sự tàn bạo như thế không phải là do chính phủ Bỉ gây ra mà chỉ là sự quá lạm và độc ác của những viên chức được đưa tới Congo mà thôi. Nhưng sự kiện là hầu như tất cả các chính quốc đều thiết lập tại những vùng lãnh thổ hải ngoại của họ hệ thống thương mại có lợi cho hàng hoá của chính quốc chứng tỏ rằng những quan điểm đang giữ thế thượng phong trong chính sách thuộc địa hiện nay thật là khác xa với những quan điểm đáng lẽ phải trở thành chủ đạo.

In order to bring the interests of Europe and of the white race into harmony with those of the colored races in the colonies in regard to all questions of economic policy, the League of Nations must be given supreme authority in the administration of all those overseas territories in which there is no system of parliamentary government. The League would have to see to it that self-government is granted as soon as possible to the lands that today do not yet possess it and that the authority of the mother country is limited to the protection of property, of the civil rights of foreigners, and of trade relations. The natives as well as the nationals of other powers must be granted the right to bring complaints directly to the League if any measures of the mother country exceed what is required to guarantee the security of trade and commerce and of economic activity in general in these territories, and the League of Nations must be granted the right to make an effective settlement of such complaints.

Muốn làm cho quyền lợi của châu Âu và của người da trắng hài hoà với quyền lợi của người da màu tại các nước thuộc địa về tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế thì phải giao cho Hội quốc liên quyền lực tối cao trong việc cai trị những vùng lãnh thổ hải ngoại chưa có hệ thống chính phủ đại nghị. Hội quốc liên sẽ phải theo dõi để những vùng đất chưa có chính phủ tự quản sẽ được giao quyền tự quản càng sớm càng tốt và quyền lực của chính quốc chỉ được giới hạn trong việc bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền công dân cho người ngoại quốc và bảo vệ những quan hệ thương mại mà thôi. Người dân thuộc địa cũng như công dân của các nước khác phải được quyền gửi đơn khiếu kiện trực tiếp tới Hội quốc liên, đấy là nói trong những trường hợp khi mà những biện pháp của chính quốc vượt quá khuôn khổ cần thiết cho việc bảo đảm an toàn thương mại, ngoại thương và hoạt động kinh tế nói chung tại những vùng lãnh thổ đó; còn Hội quốc liên thì có đủ quyền hành giải quyết các khiều nại như thế.

The application of these principles would mean, in effect, that all the overseas territories of the European countries would at first be turned into mandates of the League. But even this would have to be viewed only as a transitional stage. The final goal must continue to be the complete liberation of the colonies from the despotic rule under which they live today.

Trên thực tế, áp dụng những nguyên tắc đó có nghĩa là tất cả các lãnh thổ hải ngoại của các nước châu Âu được giao đầu tiên là cho Hội quốc liên cai trị. Nhưng đây chỉ được coi là giai đoạn chuyển tiếp. Mục đích cuối cùng phải là giải phóng hoàn toàn các nước thuộc địa khỏi sự cai trị bạo ngược mà họ đang phải gánh chịu hiện nay.

With this solution to a difficult problem?which is becoming ever more difficult with the passage of time?not only the nations of Europe and America that do not possess colonies, but also the colonial powers and the natives would have to be content. The colonial powers have to realize that in the long, run they will not be able to maintain their dominion over the colonies. As capitalism has penetrated into these territories, the natives have become self-reliant; there is no longer any cultural disparity between their upper classes and the officers and officials who are in charge of the administration on behalf of the mother country. Militarily and politically, the distribution of power today is quite different from what it was even a generation ago. The attempt of the European powers, the United States, and Japan to treat China as a colonial territory has proved a failure. In Egypt, the English are even now in retreat; in India, they are already in a defensive position. That the Netherlands would be unable to hold the East Indies against a really serious attack is well known. The same is true of the French colonies in Africa and Asia. The Americans are not happy with the Philippines and would be prepared to give them up if a suitable occasion presented itself. The transfer of the colonies to the care of the League of Nations would guarantee to the colonial powers the undiminished possession of their capital investments and protect them against having to make sacrifices to quell native uprisings. The natives too could only be grateful for a proposal that would assure them independence by way of a peaceful evolution and with it the guarantee that no neighbor bent on conquest would threaten their political independence in the future.

Cách giải quyết như thế vấn đề khó khăn này – cùng với thời gian, sẽ càng ngày càng trở thành khó khăn hơn - sẽ làm cho không chỉ các nước không có thuộc địa ở châu Âu và châu Mĩ mà cả các nước có thuộc địa lẫn dân chúng các nước thuộc địa hài lòng. Các nước thực dân phải hiểu rằng họ không thể cai trị các thuộc địa được mãi. Chủ nghĩa tư bản đã thâm nhập vào những vùng lãnh thổ này, người dân thuộc địa đã tự tin hơn, sự khác biệt về văn hoá giữa những tầng lớp trên của họ và những quan chức cũng như sĩ quan thay mặt chính quốc làm nhiệm vụ cai trị đã không còn. Hiện nay việc phân bố quyền lực, về mặt quân sự và chính trị, đã khác hẳn với cách đây chỉ một thế hệ. Nỗ lực của các cường quốc châu Âu, Mĩ và Nhật nhằm đối xử với Trung Quốc như là nước thuộc địa đã thất bại. Người Anh phải rút khỏi Ai-Cập, còn ờ Ấn Độ thì họ phải lui về vị trí phòng thủ. Mọi người cũng đều biết rằng trước những cuộc tấn công của phong trào giải phóng, Hà Lan sẽ không thể giữ được Đông Ấn. Các thuộc địa của Pháp ở châu Phi và châu Á cũng nằm trong tình trạng tương tự. Người Mĩ cũng đang gặp rắc rối với Philippines và sẵn sàng rút khi có điều kiện. Việc chuyển các thuộc địa cho Hội quốc liên cai quản sẽ bảo đảm cho các nước thực dân giữ được vốn đầu tư của họ và tránh cho họ những hi sinh trong việc đàn áp những vụ nổi dậy của dân chúng thuộc địa. Còn dân chúng thuộc địa thì sẽ mang ơn đề xuất bảo đảm cho họ nền độc lập bằng đường lối hoá bình và cùng với nó là bảo đảm rằng trong tương lai các nước lân bang sẽ không xâm chiếm và không đe doạ nền độc lập về chính trị của họ.

7. Free Trade

The theoretical demonstration of the consequences of the protective tariff and of free trade is the keystone of classical economics. It is so clear, so obvious, so indisputable, that its opponents were unable to advance any arguments against it that could not be immediately refuted as completely mistaken and absurd.

7. Thương mại tự do

Chứng minh về mặt lí thuyết những hậu quả của biểu thuế nhập khẩu có tính cách bảo hộ và thương mại tự do là hòn đá tảng của của môn kinh tế học cổ điển. Nó rõ ràng, hiển nhiên và không thể tranh cãi được đến nỗi những người phản đối không thể đưa ra được bất kì luận cứ chống đối nào mà không bị bác bẻ, không bị coi là sai lầm và vô lí ngay lập tức.

Nevertheless, nowadays we find protective tariffs, indeed, often even outright prohibitions on imports?all over the world. Even in England, the mother country of free trade, protectionism is in the ascendancy today, The principle of national autarky wins new supporters with every day that passes. Even countries with only a few million inhabitants, like Hungary and Czechoslovakia, are attempting, by means of a high-tariff policy and prohibitions on imports, to make themselves independent of the rest of the world. The basic idea of the foreign trade policy of the United States is to impose on all goods produced abroad at lower costs import duties to the full amount of this difference. What renders the whole situation grotesque is the fact that all countries want to decrease their imports, but at the same time to increase their exports. The effect of these policies is to interfere with the international division of labor and thereby generally to lower the productivity of labor. The only reason this result has not become more noticeable is that the advances of the capitalist system have always been so far sufficient to outweigh it. However, there can be no doubt that everyone today would be richer if the protective tariff did not artificially drive production from more favorable to less favorable localities.

Thế mà hiện nay ở đâu chúng ta cũng thấy những biểu thuế có tính cách bảo hộ, mà nhiều khi còn cấm nhập khẩu nữa. Ngay ở Anh, tổ quốc của thương mại tự do, hiện nay chủ nghĩa bảo hộ cũng đang giữ thế thượng phong. Số người ủng hộ nguyên tắc tự cấp tự túc đang tăng lên mỗi ngày. Ngay cả những nước chỉ có vài triệu dân như Hungary và Tiệp Khắc cũng định dùng những chính sách như thuế cao và cấm nhập khẩu nhằm tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới. Tư tưởng chủ đạo của chính sách ngoại thương của Mĩ là áp mức thuế nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá sản xuất với giá thành rẻ hơn ở nước ngoài đúng bằng với sự chênh lệch với giá thành sản xuất trong nước. Tình trạng trở thành lố bịch ở chỗ tất cả các nước đều muốn giảm nhập nhưng lại tăng xuất. Hậu quả của những chính sách này là can thiệp vào việc phân công lao động trên thế giới và vì vậy mà làm cho năng suất lao động nói chung giảm đi. Người ta không nhận ra được là vì lí do duy nhất sau đây: sự tiến bộ của hệ thống tư bản chủ nghĩa bao giờ cũng đủ sức vượt qua được những hậu quả tiêu cực của chính sách đó. Nhưng không nghi ngờ gì rằng mỗi người sẽ giàu thêm nếu những biểu thuế có tính cách bảo hộ như thế không cố tình đẩy quá trình sản xuất từ những vùng thuận lợi sang những vùng ít thuận lợi hơn.

Under a system of completely free trade, capital and labor would be employed wherever conditions are most favorable for production. Other locations would be used as long as it was still possible to produce anywhere under more favorable conditions. To the extent to which, as a result of the development of the means of transportation, improvements in technology, and more thorough exploration of countries newly opened to commerce, it is discovered that there are sites more favorable for production than those currently being used, production shifts to these localities. Capital and labor tend to move from areas where conditions are less favorable for production to those in which they are more favorable.

Khi hệ thống thương mại được hoàn toàn tự do thì vốn và lao động sẽ được chuyển đến những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi nhất. Cùng với sự phát triển các phương tiện giao thông, cải tiến công nghệ và khảo sát kĩ lưỡng hơn các nước mới tham gia vào nền thương mại thế giới, người ta sẽ tìm ra những địa điểm mới, những địa điểm thuận lợi hơn sẽ được phát hiện và sản xuất sẽ được chuyển đến những vị trí mới. Vốn và lao động có xu hướng chuyển từ những khu vực ít thuận lợi sang những khu vực có điều kiện thuận lợi hơn.

But the migration of capital and labor presupposes not only complete freedom of trade, but also the complete absence of obstacles to their movement from one country to another. This was far from being the case at the time that the classical free-trade doctrine was first developed. A whole series of obstacles stood in the way of the free movement of both capital and labor. Because of ignorance of conditions, a general insecurity in regard to law and order, and a number of similar reasons, capitalists felt reluctant about investing in foreign countries. As for the workers, they found it impossible to leave their native land, not only because of their ignorance of foreign languages, but because of legal, religious, and other difficulties.

Nhưng việc luân chuyển vốn và lao động đòi hỏi không chỉ hoàn toàn tự do thương mại mà còn đòi hỏi không được có những hàng rào ngăn cản việc luân chuyển vốn và lao động từ nước này sang nước khác nữa. Khi học thuyết về thương mại tự do mới xuất hiện thì điều này quả là còn xa vời lắm. Lúc đó việc luân chuyển vốn và lao động đã gặp một loạt rào cản. Vì không nắm được các điều kiện, không tin tưởng vào luật pháp và trật tự và nhiều lí do tương tự, các nhà tư bản không muốn đầu tư ra nước ngoài. Còn công nhân thì không dám rời bỏ đất nước quê hương vì không chỉ không biết tiếng mà sợ những rắc rối về luật pháp, tôn giáo và nhiều khó khăn khác nữa.

At the beginning of the nineteenth century, it was, to be sure, generally true that capital and labor could move freely within each country, but obstacles stood in the way of their movement from one country to another. The sole justification for distinguishing in economic theory between domestic and foreign trade is to be found in the fact that in the case of the former there is free mobility of capital and labor, whereas this is not true in regard to the commerce between nations. Thus, the problem that the classical theory had to solve may be stated as follows: What are the effects of free trade in consumers' goods between one country and another if the mobility of capital and labor from one to the other is restricted?

Chắc chắn là đầu thế kỉ XIX nói chung vốn và lao động đã có thể luân chuyển tự do trong nội bộ mỗi nước, chỉ có chuyển từ nước này sang nước khác mới gặp cản trở mà thôi. Lời biện hộ duy nhất cho sự khác biệt chính sách kinh tế về nội thương và ngoại thương phải được tìm trong sự kiện là đối với nội thương thì vốn và lao động có thể luân chuyển tự do, còn ngoại thương thì lại khác. Như vậy là vấn đề mà lí thuyết kinh tế cổ điển phải giải thích có thể được viết như sau: Thương mại tự do hàng hoá tiêu dùng giữa các nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu việc luân chuyển vốn và lao động từ nước này sang nước kia bị hạn chế?

To this question Ricardo's doctrine provided the answer. The branches of production distribute themselves among the individual countries in such a way that each country devotes its resources to those industries in which it possesses the greatest superiority over other countries. The mercantilists had feared that a country with unfavorable conditions for production would import more than it would export, so that it would ultimately find itself without any money; and they demanded that protective tariffs and prohibitions on imports be decreed in time to prevent such a deplorable situation from arising. The classical doctrine shows that these mercantilist fears were groundless. For even a country in which the conditions of production in every branch of industry are less favorable than they are in other countries need not fear that it will export less than it will import. The classical doctrine demonstrated, in a brilliant and incontrovertible way that has never been contested by anybody, that even countries with relatively favorable conditions of production must find it advantageous to import from countries with comparatively unfavorable conditions of production those commodities that they would, to be sure, be better fitted to produce, but not so much better fitted as they are to produce other commodities in whose production they then specialize.

Lí thuyết của Ricardo đã trả lời câu hỏi này. Các ngành sản xuất phân bố giữa các nước sao cho mỗi nước đều dành hết nguồn lực của nó cho những ngành mà họ có ưu thế nhất so với các nước khác. Những người trọng tiền sợ rằng đất nước có những điều kiện sản xuất bất lợi sẽ nhập nhiều hơn xuất và cuối cùng sẽ không còn tiền. Họ đòi phải ban hành đúng lúc những biểu thuế có tính cách bảo hộ và cấm nhập khẩu nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc như thế. Lí thuyết kinh tế cổ điển chứng minh rằng sợ hãi như thế là thiếu cơ sở. Ngay cả đất nước mà điều kiện sản xuất trong từng ngành đều kém thuận lợi hơn các nước khác thì cũng không cần sợ là họ sẽ xuất ít hơn là nhập. Lí thuyết cổ điển đã chứng minh một cách xuất sắc và hiển nhiên, không thể chối cãi được rằng ngay cả những nước có những điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi cũng phải thấy rằng họ sẽ được lợi nếu nhập từ các nước có những điều kiện sản xuất tương đối bất lợi những món hàng mà chắc chắn là họ sẽ sản xuất với giá rẻ hơn, nhưng không rẻ bằng những món hàng mà họ đang sản xuất.

Thus, what the classical theory of free trade says to the statesman is: There are countries with relatively favorable and others with relatively unfavorable natural conditions of production. In the absence of interference on the part of governments, the international division of labor will, of itself, result in every country's finding its place in the world economy, no matter how its conditions of production compare with those of other countries. Of course, the countries with comparatively favorable conditions of production will be richer than the others, but this is a fact that cannot be altered by political measures in any case. It is simply the consequence of a difference in the natural factors of production.

Như vậy là, lí thuyết cổ điển về thương mại tự do đã nói với các chính khách như sau: Có những nước có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi và có những nước mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi. Một khi không có sự can thiệp của chính phủ vào quá trình phân công lao động quốc tế, từng nước sẽ tìm được vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới bất chấp những điều kiện sản xuất của nó so với những nước khác. Dĩ nhiên là những nước có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn sẽ giàu hơn những nước khác, nhưng đấy là sự kiện mà biện pháp chính trị không thể thay đổi được. Đấy đơn giản chỉ là kết quả của sự khác biệt trong những tác nhân của quá trình sản xuất mà thôi.

This was the situation that confronted the older liberalism, and to this situation it responded with the classical doctrine of free trade. But since the days of Ricardo world conditions have changed considerably, and the problem that the free-trade doctrine had to face in the last sixty years before the outbreak of the World War was completely different from the one with which it bad to deal at the close of the eighteenth and the beginning of the nineteenth century. For the nineteenth century partially eliminated the obstacles that, at its beginning, had stood in the way of the free mobility of capital and labor. In the second half of the nineteenth century it was far easier for a capitalist to invest his capital abroad than it had been in Ricardo's day. Law and order were established on a considerably firmer foundation; knowledge of foreign countries, manners, and customs had spread; and the joint-stock company offered the possibility of dividing the risk of foreign enterprises among many persons and thereby reducing it. It would, of course, be an exaggeration to say that at the beginning of the twentieth century capital was as mobile in its passage from one country to another as it was within the territory of the country itself. Certain differences still existed, to be sure; yet the assumption that capital had to remain within the boundaries of each country was no longer valid. Nor was this any longer true of labor either. In the second half of the nineteenth century millions left Europe to find better opportunities for employment overseas.

Chủ nghĩa tự do trước đây đã gặp phải tình hình như thế và nó đã trả lời bằng lí thuyết cổ điển về thương mại tự do. Nhưng kể từ thời Ricardo tình hình thế giới đã thay đổi rất nhiều và vấn đề mà lí thuyết về thương mại tự do phải giải quyết trong vòng sáu mươi năm trước khi nổ ra Chiến tranh Thế giới khác hẳn với vấn đề mà nó phải giải quyết hồi cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX. Những rào cản, ngăn chặn việc luân chuyển tự do vốn và lao động hồi đầu thế kỉ XIX đã phần nào được rỡ bỏ. Trong nửa sau thế kỉ XIX các nhà tư bản dễ dàng đầu tư ra nước ngoài hơn thời Ricardo còn sống rất nhiều. Luật pháp và trật tự đã được thiết lập trên nền tảng vững chắc hơn; hiểu biết về nước ngoài, phong tục và truyền thống cũng nhiều hơn; và các công ty cổ phần tạo điều kiện cho người ta chia rủi ro của những công ty ngoại quốc cho nhiều người và như vậy cũng là làm cho rủi ro của mỗi người giảm đi. Dĩ nhiên sẽ là cường điệu khi nói rằng đầu thế kỉ XX chuyển vốn từ nước này sang nước kia cũng dễ dàng như chuyển từ các vùng trong một nước. Chắc chắn là vẫn còn một số khó khăn, nhưng giả định rằng đồng vốn phải được giữ trong biên giới quốc gia mỗi nước đã không còn giá trị nữa. Lao động cũng tương tự như vậy. Trong nửa sau thế kỉ XIX hàng triệu người đã rời bỏ châu Âu để ra tìm vận may ở hải ngoại.

In so far as the conditions presupposed by the classical doctrine of free trade, viz., the immobility of capital and labor, no longer existed, the distinction between the effects of free trade in domestic commerce and in foreign commerce likewise necessarily lost its validity. If capital and labor can move as freely between one country and another as they do within the confines of each, then there is no further justification for making a distinction between the effects of free trade in domestic commerce and in foreign commerce. For then what was said in regard to the former holds for the latter as well: the result of free trade is that only those locations are used for production in which the conditions for it are comparatively favorable, while those in which the conditions of production are comparatively unfavorable remain unused. Capital and labor flow from the countries with less favorable conditions of production toward those where the conditions of production are more favorable, or, more precisely, from the long-settled, thickly populated European countries toward America and Australia, as areas that offer more favorable conditions of production.

Vì những điều kiện mà lí thuyết thương mại tự do cổ điển giả định, mà cụ thể là sự bất động của vốn và lao động đã không còn tồn tại nữa cho nên sự khác biệt giữa hậu quả của thương mại tự do trong nội thương và ngoại thương cũng không còn giá trị nữa. Nếu vốn và lao động có thể di chuyển một cách tự do từ nước nọ sang nước kia như giữa các vùng trong mỗi nước thì cũng không còn lí do phân biệt hậu quả của nền thương mại tự do trong nội và ngoại thương nữa. Vì khi đó điều gì đúng với nội thương cũng sẽ đúng với ngoại thương: kết quả của nền thương mại tự do là sản xuất sẽ được bố trí ở những vùng có điều kiện tương đối thuận lợi, còn những vùng không thuận lợi thì không được sử dụng. Vốn và lao động sẽ chảy từ những vùng có điều kiện sản xuất ít thuận lợi hơn sang những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn hay nói chính xác hơn là chảy từ những nước lâu đời hơn và có mật độ dân số cao hơn ở châu Âu sang châu Mĩ và châu Úc, tức là chảy sang những vùng có thể cung cấp những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn.

For the European nations that had at their disposal, besides the old areas of settlement in Europe, overseas territories suitable for colonization by Europeans, this meant nothing more than that they now settled a part of their population overseas. In England's case, for example, some of her sons now lived in Canada, Australia, or South Africa. The emigrants who had left England could retain their English citizenship and nationality in their new homes. But for Germany the case was quite different. The German who emigrated landed in the territory of a foreign country and found himself among the members of a foreign nation. He became the citizen of a foreign state, and it was to be expected that after one, two, or at the most three generations, his attachment to the German people would be dissolved and the process of his assimilation as a member of a foreign nation would be completed. Germany was faced with the problem of whether it was to look on with indifference while a part of her capital and her people emigrated overseas.

Đối với các dân tộc châu Âu sở hữu cả những khu vực định cư cũ ở châu Âu lẫn lãnh thổ thuộc địa hải ngoại thì điều này chỉ có nghĩa là họ đưa một số cư dân ra ngoại quốc mà thôi. Thí dụ như nước Anh, một số đồng bào của họ hiện sống ở Canada, Australia và Nam Phi. Những người di cư rời khỏi nước Anh vẫn có thể giữ quyền công dân ở chính quốc. Nhưng nước Đức thì lại khác. Người Đức ra di cư phải sống trên vùng lãnh thổ của nước khác và giữa những người thuộc dân tộc khác. Người đó trở thành công dân nước khác và có nhiều khả năng là con cháu của người đó sẽ không còn liên hệ với Đức nữa và sau một, hai hoặc nhiều lắm là ba thế hệ, quá trình đồng hoá với dân ngoại tộc sẽ hoàn thành. Đức gặp phải vấn đề là phải có thái độ như thế nào trước việc một phần vốn và người dân của họ di cư ra nước ngoài.

One must not fall into the error of assuming that the problems of commercial policy that England and Germany had to face in the second half of the nineteenth century were the same. For England, it was a question of whether or not she ought to permit a number of her sons to emigrate to the dominions, and there was no reason to hinder their emigration in any way. For Germany, however, the problem was whether it ought to stand by quietly while her nationals emigrated to the British colonies, to South America, and to other countries, where it was to be expected that these emigrants, in the course of time, would give up their citizenship and nationality just as hundreds of thousands, indeed, millions, who had previously emigrated, had already done. Because it did not want this to happen, the German Empire, which during the sixties and seventies had been approaching ever more closely to a policy of free trade, now shifted, toward the end of the seventies, to one of protectionism by the imposition of import duties designed to shield German agriculture and industry against foreign competition. Under the protection of these tariffs German agriculture was able to some extent to bear East-European and overseas competition from farms operating on better land, and German industry could form cartels that kept the domestic price above the price on the world market, enabling it to use the profits thereby realized to undersell its competitors abroad.

Không được lầm lẫn và cho rằng trong nửa cuối thế kỉ XIX, trong chính sách thương mại, Anh và Đức phải đối diện với cùng một loại vấn đề. Đối với Anh, vấn đề là có nên cho một số thần dân của họ di cư sang những nước nằm trong Liên hiệp Anh hay không và họ không tìm thấy bất kì lí do nào để phải ngăn chặn việc di dân như thế. Đối với Đức, vấn đề lại là nên có thái độ như thế nào trước việc người dân của họ di cư đến các nước thuộc địa của Anh, đến Nam Phi và những nước khác và có nhiều khả năng là sau một thời gian những di dân này sẽ từ bỏ quốc tịch và dân tộc của mình như hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người di dân trước đây đã làm. Đế chế Đức không muốn chuyện đó. Vì vậy mà trong những năm 60 và 70 (1860-1870 – ND) Đức đã tiến gần đến chính sách thương mại tự do thì cuối những năm 70 lại chuyển sang chế độ bảo hộ, bằng cách áp dụng thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ nền nông nghiệp và công nghiệp Đức khỏi những người cạnh tranh ngoại quốc. Nhờ biểu thuế có tính cách bảo hộ như thế mà nông nghiệp Đức mới phần nào đứng vững được trước sự cạnh tranh của những trang trại ở Đông Âu và hải ngoại có đất đai màu mỡ hơn và nền công nghiệp Đức có thể tạo ra những tập đòan độc quyền nhằm giữ giá bán trong nước cao hơn giá trên thị trường thế giới và dùng lợi nhuận đó để bù lỗ cho những món hàng xuất khẩu mà họ sẽ bán với giá thấp hơn giá của những công ty cạnh tranh ngoại quốc.

But the ultimate goal that was aimed at in the return to protectionism could not be achieved. The higher living and production costs rose in Germany as a direct consequence of these protective tariffs, the more difficult its trade position necessarily became. To be sure, it was possible for Germany to make a mighty industrial upswing in the first three decades of the era of the new commercial policy. But this upswing would have occurred even in the absence of a protective tariff, for it was primarily the result of the introduction of new methods in the German iron and chemical industries, which enabled them to make better use of the country's abundant natural resources.

Nhưng mục đích mà người ta đặt ra khi quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ thì sẽ chẳng bao giờ đạt được. Giá thành sản xuất và giá sinh hoạt càng cao - đấy là hậu quả trực tiếp của những biểu thuế mang tính cách bảo hộ - thì việc buôn bán của họ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Chắc chắn là Đức đã có điều kiện tạo ra một cú tăng trưởng đột biến về công nghiệp trong ba thập niên đầu của thời kì chính sách thương mại mới. Nhưng cú nhảy này vẫn có thể xảy ra mà không cần áp dụng biểu thuế bảo hộ như thế vì đấy chủ yếu là do người ta đã áp dụng những phương pháp sản xuất mới trong ngành sản xuất gang thép và công nghiệp hoá học, tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách hiệu quả hơn nguồn lực tự nhiên mà Đức có thừa.

Antiliberal policy, by abolishing the free mobility of labor in international trade and considerably restricting even the mobility of capital, has, to a certain extent, eliminated the difference that existed in the conditions of international trade between the beginning and the end of the nineteenth century and has reverted to those prevailing at the time the doctrine of free trade was first formulated. Once again capital and, above all, labor are hindered in their movements. Under the conditions existing today, unhampered trade in consumers' goods could not give rise to any migratory movements. Once again, it would result in a state of affairs in which the individual peoples of the world would be engaged in those types and branches of production for which the relatively best conditions exist in their own countries.

Chính sách bài tự do, cấm đoán việc luân chuyển lao động giữa các nước và ngăn cản đáng kể việc luân chuyển đồng vốn, đã xoá đi phần nào sự khác biệt về điều kiện trong thương mại quốc tế giữa thời kì đầu và thời kì cuối thế kỉ XIX và quay lại với những điều kiện từng giữ thế thương phong khi học thuyết về thương mại tự do mới hình thành. Một lần nữa vốn và trước hết là lao động đã không còn được tự do luân chuyển nữa. Trong những điều kiện hiện nay, việc buôn bán một cách tự do hàng hoá tiêu dùng không thể làm cho phong trào di dân gia tăng một cách đáng kể được. Một lần nữa kết quả sẽ lại là từng dân tộc sẽ tham gia vào những lĩnh vực và những ngành sản xuất mà nước họ có điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi hơn.

But whatever may be the prerequisites for the development of international trade, protective tariffs can accomplish only one thing: to prevent production from being carried on where the natural and social conditions are most favorable for it and to cause it to be carried on instead where conditions are worse. The outcome of protectionism is, therefore, always a reduction in the productivity of human labor. The freetrader is far from denying that the evil that the nations of the world wish to combat by means of a policy of protectionism really is an evil. What he maintains is only that the means recommended by the imperialists and protectionists cannot eliminate that evil. He therefore proposes a different way. In order to create the indispensable conditions for a lasting peace, one of the features of the present international situation that the liberal wishes to change is the fact that emigrants from nations like Germany and Italy, which have been treated like stepchildren in the division of the world, must live in areas in which, because of the adoption of antiliberal policies, they are condemned to lose their nationality.

Dù điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền thương mại quốc tế có như thế nào đi nữa thì biểu thuế mang tính bảo hộ chỉ có thể dẫn đến kết quả sau đây: không cho người ta sản xuất ở những nơi có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi nhất và buộc người ta phải sản xuất ở những nơi có điều kiện bất lợi hơn. Vì vậy mà chủ nghĩa bảo hộ chỉ dẫn đến kết quả là năng suất lao động sẽ giảm đi. Những người ủng hộ thương mại tự do hoàn toàn không phủ nhận là cái ác mà các dân tộc muốn dùng các biện pháp bảo hộ để chống lại đúng là cái ác. Họ chỉ khẳng định rằng các phương tiện mà những người theo chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bảo hộ đưa ra không thể loại bỏ được cái ác đó mà thôi. Vì vậy mà họ đề nghị một cách làm khác. Người theo trường phái tự do cho rằng muốn tạo điều kiện cho một nền hoà bình bền vững thì phải thay đổi một trong những đặc trưng của tình hình thế giới hiện nay: đấy là khi những người di dân từ những nước như Đức và Ý bị đối xử như những đứa con ghẻ và bị buộc phải từ bỏ quốc tịch của mình; tất cả đều là do thế giới bị chia tách và áp dụng chính sách bài tự do mà ra.

8. Freedom of Movement

Liberalism has sometimes been reproached on the ground that its program is predominantly negative. This follows necessarily, it is asserted, from the very nature of freedom, which can be conceived only as freedom from something, for the demand for freedom consists essentially in the rejection of some sort of claim. On the other hand, it is thought, the program of the authoritarian parties is positive. Since a very definite value judgment is generally connoted by the terms "negative" and "positive," this way of speaking already involves a surreptitious attempt to discredit the political program of liberalism.

8. Tự do đi lại

Chủ nghĩa tự do đôi khi bị phê phán với lí do là cương lĩnh của nó chủ yếu là mang tính tiêu cực. Người ta còn khẳng định rằng đấy là do chính bản chất của tự do, nó chỉ có thể được hiểu là tự do khỏi một điều gì đó, vì đòi hỏi tự do thực chất là từ chối một yêu cầu nào đó. Mặt khác, người ta cho rằng cương lĩnh của các đảng độc tài lại có tính chất tích cực. Vì các thuật ngữ “tiêu cực” và “tích cực” đã hàm ý đánh giá về giá trị cho nên nói như thế là đã có ẩn ý bôi nhọ cương lĩnh chính trị của chủ nghĩa tự do rồi.

There is no need to repeat here once again that the liberal program?a society based on private ownership of the means of production?is no less positive than any other conceivable political program. What is negative in the liberal program is the denial, the rejection, and the combating of everything that stands in opposition to this positive program. In this defensive posture, the program of liberalism?and, for that matter, that of every movement?is dependent on the position that its opponents assume towards it. Where the opposition is strongest, the assault of liberalism must also be strongest; where it is relatively weak or even completely lacking, a few brief words, under the circumstances, are sufficient. And since the opposition that liberalism has had to confront has changed during the course of history, the defensive aspect of the liberal program has also undergone many changes.

Không cần phải nhắc lại ở đây rằng cương lĩnh của chủ nghĩa tự do – xã hội đặt nền tảng trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất – là cương lĩnh không kém phần tích cực hơn bất cứ cương lĩnh chính trị nào khác. Cái tiêu cực trong cương lĩnh của chủ nghĩa tự do là phủ nhận, bác bỏ và đấu tranh chống lại mọi hiện tượng trái ngược với cương lĩnh mang tính tích cực này. Trong tư thế phòng thủ như thế - mọi phong trào đều như thế cả - cương lĩnh của chủ nghĩa tự do phụ thuộc vào thái độ của các đối thủ của nó. Chỗ nào có lực lượng phản kháng mạnh nhất thì chủ nghĩa tự do cũng phải đáp trả một cách mạnh mẽ nhất, còn ở đâu lực lượng phản kháng yếu hoặc hoàn toàn không phản kháng thì chỉ cần vài lời là đủ, tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh. Vì trong tiến trình lịch sử, lực lượng phản kháng mà chủ nghĩa tự do từng gặp đã có thay đổi cho nên khía cạnh phòng thủ của cương lĩnh tự do cũng có nhiều thay đổi.

This becomes most clearly evident in the stand that it takes in regard to the question of freedom of movement. The liberal demands that every person have the right to live wherever he wants. This is not a "negative" demand. It belongs to the very essence of a society based on private ownership of the means of production that every man may work and dispose of his earnings where he thinks best. This principle takes on a negative character only if it encounters forces aiming at a restriction of freedom of movement. In this negative aspect, the right to freedom of movement has, in the course of time, undergone a complete change. When liberalism arose in the eighteenth and nineteenth centuries, it had to struggle for freedom of emigration. Today, the struggle is over freedom of immigration. At that time, it had to oppose laws which hindered the inhabitants of a country from moving to the city and which held out the prospect of severe punishment for anyone who wanted to leave his native land in order to better himself in a foreign land. Immigration, however, was at that time generally free and unhampered.

Rõ ràng nhất là quan điểm của nó trong vấn đề tự do đi lại. Người theo trường phải tự do đòi hỏi rằng mỗi người đều có quyền sống ở nơi người đó muốn. Đây không phải là đòi hỏi “tiêu cực”. Mỗi người có thể làm và sử dụng thu nhập của mình ở nơi mà mình cho là tốt nhất, đấy chính là bản chất của xã hội đặt nền tảng trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Nguyên tắc này chỉ có tính chất tiêu cực nếu nó chạm trán với những lực lượng ngăn chặn quyền tự do đi lại mà thôi. Về mặt này, trong suốt chiều dài của lịch sử, quyền tự do đi lại đã có nhiều thay đổi. Khi chủ nghĩa tự do mới xuất hiện, trong thế kỉ XVIII – XIX, nó đã phải đấu tranh đòi quyền được xuất ngoại. Hiện nay đấy là cuộc đấu tranh đòi quyền nhập cư. Đồng thời nó còn phải đấu tranh chống lại những điều luật gây khó khăn cho việc di chuyển vào thành phố và chống lại những biện pháp trừng phạt nặng nề những người bỏ nước ra đi nhằm tìm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài. Nhưng việc nhập cư nói chung là tự do và không gặp trở ngại.

Today, as is well known, things are quite different. The trend began some decades ago with laws against the immigration of Chinese coolies. Today in every country in the world that could appear inviting to immigration, there are more or less stringent laws either prohibiting it entirely or at least restricting it severely.

Hiện nay, như mọi người đều biết, tình hình đã thay đổi hẳn. Xu hướng mới với những điều luật chống việc nhập cư của những người cu li Trung Quốc đã xuất hiện trong mấy thập niên gần đây. Hiện nay, trong tất cả các nước, có vẻ hấp dẫn đối với người nhập cư, đều có những điều luật cấm đoán hoàn toàn hoặc ít nhất là cũng tạo ra những hạn chế nghiêm trọng đối với việc nhập cư.

This policy must be considered from two points of view: first, as a policy of the trade unions, and then as a policy of national protectionism.

Chính sách này cần được xem xét từ hai quan điểm: thứ nhất là chính sách của các công đoàn và thứ hai là chính sách bảo hộ của nhà nước.

Aside from such coercive measures as the closed shop, compulsory strikes, and violent interference with those willing to work, the only way the trade unions can have any influence on the labor market is by restricting the supply of labor. But since it is not within the power of the trade unions to reduce the number of workers living in the world, the only other possibility remaining open to them is to block access to employment, and thus diminish the number of workers, in one branch of industry or in one country at the expense of the workers employed in other industries or living in other countries. For reasons of practical politics, it is possible only to a limited extent for those engaged in a particular branch of industry to bar from it the rest of the workers in the country. On the other hand, no special political difficulty is involved in imposing such restrictions on the entrance of foreign labor.

Ngoài những biện pháp có tính bạo lực như đóng cửa cơ sở sản xuất, đình công bắt buộc và dùng vũ lực ngăn cản những người muốn làm việc, tổ chức công đoàn còn một cách gây ảnh hưởng đến thị trường lao động nữa: giới hạn khả năng cung ứng sức lao động. Nhưng vì công đoàn không thể giảm được số người lao động trên thế giới cho nên cách duy nhất là ngăn không cho người ta tìm việc làm và bằng cách đó, giảm được số người làm trong một ngành hay một nước nào đó, làm thiệt hại cho những người làm việc trong các ngành khác hoặc sống ở những nước khác. Vì những lí do chính trị thực tế, những người làm trong một ngành đặc biệt nào đó khó có thể ngăn cản được công nhân trong nước xâm nhập vào ngành của mình. Nhưng ngăn chặn lao động nước ngoài thì không có khó khăn gì.

The natural conditions of production and, concomitantly, the productivity of labor are more favorable, and, as a consequence, wage rates are higher, in the United States than in vast areas of Europe. In the absence of immigration barriers, European workers would emigrate to the United States in great numbers to look for jobs. The American immigration laws make this exceptionally difficult. Thus, the wages of labor in the United States are kept above the height that they would reach if there were full freedom of migration, whereas in Europe they are depressed below this height. On the one hand, the American worker gains; on the other hand, the European worker loses.

Ở Mĩ điều kiện sản xuất thuận lợi hơn và đồng thời năng suất lao động cũng cao hơn cho nên lương của người lao động cũng cao hơn so với phần lớn khu vực ở châu Âu. Nếu không có những rào cản trong việc nhập cư thì nhiều người lao động châu Âu đã di cư đến Mĩ để tìm việc làm. Luật nhập cư của Mĩ làm cho việc đó trở thành đặc biệt khó khăn. Như vậy nghĩa là, tiền lương ở Mĩ được giữ ở mức cao hơn là đáng lẽ nó có thể đạt được nếu người ta được quyền tự do di cư, trong khi ở châu Âu tiền lương lại bị giữ ở mức thấp. Thế là công nhân Mĩ thì được lợi, còn công nhân châu Âu lại bị thiệt.

However, it would be a mistake to consider the consequences of immigration barriers exclusively from the point of view of their immediate effect on wages. They go further. As a result of the relative oversupply of labor in areas with comparatively unfavorable conditions of production, and the relative shortage of labor in areas in which the conditions of production are comparatively favorable, production is further expanded in the former and more restricted in the latter than would be the case if there were full freedom of migration. Thus, the effects of restricting this freedom are just the same as those of a protective tariff. In one part of the world comparatively favorable opportunities for production are not utilized, while in another part of the world less favorable opportunities for production are being exploited. Looked at from the standpoint of humanity, the result is a lowering of the productivity of human labor, a reduction in the supply of goods at the disposal of mankind.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu chỉ xem xét hậu quả của những rào cản của việc nhập cư từ quan điểm là nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương. Hậu quả sâu rộng hơn nhiều. Dư thừa lao động ở những khu vực có điều kiện sản xuất kém thuận lợi và thiếu hụt lao động ở những khu vực có điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi hơn dẫn đến kết quả là sản xuất sẽ được mở rộng hơn ở những nơi không thuận lợi và thu hẹp hơn ở những nơi thuận lợi hơn là đáng lẽ phải có trong trường hợp được hoàn toàn tự do di cư. Không được tự do di cư cũng gây ra những hậu quả tương tự như những biểu thuế có tính cách bảo hộ. Khu vực có cơ hội sản xuất tương đối thuận lợi hơn thì bị bỏ phí, trong khi khu vực có điều kiện sản xuất bất lợi hơn lại được sử dụng. Nếu nhìn từ quan điểm toàn nhân loại thì sẽ thấy kết quả là năng suất lao động giảm đi và số hàng hoá mà loài người có thể sở hữu cũng giảm đi theo.

Attempts to justify on economic grounds the policy of restricting immigration are therefore doomed from the outset. There cannot be the slightest doubt that migration barriers diminish the productivity of human labor. When the trade unions of the United States or Australia hinder immigration, they are fighting not only against the interests of the workers of the rest of the countries of the world, but also against the interests of everyone else in order to secure a special privilege for themselves. For all that, it still remains quite uncertain whether the increase in the general productivity of human labor which could be brought about by the establishment of complete freedom of migration would not be so great as to compensate entirely the members of the American and Australian trade unions for the losses that they could suffer from the immigration of foreign workers.

Vì vậy mà những cố gắng nhằm dùng lí do kinh tế để biện hộ cho chính sách cản trở nhập cư chắn chắn là sẽ thất bại. Không nghi ngờ gì rằng các rào cản nhập cư sẽ làm giảm năng suất lao động trên toàn thế giới. Bằng hành động ngăn cản người nhập cư nhằm bảo vệ đặc quyền của mình, những tổ chức công đoàn ở Mĩ hoặc ở Australia đang chiến đấu chống lại không chỉ quyền lợi của những người công nhân các nước khác trên thế giới mà còn chống lại quyền lợi của tất cả mọi người nữa. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ là liệu sự gia tăng năng suất lao động do chế độ tự do di cư tạo ra có đủ sức bù đắp những thiệt hại do những người công nhân ngoại quốc nhập cư gây ra cho các tổ chức công đoàn Mĩ và Australia hay không.

The workers of the United States and Australia could not succeed in having restrictions imposed on immigration if they did not have still another argument to fall back upon in support of their policy. After all, even today the power of certain liberal principles and ideas is so great that one cannot combat them if one does not place allegedly higher and more important considerations above the interest in the attainment of maximum productivity. We have already seen how "national interests" are cited in justification of protective tariffs. The same considerations are also invoked in favor of restrictions on immigration.

Công nhân Mĩ và Australia đã không thể thu được thành công trong việc áp đặt những hạn chế đối với việc di cư nếu không có luận cứ khác chống lưng cho chính sách của họ. Dù thế nào thì ngày hôm nay một số nguyên tắc và tư tưởng tự do cũng mạnh đến nỗi không ai có thể chống lại được nếu người ta không đưa ra những lí lẽ được cho là cao hơn và quan trọng hơn là mục tiêu phải đạt cho bằng được năng suất lao động cao nhất. Chúng ta đã thấy người ta viện dẫn “quyền lợi quốc gia” để biện hộ cho biểu thuế có tính cách bảo hộ như thế nào. Những lí lẽ như thế cũng được nại ra nhằm bảo vệ cho những hạn chế trong việc di cư.

In the absence of any migration barriers whatsoever, vast hordes of immigrants from the comparatively overpopulated areas of Europe would, it is maintained, inundate Australia and America. They would come in such great numbers that it would no longer be possible to count on their assimilation. If in the past immigrants to America soon adopted the English language and American ways and customs, this was in part due to the fact that they did not come over all at once in such great numbers. The small groups of immigrants who distributed themselves over a wide land quickly integrated themselves into the great body of the American people. The individual immigrant was already half assimilated when the next immigrants landed on American soil. One of the most important reasons for this rapid national assimilation was the fact that the immigrants from foreign countries did not come in too great numbers. This, it is believed, would now change, and there is real danger that the ascendancy?or more correctly, the exclusive dominion?of the Anglo-Saxons in the United States would be destroyed. This is especially to be feared in the case of heavy immigration on the part of the Mongolian peoples of Asia.

Người ta khẳng định rằng nếu không có những rào cản đối với quá trình di dân thì người nhập cư từ những vùng quá đông dân của châu Âu sẽ tràn ngập Mĩ và Australia. Người nhập cư sẽ nhiều đến nỗi chẳng thể nào đồng hoá được nữa. Nếu trước đây những người nhập cư vào Mĩ đã nhanh chóng chấp nhận tiếng Anh và lối sống Mĩ một phần là vì họ không đến ngay một lúc đông như thế. Các nhóm người nhập cư không đông lắm, lại được phân ra trên những khu vực rộng lớn, đã nhanh chóng hoà nhập vào môi trường sống của người dân Mĩ. Người nhập cư mới tới khi những người nhập cư trước đã bị đồng hoá được một nửa rồi. Một trong những lí do căn bản của việc đồng hoá là không có quá đông người nhập cư từ các nước khác. Người ta tin rằng hiện nay tình hình đã khác và có nguy cơ là uy thế - hay nói đúng hơn là độc quyền - của những người Anglo-Saxon ở Mĩ sẽ không còn. Đặc biệt đáng sợ nếu đấy lại là làn sóng di dân của những người gốc Mông Cổ ở châu Á.

These fears may perhaps be exaggerated in regard to the United States. As regards Australia, they certainly are not. Australia has approximately the same number of inhabitants as Austria; its area, however, is a hundred times greater than Austria's, and its natural resources are certainly incomparably richer. If Australia were thrown open to immigration, it can be assumed with great probability that its population would in a few years consist mostly of Japanese, Chinese, and Malayans.

Có vẻ như đối với Mĩ nỗi sợ hãi đã bị thổi phồng một cách quá đáng. Còn đối với Australia thì không. Australia chỉ có số dân tương đương với dân số Áo mà thôi, nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên thì giàu có hơn rất nhiều. Nếu Australia mà để ngỏ cho người nhập cư thì chỉ sau vài năm dân cư sẽ bao gồm chủ yếu là người Nhật, người Trung Quốc và người Mã Lai.

The aversion that most people feel today towards the members of foreign nationalities and especially towards those of other races is evidently too great to admit of any peaceful settlement of such antagonisms. It is scarcely to be expected that the Australians will voluntarily permit the immigration of Europeans not of English nationality, and it is completely out of the question that they should permit Asiatics too to seek work and a permanent home in their continent. The Australians of English descent insist that the fact that it was the English who first opened up this land for settlement has given the English people a special right to the exclusive possession of the entire continent for all time to come. The members of the world's other nationalities, however, do not in the least desire to contest the right of the Australians to occupy any of the land that they already are making use of in Australia. They think only that it is unfair that the Australians do not permit the utilization of more favorable conditions of production that today lie fallow and force them to carry on production under the less favorable conditions prevailing in their own countries.

Rõ ràng là nhiều người người hiện nay có thái độ ác cảm đối với dân ngoại quốc, mà đặc biệt là đối với dân các chủng tộc khác, đến mức khó mà có thể đưa ra được giải pháp hoà bình cho những mâu thuẫn một mất một còn như thế. Khó mà có thể hi vọng rằng người Auastralia sẽ tự nguyện đồng ý cho người châu Âu không phải gốc Anh nhập cư và hoàn toàn loại trừ khả năng là họ sẽ cho phép người châu Á tìm kiếm công ăn việc làm và định cư ở trên lục địa này.Người Australia gốc Anh khăng khăng khẳng định rằng vì người Anh là những người đầu tiên mở ra những khu định cư ở châu lục này cho nên trong tương lai dân Anh vẫn có toàn quyền sở hữu toàn bộ châu lục. Nhưng người của các dân tộc khác trên thế giới không bao giờ muốn thách thức quyền chiếm hữu của người Australia trên những vùng đất mà họ đã canh tác ở Australia. Người ta chỉ nghĩ rằng việc cấm sử dụng những khu vực có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn mà hiện đang bị bỏ hoang và buộc họ phải tiến hành sản xuất ở những khu vực có điều kiện kém thuận lợi hơn ở quê hương họ là việc làm bất công mà thôi.

This issue is of the most momentous significance for the future of the world. Indeed, the fate of civilization depends on its satisfactory resolution. On the one side stand scores, indeed, hundreds of millions of Europeans and Asiatics who are compelled to work under less favorable conditions of production than they could find in the territories from which they are barred. They demand that the gates of the forbidden paradise be opened to them so that they may increase the productivity of their labor and thereby receive for themselves a higher standard of living. On the other side stand those already fortunate enough to call their own the land with the more favorable conditions of production. They desire?as far as they are workers, and not owners of the means of production?not to give up the higher wages that this position guarantees them. The entire nation, however, is unanimous in fearing inundation by foreigners. The present inhabitants of these favored lands fear that some day they could be reduced to a minority in their own country and that they would then have to suffer all the horrors of national persecution to which, for instance, the Germans are today exposed in Czechoslovakia, Italy, and Poland.

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tương lai của thế giới. Thực vậy, số phận của nền văn minh phụ thuộc vào giải pháp thoả đáng cho vấn đề đó. Một bên là rất nhiều người, thậm chi hàng triệu người châu Âu và châu Á, buộc phải làm việc trong những điều kiện sản xuất kém thuận lợi hơn là họ có thể tìm được trên những vùng đất mà họ không được bén mảng tới. Họ yêu cầu mở cửa “thiên đường bị cấm đoán” để họ có thể gia tăng năng suất lao động và có mức sống cao hơn. Bên kia là những người gặp may vì đã được sinh ra và sống ở vùng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Họ không muốn - đấy là nói những người công nhân chứ không phải những người sở hữu tư liệu sản xuất - từ bỏ đồng lương cao hơn mà họ đang được hưởng. Trong khi đó toàn thể dân tộc đều tỏ ra sợ hãi trước làm sóng di dân của người ngoại quốc. Người dân sống trong những vùng đất phì nhiêu sợ rằng một ngày nào đó họ có thể trở thành người thiểu số ngay trong đất nước của mình và chịu những cảnh săn đuổi kinh hoàng mà, thí dụ như, người Đức ở Tiệp Khắc, ở Ý và Ba Lan đang phải chịu.

It cannot be denied that these fears are justified. Because of the enormous power that today stands at the command of the state, a national minority must expect the worst from a majority of a different nationality. As long as the state is granted the vast powers which it has today and which public opinion considers to be its right, the thought of having to live in a state whose government is in the hands of members of a foreign nationality is positively terrifying. It is frightful to live in a state in which at every turn one is exposed to persecution?masquerading under the guise of justice?by a ruling majority. It is dreadful to be handicapped even as a child in school on account of one's nationality and to be in the wrong before every judicial and administrative authority because one belongs to a national minority.

Không thể phủ nhận rằng có lí do để mà sợ hãi như thế. Vì hiện nay nhà nước nắm trong tay quyền lực rất lớn cho nên dân tộc thiểu số chắc chắn sẽ phải chịu những hành động tồi tệ nhất từ phía dân tộc đa số. Khi nhà nước còn được giao nhiều quyền lực như hiện nay và khi dư luận xã hội còn cho là nó đúng thì chỉ nghĩ đến việc phải sống trong một nước mà chính phủ nằm trong tay người của dân tộc khác đã làm người ta phát hoảng rồi. Thật là kinh khủng khi phải sống trong một nước mà ở đâu người ta cũng bị đa số cầm quyền bức hại – nhưng lại được làm với chiêu bài bảo vệ công lí. Khi một đứa trẻ trong trường học bị thiệt thòi vì là người dân tộc thiểu số và khi bị chính quyền hoặc toà án cho là sai chỉ vì mình là người dân tộc thiểu số đều là những hiện tượng đáng sợ cả.

If one considers the conflict from this point of view, it seems as if it allows of no other solution than war. In that case, it is to be expected that the nation inferior in numbers will be defeated, that, for example, the nations of Asia, counting hundreds of millions, will succeed in driving the progeny of the white race from Australia. But we do not wish to indulge in such conjectures. For it is certain that such wars?and we must assume that a world problem of such great dimensions cannot be solved once and for all in just one war?would lead to the most frightful catastrophe for civilization.

Nếu chỉ xem xét vấn đề từ quan điểm như thế thì sẽ chẳng còn giải pháp nào ngoài giải pháp chiến tranh. Trong trường hợp đó, có lẽ dân tộc có ít người hơn sẽ thua, thí dụ như các dân tộc Á châu có hàng trăm triệu người sẽ đẩy được hậu duệ của dân da trắng ra khỏi Australia. Nhưng chúng tôi không muốn đưa ra những đề nghị như thế. Vì chắc chắn là những cuộc chiến tranh như thế - chúng ta phải giả định là vấn đề toàn cầu to lớn như thế không thể được giải quyết một lần và vĩnh viễn bằng một cuộc chiến tranh - sẽ dẫn nền văn minh đến những tai hoạ khủng khiếp nhất.

It is clear that no solution of the problem of immigration is possible if one adheres to the ideal of the interventionist state, which meddles in every field of human activity, or to that of the socialist state. Only the adoption of the liberal program could make the problem of immigration, which today seems insoluble, completely disappear. In an Australia governed according to liberal principles, what difficulties could arise from the fact that in some parts of the continent Japanese and in other parts Englishmen were in the majority?

Rõ ràng là không thể nào giải quyết được vấn đề nhập cư nếu người ta cứ bám lấy những lí tưởng về nhà nước can thiệp, tức là nhà nước nhúng mũi vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người hay bám lấy những lí tưởng về nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ có áp dụng cương lĩnh của chủ nghĩa tự do thì mới xoá được vấn đề di dân - một vấn đề không thể giải quyết nổi hiện nay - khỏi chương trình nghị sự. Nếu Australia được cai trị theo những nguyên tắc tự do thì những khó khăn nào có thể xuất hiện nếu ở đâu đó trên lục địa người Nhật chiếm đa số, còn ở những vùng khác người Anh lại chiếm đa số?

9. The United States of Europe

The United States of America is the mightiest and richest nation in the world. Nowhere else was capitalism able to develop more freely and with less interference from the government. The inhabitants of the United States of America are therefore far richer than those of any other country on earth. For more than sixty years their country was not involved in any war. If they had not waged a war of extermination against the original inhabitants of the land, if they had not needlessly waged war against Spain in 1898, and if they had not participated in the World War, only a few graybeards among them would today be able to give a first-hand account of what war means. It is doubtful whether the Americans themselves appreciate how much they owe to the fact that more of the policies of liberalism and capitalism have been realized in their country than in any other. Even foreigners do not know what it is that has made the much-envied republic rich and powerful. But?apart from those who, filled with resentment, affect a profound contempt for the "materialism" of American culture?all are agreed in desiring nothing more eagerly than that their country should be as rich and as powerful as the United States.

9. Hiệp chủng quốc châu Âu

Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là nước giàu nhất và mạnh nhất thế giới. Đây là nơi chủ nghĩa tư bản có thể phát triển một cách tự do nhất và ít bị nhà nước can thiệp nhất trên thế giới. Vì vậy mà công dân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là những người giàu nhất thế giới. Nước này không dính líu vào bất cứ cuộc chiến tranh nào trong suốt hơn sáu mươi năm. Nếu họ không tiến hành chiến tranh huỷ diệt người bàn xứ, nếu họ không đánh nhau với Tây Ban Nha vào năm 1898 và nếu họ không tham gia đánh nhau trong cuộc Chiến tranh Thế giới vừa qua (1914-1918 – ND) thì hiện nay chỉ còn một ít người đầu bạc có thể trực tiếp kể lại cho con cháu nghe chiến tranh nghĩa là gì. Chưa chắc chính người Mĩ đã đánh giá được hết ý nghĩa của sự kiện là chính sách của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản được nước họ thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ hơn bất kì nước nào khác trên thế giới. Ngay cả người ngoại quốc cũng không biết điều gì đã làm cho một nước mà họ ghen tị trở thành giàu có và mạnh mẽ đến như thế. Nhưng trừ một ít những người oán hận và khinh ghét “chủ nghĩa vật chất” của nền văn hoá Mĩ, tất cả mọi người đều chẳng muốn gì hơn là nước họ cũng trở thành giàu có và mạnh mẽ như Hợp chủng quốc Hoa Kì.

In various quarters it is being proposed, as the simplest way to achieve this end, that a "United States of Europe" be formed. By themselves the individual countries of the European continent are too thinly populated and do not have enough land at their disposal to be able to hold their own in the international struggle for supremacy as against the ever increasing power of the United States, against Russia, against the British Empire, against China, and against other groupings of similar size that may be formed in the future, perhaps in South America. They must therefore consolidate into a military and political union, into a defensive and offensive alliance, which alone would be capable of assuring to Europe in the centuries to come the importance in world politics that it has enjoyed in the past. What gives special support to the idea of a Pan-European union is the realization, which is every day impressing itself more strongly on everyone, that nothing can be more absurd than the protective tariff policies presently being pursued by the nations of Europe. Only the further development of the international division of labor can increase the well-being and produce the abundance of goods needed to raise the standard of living, and thereby also the cultural level, of the masses. The economic policies of all countries, but especially those of the smaller European nations, are aimed precisely at destroying the international division of labor. If the conditions under which American industry operates, with a potential market of more than a hundred twenty million rich consumers, unhampered by tariffs or similar obstacles, are compared with those against which German, Czechoslovakian, or Hungarian industry must contend, the utter absurdity of endeavors to create little autarkic economic territories becomes immediately obvious.

Trong nhiều giới đã có người nói rằng muốn đạt được mục tiêu như thế thì biện pháp đơn giản nhất là thành lập “Hợp chủng quốc châu Âu”. Từng nước một trên lục địa châu Âu thì có quá ít dân và ít đất, không đủ sức bảo vệ được mình trong cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ nhằm chống lại thế lực đang lên của Hợp chủng quốc, chống lại nước Nga, chống lại đế chế Anh, chống lại Trung Quốc và những thực thể có sức mạnh tương tự có thể được hình thành trong tương lai, thí dụ như ở lục địa Nam Mỹ. Vì vậy mà họ phải hợp nhất vào một liên minh chính trị và quân sự, hợp nhất vào một khối tấn công và phòng thủ, tức là một thực thể mà trong tương lai có đủ sức bảo đảm cho châu Âu vai trò quan trọng như châu lục này đã từng giữ trong quá khứ. Mỗi người càng ngày càng nhận thức được rằng không có gì xuẩn ngốc hơn là chính sách thuế bảo hộ mà các nước châu Âu đang theo đuổi hiện nay, đấy chính là sự cổ vũ đặc biệt đối với ý tưởng Liên minh châu Âu. Phải phát triển hơn nữa quá trình phân công lao động quốc tế thì mới gia tăng được phúc lợi và sản xuất được nhiều hàng hoá, cần thiết cho việc gia tăng mức sống của người dân và bằng cách đó nâng cao được trình độ văn hoá cho quần chúng. Nhưng chính sách kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước nhỏ ở châu Âu, lại nhằm phá hoại quá trình phân công lao động trên bình diện quốc tế. Nếu so sánh những điều kiện hoạt động của nền công nghiệp Mỹ - với thị trường tiềm năng là hơn một trăm hai mươi triệu người tiêu dùng giàu có mà không có những rào cản thuế khoá và những rào cản khác - với những điều kiện hoạt động của nền công nghiệp các nước như Đức, Tiệp Khắc hay Hungary thì ta càng thấy rõ những cố gắng nhằm thành lập những lãnh vực với nền kinh tế tự cấp tự túc là hoàn toàn vô lí.

The evils that those who champion the idea of a United States of Europe are trying to combat undoubtedly exist, and the sooner they are eliminated, the better. But the formation of a United States of Europe would not be an appropriate means to achieve this end.

Chắc chắn là có những khó khăn, những người ủng hộ ý tưởng Hợp chủng quốc châu Âu phải đấu tranh để vượt qua và càng vượt qua sớm chừng nào thì càng hay chừng ấy. Nhưng thành lập Hợp chủng quốc châu Âu không phải là biện pháp phù hợp nhất cho mục tiêu của chúng ta.

Any reform in international relations must aim at abolishing a situation in which each country seeks in every way possible to enlarge its territory at the expense of other countries. The problem of international boundaries, which has assumed such overwhelming importance today, must lose all its significance. The nations must come to realize that the most important problem of foreign policy is the establishment of lasting peace, and they must understand that this can be assured throughout the world only if the field of activity permitted to the state is limited to the narrowest range. Only then will the size and extent of the territory subject to the sovereignty of the state no longer assume such overwhelming importance for the life of the individual as to make it seem natural, now as in the past, for rivers of blood to be shed in disputes over boundaries. The narrow-mindedness which sees nothing beyond one's own state and one's own nation and which has no conception of the importance of international cooperation must be replaced by a cosmopolitan outlook. This, however, is possible only if the society of nations, the international superstate, is so constituted that no people and no individual is oppressed on account of nationality or national peculiarities.

Bất kì cuộc cải cách quan hệ quốc tế nào cũng đều phải hướng đến mục tiêu là loại bỏ tình huống, trong đó mỗi nước đều tìm mọi cách chiếm đất của người khác nhằm mở mang lãnh thổ của chính mình. Vấn đề biên giới quốc tế, một vấn đề có vai trò cực kì quan trọng hiện nay, phải biến mất khỏi chương trình nghị sự. Các nước phải nhận thức được rằng vấn đề quan trọng nhất của chính sách đối ngoại là thiết lập một nền hoà bình vĩnh cửu, và họ phải hiểu rằng hoà bình trên toàn thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu chính phủ chỉ được phép hoạt động trong những khuôn khổ cực kì hạn chế. Đến lúc đó thì kích thước và qui mô của vùng lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của quốc gia sẽ không còn có ý nghĩa quan trọng tuyệt đối đối với đời sống của từng cá nhân như hiện nay, cũng như trong quá khứ nữa, đến nỗi máu đã đổ thành sông trong những cuộc tranh chấp về biên giới. Đầu óc thiển cận, không nhìn thấy gì ngoài quốc gia và dân tộc của mình, phải được thay thế bằng quan điểm toàn cầu. Nhưng điều này chỉ có thể trở thành khả thi nếu cộng đồng các dân tộc, nếu siêu nhà nước quốc tế được thiết lập sao cho không có sự áp chế bất cứ dân tộc nào hay cá nhân nào chỉ vì thành phần dân tộc hay đặc trưng dân tộc của họ.

Nationalist policies, which always begin by aiming at the ruination of one's neighbor, must, in the final analysis, lead to the ruination of all. In order to overcome such provincialism and to replace it by a policy genuinely cosmopolitan in its orientation, it is first necessary for the nations of the world to realize that their interests do not stand in mutual opposition and that every nation best serves its own cause when it is intent on promoting the development of all nations and scrupulously abstains from every attempt to use violence against other nations or parts of other nations. Thus, what is needed is not the replacement of national chauvinism by a chauvinism that would have some larger, supranational entity for its object, but rather the recognition that every sort of chauvinism is mistaken. The old, militaristic methods of international politics must now give way to new, peaceful methods aiming at cooperative effort, and not at mutual warfare.

Chính sách dân tộc chủ nghĩa, bao giờ cũng bắt đầu bằng mục đích tiêu diệt dân tộc láng giềng, cuối cùng nhất định dẽ dẫn mọi người tới diệt vong. Muốn vượt qua được chủ nghĩa địa phương và thay thế nó bằng chính sách toàn cầu thực sự thì trước hết các dân tộc trên thế giới phải hiểu rằng quyền lợi của họ không chống báng lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của tất cả các dân tộc chính là biện pháp phục vụ tốt nhất sự nghiệp của mình và phải rất thận trọng, tránh sử dụng vũ lực chống lại các dân tộc khác hay là chống lại một số người thuộc dân tộc khác. Như vậy nghĩa là, không được thay chủ nghĩa sô vanh dân tộc bằng một chủ nghĩa sô vanh siêu dân tộc mà phải hiểu rằng mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh đều là sai lầm. Những biện pháp đối ngoại quân phiệt xưa cũ phải nhường chỗ cho những biện pháp hoà hoãn mới với mục tiêu là hợp tác chứ không phải là sử dụng vũ lực chống lại nhau.

The champions of Pan-Europe and of the United States of Europe, however, have other ends in view. They do not plan on establishing a new kind of state different in its policies from the imperialistic and militaristic states that have existed up to now, but on a reconstitution of the old imperialistic and militaristic idea of the state. Pan-Europe is to be greater than the individual states that will comprise it; it is to be more powerful than they are and therefore more efficient militarily and better suited to oppose such great powers as England, the United States of America, and Russia. A European chauvinism is to take the place of the French, the German, or the Hungarian variety; a united front formed of all the European nations is to be directed against "foreigners": Britons, Americans, Russians, Chinese, and Japanese.

Nhưng những người ủng hộ nhà nước Đại Âu (Pan-Europe) và Hợp chủng quốc châu Âu lại nhằm đến mục tiêu khác. Họ không có ý định lập ra một kiểu nhà nước có chính sách khác với chính sách của những quốc gia quân phiệt và đế quốc chủ nghĩa đã từng tồn tại cho đến hôm nay, mà ngược lại, họ muốn tái lập ý tưởng về nhà nước quân phiệt và đế quốc chủ nghĩa. Quốc gia Đại Âu phải vĩ đại hơn từng quốc gia riêng lẻ; nó phải mạnh hơn và vì vậy mà hiệu quả hơn về mặt quân sự, đủ sức đối đầu với các siêu cường như Anh, Mĩ và Nga. Chủ nghĩa sô vanh châu Âu phải thay thế cho chủ nghĩa sô vanh đủ mọi loại của Pháp, Đức và Hungary; còn mặt trận thống nhất của các dân tộc châu Âu thì phải đối đầu với những người “xa lạ”: Anh, Mĩ, Nga, Trung Hoa và Nhật Bản.

Now one can base a chauvinistic political consciousness and a chauvinistic military policy on a national foundation, but not on a geographic one. Community of language binds members of the same nationality close together, while linguistic diversity gives rise to a gulf between nations. If it were not for this fact?aside from all ideologies?chauvinistic thinking would never have been able to develop. The geographer, with map in hand, may, no doubt, very well view the European continent (with the exception of Russia) as a unity if he is so minded; but this does not create among the inhabitants of that region any feeling of community or solidarity on which the statesman could base his plans. A Rhinelander can be made to understand that he is defending his own cause if he goes into battle for the Germans of East Prussia. It may even be possible to bring him to see that the cause of all mankind is also his own cause. But he will never be able to understand that, while he has to stand side by side with the Portuguese because they too are Europeans, the cause of England is that of an enemy, or, at best, of a neutral alien. It is not possible to efface from men's minds (nor, incidentally, does liberalism have any desire to do so) the imprint left by a long historical development that has brought it about that the heart of a German beats faster at every mention of Germany, of the German people, or of all that is typically German. This feeling of nationality existed before any political attempt was made to base upon it the idea of a German state, a German policy, and German chauvinism. All the well-intentioned schemes for replacing national states by a federation of states, whether Central European, Pan-European, Pan-American, or constructed on some similar artificial basis, suffer from the same fundamental defect. They fail to take account of the fact that the words "Europe" or "Pan-Europe" and "European" or "Pan-European" do not have this kind of emotional connotation and are thus incapable of evoking sentiments of the kind called forth by such words as "Germany" and "German."

Hiện nay người ta chỉ có thể tạo ra nhận thức chính trị mang tính sô vanh và chính sách quân sự sô vanh trên cơ sở dân tộc chứ không phải cơ sở địa lý. Ngôn ngữ chung buộc những người cùng một dân tộc đoàn kết lại, trong khi sự khác biệt về ngôn ngữ làm người ta xa cách nhau. Nếu không có sự khác biệt như thế - bất chấp những hệ tư tưởng khác nhau – thì tư tưởng sô vanh không thể nào phái triển được. Không nghi ngờ gì rằng một nhà địa lý học, với tấm bản đồ trong tay, có thể nhìn thấy ngay rằng châu Âu (trừ Nga ra) là một thực thể thống nhất, nhưng điều đó sẽ không tạo ra trong dân chúng khu vực đó tình cảm cộng đồng hay tình đoàn kết mà nhà hoạt động chính trị có thể dựa vào để xây dựng kế hoạch của ông ta. Có thể nhồi vào sọ người dân sống ở vùng sông Rhine rằng chiến đầu cho người Đức vùng Đông Phổ là anh ta đang bảo vệ sự nghiệp của chính mình. Cũng có thể làm cho anh ta tin rằng sự nghiệp của toàn thể loài người cũng là sự nghịêp của anh ta. Nhưng anh ta sẽ không bao giờ hiểu được rằng khi anh ta chiến đấu bên cạnh người Bồ Đào Nha vì họ cũng là dân lục địa Âu châu, còn công việc của Anh quốc là công việc của kẻ thù hoặc nhiều lắm thì cũng chỉ là công việc của bọn người xa lạ mà thôi. Không thể nào xoá được khỏi đầu óc người ta dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử kéo dài (nhân tiện xin nói rằng chủ nghĩa tự do hoàn toàn không có ý định làm việc đó), một quá trình đã làm cho trái tim người Đức đập nhanh hơn khi có ai đó nhắc đến nước Đức, đến dân Đức hay bất cứ điều gì liên quan đến Đức. Tình cảm dân tộc như thế đã tồn tại trước khi người ta có ý định dựa vào nó để tạo ra ý tưởng về nhà nước Đức, chính sách Đức và chủ nghĩa sô vanh Đức. Tất cả những sơ đồ có mục đích tốt nhằm thay thế các quốc gia dân tộc, dù đấy có là Trung Âu, Đại Âu, Đại Mỹ, hoặc trên cơ sở nhân tạo tương tự đều mắc chung khuyết tật căn bản như thế. Các sơ đồ này không tính được sự kiện là những từ như “châu Âu” hay “Đại Âu” và “người châu Âu” hay “người Đại Âu” không có ý nghĩa về mặt tình cảm và vì vậy không thể tạo ra được trong lòng người những tình cảm như những từ “nước Đức” hay “người Đức”.

The matter may be seen in its clearest light if we direct our attention to the problem, which plays a decisive role in all these projects, of agreeing on a commercial policy for such a federation of states. As conditions are today, a Bavarian can be induced to regard the protection of German labor?let us say, in Saxony?as a sufficient justification for a tariff that makes it more expensive for him, the Bavarian, to purchase some article. We may hope that some day he will succeed in being converted to the realization that all political measures designed to achieve autarky, and hence all protective tariffs, are senseless and self-defeating and consequently ought to be abolished. But never will one succeed in inducing a Pole or a Hungarian to consider it justified that he should pay more than the world market price for any commodity merely in order to enable the French, the Germans, or the Italians to carry on its production in their countries. One can certainly win support for a policy of protectionism by combining an appeal to feelings of national solidarity with the nationalistic doctrine that the interests of different nations are mutually incompatible; but there is nothing similar that could serve a federation of states as an ideological basis for a system of protectionism. It is manifestly absurd to break up the ever increasing unity of world economy into a number of small national territories, each as autarkic as possible. But one cannot counteract the policy of economic isolation on a national scale by replacing it with the same policy on the part of a larger political entity comprising a number of different nationalities. The only way to counteract tendencies toward protectionism and autarky is to recognize their harmfulness and to appreciate the harmony of the interests of all nations.

Có thể thấy sự kiện này một cách rõ ràng nhất nếu chúng ta xem xét vần đề thoả thuận chính sách thương mại, tức là vấn đề có vai trò quan trọng nhất trong tất cả các dự án về một liên bang quốc gia như thế. Trong những điều kiện hiện nay, có thể thuyết phục một người Bavaria rằng việc bảo vệ lao động người Đức – thí dụ như ở vùng Saxony – là đủ để áp dụng biểu thuế khiến cho anh ta, tức là anh người Bavaria, phải mua một món hàng nào đó với giá cao hơn. Chúng ta có thể hi vọng một ngày nào đó có thể làm cho anh ta quay lại với nhận thức rằng tất cả những biện pháp chính trị nhằm tạo ra nền kinh tế tự cấp tự túc và do đó tất cả những biểu thuế mang tính cách bảo hộ đều là vô nghĩa và tự chuốc lấy thất bại, và vì vậy mà cần phải bãi bỏ. Nhưng không bao giờ có thể thuyết phục được người Ba Lan hay là người Hungary rằng để cho công bằng thì anh ta phải trả giá cao hơn giá thị trường thế giới cho một món hàng nào đó nhằm giúp cho người Pháp, người Đức hay người Ý được tiếp tục sản xuất món hàng đó trong nước họ. Chắc chắn là người ta có thể giành được sự ủng hộ cho chính sách bảo hộ bằng cách khêu gợi tình đoàn kết dân tộc và chủ nghĩa dân tộc với ý tưởng cho rằng quyền lợi của các dân tộc là không thể dung hoà. Nhưng hệ thống bảo hộ của liên bang các quốc gia không thể sử dụng một cái gì tương tự như thế làm nền tảng ý thức hệ. Chia nền kinh tế thế giới đang ngày càng thống nhất hơn thành những vùng lãnh thổ quốc gia nhỏ bé, mỗi vùng càng có khả năng tự cấp tự túc càng tốt, là việc làm hoàn toàn phi lý. Thay chính sách bế quan toả cảng về kinh tế trên bình diện dân tộc bằng chính sách như thế trên bình diện của một cộng đồng chính trị bao gồm nhiều dân tộc cũng là việc làm vô nghĩa nốt. Phương pháp hữu hiệu duy nhất là công nhận rằng chủ nghĩa bảo hộ và kinh tế tự cấp tự túc là có hại và phải coi trọng sự hài hoà về quyền lợi của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Once it has been demonstrated that the disintegration of the world economy into a number of small autarkic areas has detrimental consequences for all nations, the conclusion in favor of free trade necessarily follows. In order to prove that a Pan-European zone of autarky should be set up under the shelter of a protective tariff, it would first be necessary to demonstrate that the interests of the Portuguese and the Rumanians, although in harmony with each other, both collide with those of Brazil and Russia. One would have to adduce proof that it is good for the Hungarians to give up their domestic textile industry in favor of the German, the French, and the Belgian, but that the interests of the Hungarians would be injured by the importation of English or American textiles.

Như đã chứng minh bên trên, sự phân rã của nền kinh tề thế giới thành một loạt những vùng lãnh thổ tự cấp tự túc sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực cho tất cả các dân tộc. Kết luận: cần phải ủng hộ thương mại tự do. Muốn chứng minh rằng khu vực tự cấp Đại Âu cần phải có cái ô biểu thuế có tính cách bảo hộ thì trước hết phải chứng minh rằng quyền lợi của người Bồ Đào Nha và người Rumania, mặc dù hài hoà với nhau nhưng lại xung đột với quyền lợi của người Nga và người Brazil. Còn phải chứng minh rằng người Hungary sẽ được lợi nếu họ từ bỏ ngành công nghiệp dệt để giúp người Đức, người Pháp, người Bỉ, nhưng nhập khẩu hàng dệt may của Anh hay Mĩ sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của người Hungary.

The movement in favor of the formation of a federation of European states has arisen from a correct recognition of the untenability of all forms of chauvinistic nationalism. But what the supporters of this movement wish to set in its place is impracticable because it lacks a vital basis in the consciousness of the people. And even if the goal of the Pan-European movement could be achieved, the world would not be in the least the better for it. The struggle of a united European continent against the great world powers outside its territory would be no less ruinous than is the present struggle of the countries of Europe among themselves.

Phong trào ủng hộ liên bang các nước châu Âu sinh ra từ nhận thức đúng đắn rằng tất cả các hình thức của chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc sô vanh đều là sai lầm và có hại. Nhưng điều mà những người ủng hộ phong trào này muốn thành lập để thế chỗ cho nó lại là bất khả thi vì ý tưởng này chưa ăn sâu bén rễ vào trong nhận thức của người dân. Nhưng ngay cả nếu như phong trào Đại Âu có đạt được mục tiêu của mình thì tình hình thế giới cũng chẳng vì thế mà tốt đẹp hơn. Cuộc chiến đấu của lục địa châu Âu thống nhất nhằm chống lại những cường quốc khác cũng sẽ mang đến những cảnh đổ nát chẳng kém gì cuộc chiến đấu giữa các nước châu Âu hiện nay với nhau.

10. The League of Nations

Just as, in the eyes of the liberal, the state is not the highest ideal, so it is also not the best apparatus of compulsion. The metaphysical theory of the state declares?approaching, in this respect, the vanity and presumption of the absolute monarchs?that each individual state is sovereign, i.e., that it represents the last and highest court of appeals. But, for the liberal, the world does not end at the borders of the state. In his eyes, whatever significance national boundaries have is only incidental and subordinate. His political thinking encompasses the whole of mankind. The starting-point of his entire political philosophy is the conviction that the division of labor is international and not merely national. He realizes from the very first that it is not sufficient to establish peace within each country, that it is much more important that all nations live at peace with one another. The liberal therefore demands that the political organization of society be extended until it reaches its culmination in a world state that unites all nations on an equal basis. For this reason he sees the law of each nation as subordinate to international law, and that is why he demands supranational tribunals and administrative authorities to assure peace among nations in the same way that the judicial and executive organs of each country are charged with the maintenance of peace within its own territory.

10. Hội Quốc Liên

Trong nhận thức của người theo trường phái tự do, nhà nước không phải là lí tưởng cao cả nhất, nó cũng chẳng phải là phương tiện cưỡng bức hữu hiệu nhất. Lý thuyết siêu hình về nhà nước tuyên bố rằng - về khía cạnh này, nó gần đạt đến sự kiêu căng và tự phụ của những ông vua chuyên chế - mọi nhà nước đều có chủ quyền, nghĩa là nhà nước là toà án cuối cùng và tối cao. Nhưng đối với người tự do thì thế giới không kết thúc ở đường biên giới quốc gia. Trong mắt anh ta, dù đường biên giới quốc gia có giá trị như thế nào đi chăng nữa thì đấy cũng chỉ là hiện tượng nhất thời và thứ yếu mà thôi. Tư duy chính trị của người tự do bao trùm lên toàn thể loài người. Xuất phát điểm của toàn bộ triết lí chính trị của anh ta là: phân công lao động là hiện tượng quốc tế chứ không phải quốc gia. Ngay từ đầu anh ta đã nhận thức được rằng hoà bình trong một nước là chưa đủ, quan trọng hơn là tất cả các nước phải sống hoà bình với nhau. Vì vậy mà người theo trường phái tự do đòi hỏi rằng tổ chức chính trị của xã hội phải mở rộng cho đến khi nó đạt đến đỉnh điểm là nhà nước toàn cầu, liên kết tất cả các dân tộc trên cơ sở bình đẳng. Vì vậy là anh ta cho rằng luật của từng nước phải phụ thuộc vào luật pháp quốc tế và đấy cũng là lí do để anh ta đòi hỏi phải thành lập toà hình sự và bộ máy quản lí hành chính siêu quốc gia để đảm bảo nền hoà bình giữa các dân tộc, giống như bộ máy hành chính và toà án mỗi nước có trách nhiệm giữ gìn hoà bình trong khu vực của mình vậy.

For a long time the demand for the establishment of such a supranational world organization was confined to a few thinkers who were considered utopians and went unheeded. To be sure, after the end of the Napoleonic Wars, the world repeatedly witnessed the spectacle of the statesmen of the leading powers gathered around the conference table to arrive at a common accord, and after the middle of the nineteenth century, an increasing number of supranational institutions were established, the most widely noted of which are the Red Cross and the International Postal Union. Yet all of this was still a very far cry from the creation of a genuine supranational organization. Even the Hague Peace Conference signified hardly any progress in this respect. It was only the horrors of the World War that first made it possible to win widespread support for the idea of an organization of all nations that would be in a position to prevent future conflicts. With the end of the war, the victors took steps to create an association which they called "The League of Nations" and which is widely held throughout the world to be the nucleus of what could be a really effective future international organization.

Trong một thời gian dài, yêu cầu thành lập một tổ chức siêu quốc gia như thế vẫn chỉ là chuyện trao đổi giữa một ít nhà tư tưởng, những người này thậm chí còn bị coi là không tưởng và chẳng được ai chú ý tới. Chắc chắn là sau những cuộc chiến tranh của Napoleon, thế giới đã nhiều lần chứng kiến cảnh các chính khách của những cường quốc tụ họp quanh bàn hội nghị để tìm kiếm thoả thuận chung, còn từ nửa sau thế kỉ XIX thì càng ngày càng xuất hiện nhiều định chế siêu quốc gia, mà nổi bật nhất là tổ chữ Chữ Thập Đỏ và Liên Minh Bưu Chính Quốc Tế. Nhưng tất cả những điều này vẫn còn xa mới có thể gọi là tổ chức siêu quốc gia thực sự. Ngay cả Hội nghị Hoà bình ở La Hay (the Hague) cũng chưa đưa ra được bất kì dấu hiệu nào về sự tiến bộ cả. Chỉ vì sợ cuộc Chiến tranh Thế giới mà ý tưởng về việc thành lập một tổ chức của tất cả các dân tộc, đủ sức ngăn chặn những cuộc xung đột trong tương lai mới giành được sự ủng hộ rộng rãi mà thôi. Sau chiến tranh, các nước chiến thắng mới thực hiện những biện pháp nhằm thành lập một tổ chức mà họ gọi là Hội Quốc Liên và được nhiều người trên thế giới coi là hạt nhân của một tổ chức quốc tế thực sự có hiệu quả trong tương lai.

In any case, there can be no doubt that what today goes under that name is in no way a realization of the liberal ideal of a supranational organization. In the first place, some of the most important and powerful nations of the world do not belong to the League at all. The United States, not to mention smaller nations, still stands outside. Besides, the covenant of the League of Nations suffers from the very outset from the fact that it distinguishes between two categories of member states: those that enjoy full rights and those that, having been on the losing side in the World War, are not fully qualified members. It is clear that such an inequality of status in the community of nations must bear within itself the seeds of war in the same way that every such division into castes does within a country. All these shortcomings have combined to weaken the League lamentably and to render it impotent in regard to all the substantive questions with which it has been confronted. One has only to think of its conduct in the conflict between Italy and Greece or in regard to the Mosul question, and especially in those cases in which the fate of oppressed minorities depended on its decision.

Dù thế nào thì tổ chức đang tồn tại dưới tên gọi là Hội Quốc Liên cũng không phải là hiện thân của lí tưởng về một tổ chức siêu quốc gia của trường phái tự do. Trước hết, một số nước mạnh nhất và quan trọng nhất không có chân trong tổ chức này. Mĩ, chưa nói đến các nước nhỏ hơn, vẫn đứng bên ngoài. Ngoài ra, hiệp định thành lập Hội Quốc Liên có khiếm khuyết ngay từ đầu: nó chia các nước thành hai hạng, tức là những nước có đầy đủ quyền hành và những nước thất trận trong Chiến tranh Thế giới, không phải là những thành viên có đầy đủ quyền hành như những nước kia. Rõ ràng là sự bất bình đẳng về địa vị như thế sẽ gieo mầm cho cuộc chiến tranh chẳng khác gì sự phân biệt đẳng cấp trong từng nước vậy. Đáng tiếc là tất cả những khuyết điểm như thế đã làm cho Hội Quốc Liên yếu đi một cách thảm hại và làm cho nó trở thành bất lực trước những vấn đề lớn lao mà nó đang phải trực diện. Chỉ cần nghĩ đến hành động của nó trong cuộc chiến tranh giữa Ý và Hi Lạp hay vấn đề Mosul và đặc biệt là những trường hợp mà số phận của các dân tộc thiểu số bị đàn áp phụ thuộc vào phán quyết của Hội là sẽ rõ.

There are in all countries, but especially in England and Germany, groups that believe that in the interest of transforming this sham League of Nations into a real one?into a genuine supranational state?its present weaknesses and defects should be treated in the most indulgent possible way. Such opportunism never does any good, no matter what question is at issue. The League of Nations is?and this would certainly have to be conceded by everybody except the functionaries and the staff employed in its bureaus?an inadequate institution in no way corresponding to the demands that one is entitled to make of a world organization. This fact, far from being minimized or ignored, needs to be repeatedly and insistently emphasized so that attention is called to all the changes that would have to be made in order to transform this sham into a real League of Nations. Nothing has done greater harm to the idea of a supranational world organization than the intellectual confusion arising from the belief that the present League constitutes a complete or virtually complete realization of what every honest and sincere liberal must demand. It is impossible to build a real League of Nations, capable of assuring lasting peace, on the principle that the traditional, historically determined boundaries of each country are to be treated as inalterable fixed. The League of Nations retains the fundamental defect of all previous international law: in setting up procedural rules for adjudicating disputes between nations, it is not in the least interested in creating any other norms for their settlement than the preservation of the status quo and the enforcement of existing treaties. Under such circumstances, however, peace cannot be assured unless it be by reducing the whole world situation to a state of frozen immobility.

Trong tất cả các nước, đặc biệt là ở Đức và Anh, đều có những nhóm người cho rằng muốn thúc đẩy quá trình chuyển hoá cái Hội Quốc Liên giả trang này thành một tổ chức thật sự - thành một nhà nước siêu quốc gia đúng nghĩa – thì phải tỏ ra khoan dung đối với những khuyết tật và yếu kém của nó. Thái độ cơ hội như thế sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp, dù có giải quyết vấn đề gì thì cũng thế mà thôi. Hội Quốc Liên là một thiết chế chưa hoàn hảo, hoàn toàn không phù hợp với những đòi hỏi đối với một tổ chức tầm cỡ quốc tế - mọi người, trừ những quan chức và nhân viên làm việc trong bộ máy, đều thừa nhận như thế. Không được che dấu hoặc phớt lờ sự kiện này, mà ngược lại phải thường xuyên và kiên trì nhắc nhở nhằm kêu gọi sự chú ý của mọi người để người ta thực hiện tất cả những thay đổi ngõ hầu chuyển hoá nó thành một Hội Quốc Liên thực sự. Tai hại nhất đối với ý tưởng về tổ chức siêu quốc gia là sự nhầm lẫn của giới trí thức, xuất phát từ niềm tin rằng Hội Quốc Liên hiện nay là hiện thân đầy đủ hoặc gần như đầy đủ yêu cầu của những người theo trường phái tự do chân thành và trung thực. Dựa vào nguyên tắc cho rằng đường biên giới truyền thống, đã được xác định trong lịch sử là bất di bất dịch thì không thể nào xây dựng được Hội Quốc Liên, thực sự đủ sức bảo đảm một nền hoà bình vĩnh viễn trên toàn cầu. Hội Quốc Liên vẫn còn chứa trong lòng nó khiếm khuyết căn bản của luật quốc tế hiện hành: trong khi lập ra những qui định mang tính thủ tục cho việc giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước, nó hoàn toàn không quan tâm đến việc tạo ra những tiêu chuẩn giải quyết mới mà chỉ giữ nguyên hiện trạng (status quo) và thi hành những hiệp ước đã kí. Trong tình hình như thế, nếu không đưa toàn thế giới vào tình trạng bất động thì không ai có thể bảo đảm được hoà bình.

To be sure, the League does hold out, even though very cautiously and with many reservations, the prospect of some future boundary adjustments to do justice to the demands of some nations and parts of nations. It also promises?again very cautiously and qualifiedly?protection to national minorities. This permits us to hope that from these extremely inadequate beginnings a world superstate really deserving of the name may some day be able to develop that would be capable of assuring the nations the peace that they require. But this question will not be decided at Geneva in the sessions of the present League, and certainly not in the parliaments of the individual countries that comprise it. For the problem involved is not at all a matter of organization or of the technique of international government, but the greatest ideological question that mankind has ever faced. It is a question of whether we shall succeed in creating throughout the world a frame of mind without which all agreements for the preservation of peace and all the proceedings of courts of arbitration will remain, at the crucial moment, only worthless scraps of paper. This frame of mind can be nothing less than the unqualified, unconditional acceptance of liberalism. Liberal thinking must permeate all nations, liberal principles must pervade all political institutions, if the prerequisites of peace are to be created and the causes of war eliminated. As long as nations cling to protective tariffs, immigration barriers, compulsory education, interventionism, and etatism, new conflicts capable of breaking out at any time into open warfare will continually arise to plague mankind.

Chắc chắn là Hội Quốc Liên sẽ đưa ra, một cách rất thận trọng và dè dặt, viễn cảnh của một vài điều chỉnh đường biên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu của một số dân tộc và một số người trong một số dân tộc khác. Nó cũng sẽ hứa hẹn - vẫn với sự thận trọng và dè dặt như thế - bảo vệ những người thiểu số. Điều đó cho phép chúng ta hi vọng rằng từ những khởi đầu hoàn toàn không phù hợp như thế sẽ sinh ra một siêu quốc gia toàn cầu xứng đáng với tên gọi của nó và một ngày nào đó có đủ sức bảo đảm cho các dân tộc một nền hoà bình mà họ đòi hỏi. Nhưng vấn đề này sẽ không thể được giải quyết trong những kì hội nghị ở Geneva của Hội Quốc Liên hiện nay, và chắc chắn là cũng không được giải quyết tại quốc hội của các nước thành viên của nó. Vì vấn đề được đề cập ở đây không phải là vấn đề tổ chức hay biện pháp quản lí quốc tế, mà là vấn đề tư tưởng to lớn nhất của loài người từ trước đến nay. Vấn đề là liệu chúng ta có thể tạo ra trên toàn thế giới một khuôn khổ tư duy mà không có nó thì trong giờ phút quyết định, mọi hiệp ước về bảo vệ hoà bình và mọi quyết định của trọng tài đều chỉ là những tờ giấy vụn. Chấp nhận một cách hoàn toàn và vô điều kiện chủ nghĩa tự do chính là khuôn khổ của tư duy như thế. Tư tưởng tự do phải thấm vào tất cả các dân tộc, các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do phải thâm nhập vào tất cả các thiết chế chính trị, đấy là nói nếu ta muốn kiến tạo những tiền đề cho hoà bình và loại bỏ những nguyên nhân của chiến tranh. Khi các dân tộc vẫn còn bám vào những biểu thuế có tính cách bảo hộ, bám vào những rào cản nhập cư, bám vào nền giáo dục bắt buộc, bám vào chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa quốc gia thì những cuộc xung đột mới, có thể nổ bùng thành chiến tranh bất cứ lúc nào, vẫn sẽ thường xuyên xuất hiện và làm cho nhân loại mất ăn mất ngủ như cũ.

11. Russia

The law-abiding, citizen by his labor serves both himself and his fellow man and thereby integrates himself peacefully into the social order. The robber, on the other hand, is intent, not on honest toil, but on the forcible appropriation of the fruits of others' labor. For thousands of years the world had to submit to the yoke of military conquerors and feudal lords who simply took for granted that the products of the industry of other men existed for them to consume. The evolution of mankind towards civilization and the strengthening of social bonds required, first of all, overcoming the intellectual and physical influence of the military and feudal castes that aspired to rule the world and the substitution of the ideal of the bourgeois for that of the hereditary lord. The supplanting of the militaristic ideal, which esteems only the warrior and despises honest labor, has not, by any means, even yet been completely achieved. In every nation there are still individuals whose minds are altogether taken up with the ideas and images of the militaristic ages. There are nations in which transient atavistic impulses toward plunder and violence, which one would have presumed to have long since been mastered, still break out and once more gain ascendancy. But, by and large, one can say of the nations of the white race that today inhabit central and western Europe and America that the mentality that Herbert Spencer called "militaristic" has been displaced by that to which he gave the name "industrial." Today there is only one great nation that steadfastly adheres to the militaristic ideal, viz., the Russians.

11. Nước Nga

Người công dân tôn trọng pháp luật, dùng lao động của mình để giúp mình và giúp người, người như thế sẽ hội nhập một cách hoà bình vào trật tự xã hội. Ngược lại, kẻ trộm cướp thì không muốn lao động một cách trung thực mà muốn sử dụng bạo lực để tước đoạt thành quả lao động của những người khác. Trong hàng ngàn năm, thế giới đã phải chịu ách nô dịch của những kẻ chinh phục và những lãnh chúa phong kiến, những kẻ coi việc họ tiêu thụ thành quả lao động của những người khác là đương nhiên. Sự tiến hoá của loài người theo hướng văn minh và việc tăng cường các mối liên kết xã hội đòi hỏi, trước hết, loại bỏ cho bằng được ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần của tầng lớp phong kiến và quân nhân, tức là những giai tầng khao khát cai trị thế giới, và thay thế lí tưởng cha truyền con nối phong kiến bằng lí tưởng của gia cấp tư sản. Việc loại bỏ lí tưởng quân phiệt, tức là lí tưởng chỉ coi trọng người chiến binh và khinh thường lao động trung thực, chưa bao giờ đạt được thành công một cách mĩ mãn. Dân tộc nào cũng có một số người chỉ nghĩ đến những tư tưởng và hình ảnh của thời đại quân phiệt mà thôi. Lại có những dân tộc mà những xung động mang tính bạo lực và cướp bóc, có từ thời quá khứ và tưởng như đã được chế ngự từ lâu, bỗng bùng lên và lại giành được uy quyền. Nhưng nói chung, có thể nói rằng trong những dân tộc da trắng hiện sống ở Trung và Tây Âu cũng như Mĩ châu, trạng thái tâm lí mà Herbert Spencer gọi là “quân phiệt” đã được thay thế bằng cái mà ông gọi là “công nghiệp”. Hiện nay chỉ còn một dân tộc lớn vẫn còn bám víu vào lí tưởng quân phiệt, đấy chính là người Nga.

Of course, even among the Russian people there are some who do not share this attitude. It is only to be regretted that they have not been able to prevail over their compatriots. Ever since Russia was first in a position to exercise an influence on European politics, it has continually behaved like a robber who lies in wait for the moment when he can pounce upon his victim and plunder him of his possessions. At no time did the Russian Czars acknowledge any other limits to the expansion of their empire than those dictated by the force of circumstances. The position of the Bolsheviks in regard to the problem of the territorial expansion of their dominions is not a whit different. They too acknowledge no other rule than that, in the conquest of new lands, one may and indeed must go as far as one dares, with due regard to one's resources. The fortunate circumstance that saved civilization from being destroyed by the Russians was the fact that the nations of Europe were strong enough to be able successfully to stand off the onslaught of the hordes of Russian barbarians. The experiences of the Russians in the Napoleonic Wars, the Crimean War, and the Turkish campaign of 1877-78 showed them that, in spite of the great number of their soldiers, their army is unable to seize the offensive against Europe. The World War merely confirmed this.

Dĩ nhiên là có một số người Nga không có thái độ như thế. Chỉ đáng tiếc là họ không giành được thế thượng phong. Ngay từ khi Nga bắt đầu gây được ảnh hưởng đối với nền chính trị châu Âu, nước này luôn luôn hành động như kẻ cướp đang rình cơ hội để nhảy vào cướp bóc nạn nhân của nó vậy. Đối với việc mở rộng lãnh thổ đế chế, các Sa Hoàng chưa bao giờ chấp nhận bất kì giới hạn nào, chỉ có hoàn cảnh mới buộc họ phải làm như thế mà thôi. Quan niệm của những người Bolshevik về vấn đề mở rộng lãnh thổ cũng chẳng khác gì. Họ cũng chỉ công nhận có một nguyên tắc, đấy là: trong việc chinh phục các vùng đất, có thể và thực chất là phải tiến càng xa càng tốt, dĩ nhiên là phải tính đến nguồn lực của chính mình. May là các dân tộc châu Âu đủ mạnh, đủ sức chống lại được những cuộc tấn công của những bộ lạc dã man của nước Nga, và chính điều đó đã cứu được nền văn minh phương Tây khỏi sự diệt vong. Kinh nghiệm của người Nga trong cuộc chiến tranh Napoleon, trong cuộc chiến tranh ở Crimé và chiến dịch ở Thổ Nhĩ Kì những năm 1877-1878 chứng tỏ rằng dù có đông quân, họ cũng không đủ sức chiếm được châu Âu. Cuộc Chiến tranh Thế giới vừa qua càng khẳng định rõ điều đó.

More dangerous than bayonets and cannon are the weapons of the mind. To be sure, the response that the ideas of the Russians found in Europe was due, in the first place, to the fact that Europe itself was already full of these ideas before they came out of Russia. Indeed, it would perhaps be more nearly correct to say that these Russian ideas themselves were not originally Russian, however much they may have suited the character of the Russian people, but that they were borrowed by the Russians from Europe. So great is the intellectual sterility of the Russians that they were never able to formulate for themselves the expression of their own inmost nature.

Vũ khí của trí tuệ nguy hiểm hơn là súng gươm. Chắc chắn là phản ứng của châu Âu đối với những tư tưởng của người Nga trước hết là do trước khi những tư tưởng của Nga tới, ở châu Âu cũng đầy rẫy những tư tưởng như thế rồi. Thực ra, có lẽ sẽ là đúng hơn khi nói rằng tư tưởng của người Nga không có xuất xứ từ Nga, dù chúng có hợp với bản chất của Nga đến mức nào, mà là do người Nga vay mượn được từ châu Âu. Nga là giống người cùn nhụt vế trí tuệ đến mức chẳng thể nào phát biểu được một cách gãy gọn bản chất thầm kín nhất của chính dân tộc mình.

Liberalism, which is based completely on science and whose policies represent nothing but the application of the results of science, must be on its guard not to make unscientific value judgments. Value judgments stand outside of science and are always purely subjective. One cannot, therefore, classify nations according to their worth and speak of them as worthy or less worthy. Consequently, the question whether or not the Russians are inferior lies completely outside the scope of our consideration. We do not at all contend that they are so. What we maintain is only that they do not wish to enter into the scheme of human social cooperation. In relation to human society and the community of nations their position is that of a people intent on nothing but the consumption of what others have accumulated. People among whom the ideas of Dostoyevsky, Tolstoy, and Lenin are a living force cannot produce a lasting social organization. They must revert to a condition of complete barbarism. Russia is endowed far more richly by nature with fertility of soil and mineral resources of all kinds than is the United States. If the Russians had pursued the same capitalistic policy as the Americans, they would today be the richest people in the world. Despotism, imperialism, and Bolshevism have made them the poorest. Now they are seeking capital and credits from all over the world.

Chủ nghĩa tự do, một chủ nghĩa dựa hoàn toàn vào khoa học, chính sách của nó chính là sự áp dụng các kết quả của khoa, cần phải thận trọng để không đưa ra những xét đoán phi khoa học. Xét đoán về mặt giá trị thường nằm ngoài lĩnh vực khoa học và bao giờ cũng có tính chủ quan. Cho nên không thể phân loại các dân tộc và không thể nói rằng dân tộc nào tốt hơn, dân tộc nào xấu hơn. Vì vậy, vấn đề là người Nga có phải là dân tộc hạ đẳng hay không hoàn toàn không thuộc phạm vi xem xét của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không nói như thế. Chúng ta chỉ khẳng định rằng họ không muốn tham gia vào hệ thống hợp tác xã hội của nhân loại mà thôi. Trong quan hệ với xã hội loài người và cộng đồng các dân tộc, thái độ của họ là thái độ của những người chỉ muốn có một điều: ăn bằng hết những gì người khác tích luỹ được. Những người mà sức sống là tư tưởng của Dostoyevsky, Tolstoy và Lenin là những kẻ không thể nào tạo được tổ chức xã hội bền vững. Họ sẽ phải quay về với thời ăn lông ở lỗ. Nước Nga được phú cho đất đai phì nhiêu và nguồn khoáng sản đủ mọi loại, hơn hẳn nước Mĩ. Nếu người Nga cũng áp dụng chính sách tư bản chủ nghĩa như Mĩ thì họ đã là dân tộc giàu có nhất thế giới rồi. Chế độ chuyên chế, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa Bolshevik đã biến họ thành những kẻ nghèo đói nhất. Bây giờ họ đang tìm kiếm tư bản và nguồn tín dụng trên khắp thế giới.

Once this is recognized, it clearly follows what must be the guiding principle of the policy of the civilized nations toward Russia. Let the Russians be Russians. Let them do what they want in their own country. But do not let them pass beyond the boundaries of their own land to destroy European civilization. This is not to say, of course, that the importation and translation of Russian writings ought to be prohibited. Neurotics may enjoy them as much as they wish; the healthy will, in any case, eschew them. Nor does this mean that the Russians ought to be prohibited from spreading their propaganda and distributing bribes the way the Czars did throughout the world. If modern civilization were unable to defend itself against the attacks of hirelings, then it could not, in any case, remain in existence much longer. This is not to say, either, that Americans or Europeans ought to be prevented from visiting Russia if they are attracted to it. Let them view at first hand, at their own risk and on their own responsibility, the land of mass murder and mass misery. Nor does this mean that capitalists ought to be prevented from granting loans to the Soviets or otherwise to invest capital in Russia. If they are foolish enough to believe that they will ever see any part of it again, let them make the venture.

Nếu công nhận như thế thì ta thấy ngay kim chỉ nam cho chính sách của các dân tộc văn minh đối với nước Nga. Hãy để người Nga là người Nga. Trong nước, hãy để họ làm tất cả những gì họ muốn. Nhưng không được để họ vượt qua biên giới nhằm tàn phá nền văn minh châu Âu. Nhưng dĩ nhiên đây không phải nói là cấm nhập và dịch sách báo của Nga. Những kẻ bị tâm thần có thể thích thú đọc văn chương của họ, còn người mạnh khoẻ thì sẽ tránh xa. Điều đó cũng không có nghĩa là cấm người Nga tuyên truyền và đút lót trên khắp thế giới, trước đây Sa Hoàng cũng đã làm như thế rồi. Nếu nền văn minh hiện đại không thể bảo vệ được mình trong cuộc chiến với những kẻ đánh thuê thì nó cũng không thể nào tồn tại được. Điều đó cũng không có nghĩa là người châu Âu và người Mĩ không được đến thăm Nga, nếu họ thấy hấp dẫn. Nếu họ dám liều và dám tự chịu trách nhiệm thì hãy để họ được ngắm nhìn vùng đất của những vụ giết người hàng loạt và đói kém lan tràn. Điều đó cũng không có nghĩa là cấm những nhà tư sản cho chính quyền Xô Viết vay hay đầu tư vào nước Nga. Nếu họ ngu đến mức tin rằng rồi họ sẽ lại được nhìn thấy một phần tài sản của mình thì cứ để họ mạo hiểm.

But the governments of Europe and America must stop promoting Soviet destructionism by paying premiums for exports to Soviet Russia and thereby furthering the Russian Soviet system by financial contributions. Let them stop propagandizing for emigration and the export of capital to Soviet Russia.

Nhưng các chính phủ châu Âu và Mĩ phải chấm dứt việc khuyến khích chính sách phá hoại của chính quyền Xô Viết bằng cách thưởng cho xuất khẩu vào nước Nga Xô Viết, làm như thế thì chẳng khác gì đóng góp tài chính cho việc củng cố chế độ Xô Viết. Hãy chấm dứt ngay việc tuyên truyền di dân và xuất cảng tư bản vào nước Nga Xô Viết.

Whether or not the Russian people are to discard the Soviet system is for them to settle among themselves. The land of the knout and the prison-camp no longer poses a threat to the world today. With all their will to war and destruction, the Russians are no longer capable seriously of imperiling the peace of Europe. One may therefore safely let them alone. The only thing that needs to be resisted is any tendency on our part to support or promote the destructionist policy of the Soviets.

Người Nga có phá bỏ hệ thống Xô Viết hay không - đấy là việc của họ. Đất nước của roi da và trại tù đã không còn là mối đe doạ đối với thế giới nữa. Dù có muốn chiến tranh và phá hoại đến đâu, người Nga cũng không còn là mối nguy hiểm nghiêm trọng với hoà bình ở châu Âu nữa. Vì vậy có thể để yên mà không lo ngại gì. Chỉ có một việc cần phải tránh, đấy là ý định ủng hộ và khuyến khích chính sách phá hoại của chính quyền Xô Viết từ phía chúng ta.

Translated by Pham Nguyen Trương

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn