MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, September 14, 2011

Режим мягких правовых ограничений: природа и последствия Kirill Rogov - Chế độ ràng buộc pháp lí mềm


Режим мягких правовых ограничений: природа и последствия
Kirill Rogov - Chế độ ràng buộc pháp lí mềm
Два основных и вполне консенсусных убеждения лежат в основе сложившегося в России на настоящий момент политического и социального порядка. Первое состоит в признании обществом широкого распространения коррупции во всех сферах государственной и экономической жизни и констатации чрезвычайно низкого качества существующих институтов (прежде всего — правовых). Это убеждение характерно для людей разных политических взглядов и социального положения, его равно разделяют продавщицы, оппозиционеры, мелкие чиновники и политические функционеры. Второе убеждение, столь же распространенное, состоит собственно в том, что изменить этот порядок в силу разных причин практически невозможно. Иначе говоря, признание плачевного положения дел в сфере правового регулирования не сопровождается спросом на действенные шаги по его улучшению. Такая ситуация вовсе не является необъяснимым парадоксом; экономисты называют ее институциональной ловушкой. Плохие институты приносят значительные убытки экономике и неудобства людям, но в массе своей общество сумело к ним адаптироваться; более того, часть общества научилась извлекать относительные преимущества из функционирования плохих институтов, другая— сомневается в своей конкурентоспособности в иных, незнакомых и с трудом представимых условиях. В такой ситуации издержки на реформирование институтов начинают выглядеть для общества слишком значительными, а выгоды — неочевидными, что и определяет выбор в пользу сохранения сложившегося порядка, несмотря на его осознаваемую ущербность.
Hiện nay có hai luồng ý kiến về chế độ xã hội và thể chế chính trị của nước Nga được nhiều người chia sẻ. Thứ nhất, hiện tượng tham nhũng tràn lan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội và chất lượng cực kì thấp của tất cả các định chế hiện hành (mà trước hết là các định chế pháp luật). Đấy là ý kiến của những người có những quan điểm chính trị và địa vị xã hội khác nhau, cả người bán hàng, người đối lập chính trị, quan chức cấp thấp lẫn các chính trị gia đều đồng ý như thế. Thứ hai, luồng ý kiến này cũng rất thịnh hành, đấy là: do những nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh này gần như không thể nào thay đổi được. Nói cách khác, việc công nhận tình trạng tồi tệ trong lĩnh vực thực thi pháp luật lại không đi kèm với đòi hỏi phải có những hành động hữu hiệu nhằm chấn chỉnh nó. Nhưng đấy không phải là nghịch lí không thể giải thích được, các nhà kinh tế học gọi nó là bẫy định chế. Những định chế tồi tạo ra cho nền kinh tế nhiều thiệt hại to lớn và gây ra nhiều phiền toái cho người dân, nhưng dân chúng sẽ thích nghi; hơn nữa, một số người còn tìm cách lợi dụng những định chế tồi tệ, trong khi một số khác thì mất tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình vì không thể nào dự đoán được tình huống. Trong hoàn cảnh như thế, người ta dễ nghĩ rằng cải thiện các định chế là việc làm quá tốn kém mà lợi ích thì không rõ ràng, và vì thế, mặc dù ai cũng nhận thấy tác hại, nhưng lựa chọn của họ lại là: giữ nguyên hiện trạng.


Ниже мы попытаемся описать механизм этой институциональной ловушки и охарактеризовать особенности того порядка, который сформировался и теперь поддерживается во временном равновесии. Этот специфический порядок мы предлагаем именовать режимом мягких правовых ограничений. Сам термин является сознательной калькой с известного термина Яноша Корнаи «мягкие бюджетные ограничения», использованного им для описания фундаментальных особенностей социалистической экономики (Kornai 1980; для наших дальнейших рассуждений важна переформулировка проблемы в работах: Kornai 1986, Kornai 1992). Мягкие бюджетные ограничения, по Корнаи, составляют фундаментальный дефект плановой государственной экономики, отражающий то обстоятельство, что предприятие не несет экономической ответственности за результаты своей деятельности, пользуясь возможностью покрывать растущие издержки из государственного бюджета. Концепция Корнаи, как известно, сыграла важную роль в формировании представлений о путях и ограничениях реформирования социалистической экономики, сложившихся в конце 1980-х годов. Из нее вытекала неизбежность цикла «либерализация — стабилизация — приватизация», которая и должна была обеспечить переход от режима мягких бюджетных ограничений к режиму жестких ограничений и выглядела как формула «запуска» капитализма в недавних социалистических странах. Используя термин, построенный на аналогии с термином Я. Корнаи, мы хотели подчеркнуть, что проблемы, о которых идет речь, в известном смысле являются преемственными по отношению к тем, которые решались на прошлом витке реформирования огосударствленной экономики. Однако прежде чем точнее обозначить и интерпретировать эту связь, необходимо описать сам режим мягких правовых ограничений.
Dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng mô tả cơ chế hoạt động của bẫy định chế và tính chất của chế độ đã được tạo ra và đang giữ được ổn định trong giai đoạn hiện nay. Xin được gọi chế độ đặc thù này là chế độ ràng buộc pháp lí mềm. Đây là thuật ngữ cố tình bắt chước thuật ngữ ràng buộc ngân sách mềm của János Kornai, tức là thuật ngữ được ông dùng để mô tả những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (1). Kornai cho rằng ràng buộc kinh tế mềm là khuyết tật căn bản của nền kinh tế quốc doanh hoạt động theo kế hoạch, nó phản ánh tình trạng: xí nghiệp không phải chịu trách nhiệm kinh tế về những hoạt động vì có thể được nhà nước lấy tiền ngân sách bao cấp cho các khoản chi phí của mình. Như mọi người đều biết, luận điểm của Kornai có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm về cách thức và những hạn chế của công cuộc cải tổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hồi cuối những năm 1980. Từ đây nhất định sẽ dẫn đến chu kì “tự do hoá - ổn định – tư nhân hoá”, và chắc chắn cũng sẽ dẫn đến việc chuyển từ chế độ ràng buộc kinh tế mềm sang chế độ ràng buộc kinh tế cứng, như là công thức “đưa” chủ nghĩa tư bản vào những nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Sử dụng thuật ngữ tương tự như thuật ngữ của Kornai là chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng câu chuyện đang được nói tới ở đây, ở khía cạnh nào đó, có thể được áp dụng cho những vấn đề đã được người ta giải quyết trong vòng xoáy quốc doanh hoá nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Nhưng để có thể định nghĩa và giải thích mối quan hệ này, cần phải mô tả chế độ ràng buộc pháp lí mềm trước đã.


В целом, режим мягких правовых ограничений — это такой режим, где правила (писанное право) существуют не столько для того, чтобы они соблюдались, сколько для того, чтобы они нарушались; во всяком случае такие нарушения носят систематический характер. Неверно было бы сказать, что в такой системе правила не работают; они именно работают, но работают специфическим образом. Точно так же, как в некоторых карточных играх целью является собрать максимальное количество карт, а в других — избавиться от розданных, могут существовать такие режимы, в которых смысл правил состоит в том, что они соблюдаются, и такие, в которых их смысл состоит в том, что они по определенным правилам нарушаются. В этой системе нарушение правил носит (повторим это) систематический характер, но совершается по определенным правилам. То есть здесь существуют неформальные правила нарушения правил формальных, и это кардинально отличает описываемый режим от тех ситуаций, когда правила не соблюдаются в силу слабости институтов принуждения, как например, это было в России в первой половине 1990-х годрв. При режиме мягких правовых ограничений государство не испытывает дефицита в средствах принуждения, а тот факт, что правила нарушаются в этой системе по определенным правилам, позволяет рассматривать ее как специфическую форму порядка (устойчивого состояния), который может даже в сознании общества в качестве общественного блага быть противопоставленным нерегулируемому, хаотическому нарушению правил.
Nói chung, chế độ ràng buộc pháp lí mềm là chế độ, trong đó các điều luật (luật thành văn) không chỉ để cho người ta tôn trọng mà còn để cho người ta vi phạm nữa; nói cách khác, hành vi vi phạm mang tính hệ thống. Không thể nói rằng luật pháp không vận hành trong hệ thống đó, chúng có vận hành, nhưng vận hành theo một kiểu đặc biệt. Hệt như trong một số kiểu chơi bài với mục đích là thu được càng nhiều quân bài càng tốt, còn kiểu chơi khác thì bỏ được càng nhiều quân bài đi càng tốt, có những chế độ mà giá trị của luật pháp là để người ta tôn trọng, nhưng cũng có những chế độ mà giá trị của luật pháp là vi phạm chúng, tất nhiên là vi phạm theo những luật chơi nhất định. Trong hệ thống này, việc vi phạm luật pháp (xin nhắc lại) là có tính hệ thống, nhưng được thực hiện theo những luật chơi nhất định. Có nghĩa là ở đây việc vi phạm luật pháp chính thức được thực hiện theo những luật chơi phi chính thức, và như thế, chế độ được nói tới ở đây khác hoàn toàn với những tình huống khi mà luật pháp không được tôn trọng là do các định chế cưỡng bức quá yếu, thí dụ như ở nước Nga nửa đầu những năm 1990. Trong chế độ ràng buộc pháp lí mềm, nhà nước không phải không có phương tiện cưỡng bức, còn sự kiện là hiện tượng vi phạm pháp luật trong hệ thống này được thực hiện theo những luật chơi nhất định cho phép ta coi hệ thống này là một hình thức đặc thù của trật tự (tình trạng ổn định), trong nhận thức của xã hội thì trật tự này hoàn toàn không phải là tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan, không thể quản lí được.


Писанные правила создаются в этой системе для того, чтобы их можно было и имело смысл нарушать. То есть они создаются так, что соблюдение правил затруднительно и является существенной издержкой, в то время как возможность не соблюдать правило дает значительные конкурентные преимущества. Иными словами, правила в этой системе создаются так, чтобы стимулировать их нарушение. В итоге вся жизнь описываемого социума строится как постоянный торг, который ведут его члены вокруг индивидуальных прав на нарушение определенных правил, каковое нарушение способно обеспечить им те или иные удобства и преимущества. Государство в лице бюрократической машины выступает в качестве своеобразного магазина, выдающего такие индивидуальные права на нарушение правил.
Những qui định thành văn trong hệ thống này được làm ra là để người ta có thể vi phạm, khi cần. Nghĩa là chúng được tạo ra sao cho việc tuân thủ là khó và khá tốn kém, trong khi khả năng không tuân thủ qui định lại tạo cho người ta lợi ích cạnh tranh đáng kể. Nói các khác, các qui định trong hệ thống này được tạo ra nhằm khuyến khích người ta vi phạm. Kết quả là toàn bộ đời sống của xã hội được hình thành như một cuộc mặc cả bất tận, các thành viên của xã hội mặc cả để có quyền vi phạm những điều luật nhất định, họ sẽ được lợi khi vi phạm những điều luật đó. Nhà nước, mà đại diện là bộ máy quan liêu, hoạt động như một cửa hàng chuyên bán cho các cá nhân quyền vi phạm các điều luật.


У каждого уровня власти есть право выдавать разрешение на нарушение определенных правил, и разумеется, чтобы выдавать такие разрешения он должен иметь полномочия, чтобы карать их несанкционированное нарушение. Это важное отличие в целеполагании бюрократии, которое необходимо подчеркнуть: уполномоченный бюрократический орган не следит за соблюдением правил, но именно карает их несанкционированное нарушение. Поэтому он не заинтересован в оптимизации регулирования и контроля; для него важно не минимизировать случаи и стимулы нарушения правил, но создать площадку торга вокруг их нарушения.
Mỗi cấp chính quyền đều có quyền bán quyền vi phạm một số điều luật nhất định và dĩ nhiên là để có thể bán quyền thì cơ quan đó cũng có quyền trừng phạt những vi phạm chưa được cấp phép. Cần phải nhấn mạnh sự khác biệt này: cơ quan quản lí quan liêu không theo giám sát việc tuân thủ luật lệ mà chỉ trừng phạt những hành vi vi phạm chưa được cấp phép mà thôi. Vì vậy mà nó cũng không quan tâm đến việc hoàn thiện những biện pháp quản lí và kiểm tra, kiểm soát; đối với nó, điều quan trọng không phải là giảm thiểu những trường hợp vi phạm và động cơ vi phạm mà là tạo ra khu vực mặc cả quyền vi phạm.


Поясним это на примере ГИБДД. ГИБДД не волнует, кто, где и в каком объеме нарушает правила дорожного движения; у ГИБДД нет задачи уменьшить теми или иными системными мерами количество нарушений, в частности, за счет снижения стимулов к нарушению правил или с помощью автоматизированных систем контроля. Для ГИБДД как ведомства важно, чтобы весь наличный состав мог быть распределен по точкам, где нарушаются правила, чтобы вести торг вокруг этих нарушений. На то, что это устроено именно так, указывает, в частности, тот факт, что ГИБДД практически не практикует патрулирование трасс и улиц, как это обычно делает полиция или дорожные подразделения полиции многих государств, а, напротив, испытывает склонность к стационарным постам. Иными словами, ГИБДД в наименьшей степени интересует контроль самого процесса дорожного движения и отслеживание тех нарушений, которые создают реальные угрозы безопасности в этом процессе (например, агрессивное и неадекватное вождение). Вместо этого служба предпочитает метод «бутылочного горлышка», контролируя в специальных местах исполнение ограниченного набора правил, лишь косвенно связанных с безопасностью движения (например, наличие документов и прав, талона техосмотра и страховки).
Xin lấy Cảnh sát giao thông làm thí dụ. Cảnh sát giao thông không quan tâm, ai, ở đâu và có bao nhiêu vụ vi phạm luật giao thông; nó cũng không có nhiệm vụ đưa ra những biện pháp có tính hệ thống nhằm giảm số vụ vi phạm, thí dụ như giảm động cơ vi phạm hay sử dụng các hệ thống kiểm tra tự động. Điều quan trọng đối với Cảnh sát giao thông là toàn bộ các nhân viên của nó đều được phân đến những điểm mà luật giao thông hay bị vi phạm để họ mặc cả về những vi phạm đó. Sự kiện là Cảnh sát giao thông hầu như không tuần tra đường quốc lộ và đường phố như cảnh sát nhiều nước vẫn làm mà thường đứng ở những điểm nhất định (2) là minh chứng cụ thể cho điều đó. Nói cách khác, Cảnh sát rất ít quan tâm đến việc kiểm soát việc giao thông trên đường và theo dõi những vụ vi phạm có thể tạo ra nguy cơ thực sự (thí dụ như lái xe hung hãn và không đúng luật). Không những không tuần tra, Cảnh sát giao thông lại thích sử dụng phương pháp “cổ chai”, tức là đứng ở một chỗ nào đó và kiểm tra một vài qui định chỉ liên quan đến an toàn giao thông một cách gián tiếp (thí dụ như giấy tờ và bằng lái xe, phiếu kiểm định và bảo hiểm).


В целом, нарушение правил в описываемой системе осуждается и в то же время оправдывается. Наряду с формальной нормой здесь существует норма неформальная, узуальная; нарушение формальных норм считается предосудительным, но неизбежным, общепринятым и извинительным. Факты нарушения правил в данной системе не замалчиваются, но скорее пропагандируются. Важным элементом легитимации этого режима является убежденность членов социума, что нарушения правил повсеместны; возможно, оценки масштабов нарушения правил в их представлениях даже завышены по сравнению с реальным положением дел. Но такое мнение о повсеместности нарушения правил является важным способом формирования общественных стереотипов и поведенческих норм: в результате попытки не нарушать правила или требовать их изменения выглядят маргинальной или девиантной установкой, бесполезной попыткой борьбы с традицией.
Nói chung, trong hệ thống mà ta đang nói tới, người ta đồng thời vừa lên án vừa biện hộ cho những vụ vi phạm pháp luật. Cùng với những qui định chính thức, còn có những qui định không chính thức; vi phạm các qui định chính thức được cho là cố ý, nhưng không thể tránh được, được mọi người chấp nhận và tha thứ. Những hành vi vi phạm pháp luật trong hệ thống này không những không bị che dấu đi mà còn được người ta tuyên truyền rộng rãi nữa (3). Điều kiện quan trọng cho việc chính danh của chế độ này chính là niềm tin của xã hội rằng vi phạm pháp luật xảy ra khắp nơi, có khả năng là trong quan niệm của người dân mức độ vi phạm pháp luật còn cao hơn thực tế nữa. Nhưng quan niệm rằng vi phạm pháp luật diễn ra tràn lan lại là biện pháp quan trọng nhằm tạo ra trong đầu óc dân chúng khuôn mẫu mang tính xã hội và tiêu chuẩn hành động: kết quả là những cố gắng nhằm ngăn chặn hành động vi phạm pháp luật hoặc đòi hỏi phải thay đổi đều có vẻ như chẳng ăn nhập gì với cuộc sống hay là những việc vớ vẩn, là những cố gắng vô ích trong cuộc đấu tranh với truyền thống.


Представление о тотальности нарушения правил — также важный элемент политической организации и политической легитимации описываемого порядка. Благодаря этому представлению верхние социальные этажи оказываются не противопоставлены нижним по признаку коррупции (в широком понимании), но как бы объединены с ними в рамках единой иерархии коррупционных возможностей. Поэтому постоянные разговоры о коррупции, обсуждение повсеместности коррупции практически не ведут к делегитимации установленной социальной иерархии и политического порядка, но скорее укрепляют его и служат, в итоге, целям пропаганды и легализации этого порядка как фактического и непреодолимого (в то время как легальный порядок начинает рассматриваться как надуманный и мнимый).
Quan niệm cho rằng vi phạm pháp luật diễn ra khắp nơi cũng là một thành tố quan trọng của tổ chức chính trị và tính chính danh chính trị của chế độ mà ta đang nói tới. Nhờ có quan niệm như thế mà về mặt tham nhũng, các giai tầng bên trên không ở thế đối đầu với các giai tầng bên dưới (theo nghĩa rộng của từ này), mà dường như chúng còn liên kết với nhau trong một khuôn khổ thống nhất của những khả năng tham nhũng. Vì vậy mà những câu chuyện bất tận về tham nhũng, việc lên án tham nhũng diễn ra khắp nơi không làm mất tính chính danh của cơ cấu thang bậc đã được thiết lập, mà hơn thế, còn củng cố nó và phục vụ cho mục đích tuyên truyền và củng cố tính chính danh của cái trật tự có thật và không thể khắc phục được này (trong khi trật tự pháp luật lại bắt đầu bị người ta có là bịa đặt và hư ảo).


Правила нарушения правил изменчивы, и это еще одна важная особенность системы, придающая ей устойчивость, гибкость и даже конкурентность. Во-первых, изменчивость правил нарушения правил не позволяет субъекту, получившему право на нарушение правил, обрести излишнюю автономность, его связь с системой и существующим порядком должна постоянно поддерживаться, обновляться. Кроме того, такая изменчивость придает своеобразную конкурентность системе: бенефициарам и чемпионам текущего раунда торговли вокруг индивидуальных прав на нарушение правил вовсе не гарантировано аналогичное место по итогам следующего раунда. Более того, наиболее успешные схемы капитализации тех или иных прав на нарушение правил часто объявляются запрещенными на следующем этапе.
Luật cho phép vi phạm các điều luật thành văn mỗi lúc, mỗi nơi mỗi khác và đấy cũng là một đặc trưng quan trọng của hệ thống, tạo cho nó sự ổn định, mềm dẻo và thậm chí là cả khả năng cạnh tranh nữa. Thứ nhất, sự biến hóa của luật cho phép vi phạm luật pháp không cho đối tượng đã được ban cho quyền vi phạm luật được quyền tự tung tự tác, hắn phải giữ và thường xuyên cập nhật mối liên hệ với hệ thống và trật tư hiện hành. Ngòai ra, sự biến hóa còn tạo ra hình thức cạnh tranh đặc thù trong hệ thống: những kẻ được lợi và những kẻ giữ vị trí quán quân trong vòng này chưa chắc đã giữ được vị trí đó trong vòng sau. Hơn thế nữa, cách mặc cả quyền vi phạm pháp luật áp dụng thành công nhất trong giai đọan này lại thường bị tuyên bố là cấm trong giai đọan sau.


Во-вторых, изменчивость правил нарушения правил очень важна для формирования иерархической структуры управления, политической организации социума. Понятно, что в системе, где правила нарушаются, но правила нарушения правил меняются, наибольшими возможностями (властью) обладает тот, кто контролирует режим изменения правил нарушения правил. В результате, возникают три этажа системы: 1) те, кто торгуется за право нарушения правил (субъекты санкционированного/несанкционированного правонарушения), 2) те, кто выдает права на нарушение тех или иных правил (исполнительский уровень), и 3) те, кто контролирует изменения правил нарушения правил и таким образом контролирует и тех, кто правила нарушает, и тех, кто выдает права на нарушение правил (это политический уровень).
Thứ hai, sự biến hóa của luật cho phép vi phạm pháp luật là điều kiện quan trọng cho sự hình thành thang bậc của cơ cấu quản lí, tổ chức chính trị của xã hội. Dễ hiểu là trong hệ thống, nơi mà luật pháp bị vi phạm, nhưng luật cho phép vi phạm lại thường xuyên thay đổi thì người kiểm sóat được qui trình thay đổi của luật cho phép vi phạm pháp luật chính là kẻ có quyền lực cao nhất. Kết quả là hệ thống sẽ có ba tầng sau đây: 1. những người mặc cả quyền vi phạm pháp luật (đối tượng được phép/không được phép vi phạm), 2. những người bán quyền vi phạm điều luật cụ thể nào đó (cơ quan thực hiện), 3. những người kiểm soát sự thay đổi của luật cho phép vi phạm luật pháp và đấy cũng là những người vi phạm và kẻ bán quyền vi phạm (cấp lãnh đạo chính trị).


Эта особенность режима мягких правовых ограничений объясняет, почему перманентная «борьба с коррупцией» также является элементом поддержания его устойчивости. Как и прочие системы контроля, «борьба с коррупцией» нацелена не на ее искоренение, но на поддержание в рабочем состоянии системы торговли вокруг правил нарушения правил; «борьба с коррупцией» является, по сути, регулятором санкционированной коррупции, принуждающим исполнительский уровень торговаться с высшим, политическим уровнем по поводу своих прав выдавать права на нарушение правил.
Đặc trưng này của chế độ ràng buộc pháp lí mềm giúp ta giải thích vì sao “cuộc chiến đấu trường kì với tham nhũng” lại cũng là thành tố củng cố cho sự ổn vững của chế độ. Cũng như các hệ thống kiểm tra kiểm soát khác, mục đích của “cuộc chiến đấu chống tham nhũng” không phải là đào tận gốc, trốc tận rễ nó mà chỉ là giữ cho hệ thống buôn bán quyền vi phạm pháp luật họat động mà thôi, thực chất, “cuộc chiến đấu chống tham nhũng” chính là bộ phận điều tiết họat động tham nhũng được cấp phép, buộc cơ quan thực hiện phải mặc cả với cấp trên, tức là cấp lãnh đạo chính trị, về quyền bán quyền vi phạm pháp luật của mình.

Итак, режим мягких правовых ограничений — это такой режим, где правовые ограничения существуют, но являются принципиально преодолимыми; они функционируют в режиме «switch on / switch off», и в этом их смысл, их функция. Как и в случае «мягких бюджетных ограничений» Корнаи, прилагательное «мягкие» отражает здесь то принципиальное обстоятельство, что эти ограничения, накладываемые писанным правом, являются предметом «вертикальной торговли» (vertical bargaining; см.: Kornai 1992: 141–142 и др.), а система писанного права в целом служит лишь рамкой, задающей предмет, условия и параметры такой торговли. Если участие в системе «вертикальной торговли» по поводу прав на нарушение правил имеет достаточно массовое распространение, то общество в целом оказывается не заинтересованным в переходе в другое состояние. Каждый субъект, получив определенные права на нарушение правил, а следовательно — и определенные относительные преимущества, оказывается не только равнодушен, но даже прямо не заинтересован в оптимизации или смягчении общих правил, ибо это привело бы к девальвации полученных им преимуществ и к потере сделанных им в ходе предшествовавшей торговли инвестиций. Это особенно важно, если мы рассматриваем экономические эффекты такого правового режима, и указывает на экономические механизмы институциональной ловушки режима мягких правовых ограничений.
Tóm lại, chế độ ràng buộc pháp lí mềm là chế độ có những qui định pháp luật, nhưng đấy là những qui định có thể vi phạm; chúng họat động theo chế độ “tắt/bật” [switch on/ switch off], và đấy chính là chức năng của chúng. Cũng như trong trường hợp ràng buộc ngân sách mềm của Kornai, tính từ mềm ở đây phản ánh tình trạng có tính nguyên tắc là những ràng buộc do luật thành văn qui định chỉ là đối tượng mặc cả theo chiều dọc [vertical bargaining]; còn hệ thống pháp luật thành văn chỉ là cái khung, qui định đối tượng, điều kiện và các thông số của cuộc mặc cả mà thôi. Nếu việc tham gia vào hệ thống mặc cả theo chiều dọc để mua quyền vi phạm pháp luật trở thành hiện tượng phổ biến thì xã hội sẽ không còn quan tâm đến việc chuyển sang trạnh thái khác nữa. Bất cứ người nào, sau khi nhận được quyền vi phạm pháp luật, đều có một số ưu thế tương đối và vì vậy mà tỏ ra bàng quan, thậm chí không quan tâm tới việc tối ưu hóa hay làm cho các điều luật trở thành bớt nghiêm khắc hơn vì việc đó có thể làm mất giá những lợi thế mà anh ta đã nhận được và làm mất những khỏan đầu tư mà anh ta đã bỏ ra trong cuộc mặc cả trước đây. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi ta xem xét tác động của chế độ ràng buộc pháp lí mềm đối với nền kinh tế và chỉ ra cơ chế kinh tế của bẫy thể chế của chế độ ràng buộc pháp lí mềm.


Причиной существования феномена мягких бюджетных ограничений (в концепции Корнаи) была государственная собственность; именно поэтому бюджет вынужден был в конечном счете покрывать растущие издержки предприятий, являвшихся собственностью государства. Можно предположить, что становление и существование режима мягких правовых ограничений также связано со спецификой сформировавшихся отношений собственности.
Nguyên nhân của hiện tượng ràng buộc ngân sách mềm (trong quan niệm của Kornai) là sở hữu nhà nước, chính vì vậy mà ngân sách nhà nước buộc phải bao cấp cho những khỏan chi phí của doanh nghiệp. Có thể giả định rằng việc hình thành và tồn tại của chế độ ràng buộc pháp lí mềm cũng có liên quan với những tính chất đặc thù của quan hệ sở hữu đã định hình cho đến nay.


Частная собственность имеет в рамках этой системы ограниченный характер: де-юре она существует, но общественного признания не имеет. Право собственности выглядит для общества частным случаем и результатом использования прав на нарушение правил, легализацией и капитализацией таких прав. Поэтому и утрата собственности в связи с утерей прав на нарушение правил выглядит в глазах общества вполне легитимной. В результате, собственность в этой системе, с одной стороны, управляется как частная, в том смысле, что номинальный собственник в праве присваивать доходы от распоряжения имуществом и распоряжаться ими, но при этом она может быть отчуждена не только в силу исполнения каких-то контрактных обязательств, но и в силу утраты прав на нарушение правил.
Trong hệ thống này, sở hữu tư nhân chỉ có tính chất giới hạn: tồn tại về mặt pháp lí nhưng không được xã hội công nhận. Xã hội coi quyền sở hữu như là trường hợp cá biệt và là kết quả của việc sử dụng quyền vi phạm pháp luật, là sự hợp pháp hóa và tiền tệ hóa quyền nói trên. Vì vậy mà việc mất sở hữu vì mất quyền vi phạm pháp luật cũng được xã hội coi là hợp pháp. Kết quả là trong hệ thống đó, sở hữu, một mặt, được quản lí như tài sản tư nhân, theo nghĩa là người chủ sở hữu danh nghĩa có quyền thu và sử dụng lợi tức do tài sản mang lại; nhưng tài sản cũng có thể bị mất không chỉ là do những điều khỏan nào đó của hợp đồng mà vì người chủ đã mất quyền vi phạm pháp luật.


Очевидно, что функционирование системы, в которой собственность управляется как частная, но в то же время является отчуждаемой, требует двойственного правового режима. С одной стороны, необходимо писанное право, обеспечивающее исполнение контрактов в рамках горизонтальных рыночных взаимоотношений, связанных с распоряжением собственностью (кредит, поставки, продажи и пр.), здесь распорядитель собственности выступает как юридический собственник во взаимоотношениях с контрагентами (состояние формального права switch on). С другой стороны, собственность является здесь элементом системы «вертикальной торговли» вокруг прав на нарушение правил, и в рамках этих взаимоотношений может быть изъята у номинального собственника и возвращена в оборот перераспределения прав на ее использование (состояние формального права switch off).
Rõ ràng là hệ thống, trong đó sở hữu được quản lí như sở hữu tư nhân nhưng lại có thể bị tước đọat, đòi hỏi phái có chế độ pháp lí hai mang. Một mặt, cần phải có luật pháp thành văn, bảo đảm cho việc thực hiện các hợp đồng trong khuôn khổ những mối quan hệ theo chiều ngang, liên quan đến việc sử dụng sở hữu (tín dụng, cung ứng, mua bán…), ở đây người chủ sở hữu hành động như người chủ hợp pháp trong quan hệ với đối tác (luật pháp chính thức ở chế độ bật [switch on]). Mặt khác, ở đây sở hữu là thành tố của hệ thống mặc cả theo chiều dọc về quyền vi phạm pháp luật, và trong khuôn khổ của hệ thống này, sở hữu có thể bị tước đọat và đưa vào quá trình phân phối lại quyền sử dụng (luật pháp chính thức ở chế độ tắt ).


Вопрос, который стоит перед нами и который оправдывает наше обращение к терминам Корнаи, заключается в следующем: что происходит с предприятием, если мягкие бюджетные ограничения отсутствуют, т.е. «запуск» капитализма, как он представлялся в конце 1980-х — начале 1990-х годов, осуществлен, но при этом действуют мягкие правовые ограничения, т.е. большинство ограничений, накладываемых нормами письменного права, принципиально преодолимы? Наличие жестких бюджетных ограничений означает, что предприятие не может компенсировать текущий убыток за счет субсидий из внешних источников (точнее: как правило, не может, ибо в режиме мягких правовых ограничений из всех правил возможны исключения), а значит, вынуждено быть включенным в систему горизонтальных рыночных отношений и стремиться к максимизации прибыли. В этом смысле базовая задача «запуска» капитализма решена. Вместе с тем фирма может снижать за счет индивидуальных прав на нарушение правил административные и косвенные издержки, получать преимущество на рынке и, в результате, увеличивать свою прибыль по отношению к уровню реальной экономической эффективности. Логично предположить, что административные и косвенные издержки других фирм будут оставаться на достаточно высоком уровне, чтобы компенсировать выпадающие в связи со «льготой» первой фирме доходы (так, например, значительное количество налоговых льгот требует анонсирования базовой ставки на уровне выше необходимого, чтобы получить удовлетворительный уровень реальной ставки). Значит, прибыль других фирм окажется ниже возможной при заданном уровне экономической эффективности. Итак, в этой системе, во-первых, прибыль перераспределяется от одних компаний к другим за счет неравномерного распределения административных и косвенных издержек, а во-вторых, размер и динамика прибыли не отражают непосредственно уровень и динамику экономической эффективности фирмы.
Vấn đề chúng ta phải giải quyết và biện hộ cho việc sử dụng thuật ngữ của Kornai nằm ở câu hỏi sau đây: xí nghiệp sẽ gặp phải chuyện gì nếu ràng buộc ngân sách mềm đã không còn, nghĩa là việc “khởi động” chủ nghĩa tư bản đã được thực hiện, nhưng lại có những ràng buộc pháp lí mềm, nghĩa là về nguyên tắc có thể bỏ qua phần lớn các hạn chế được qui định trong luật thành văn? Ràng buộc ngân sách cứng nghĩa là doanh nghiệp không thể dùng những khỏan tài trợ từ bên ngòai để trang trải cho những chí phí của mình nữa (đúng hơn, về nguyên tắc là không vì trong chế độ ràng buộc pháp lí mềm vẫn có thể có những trường hợp ngọai lệ), nghĩa là doanh nghiệp buộc phải tham gia vào hệ thống quan hệ thị trường theo chiều dọc và tìm mọi cách nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Theo nghĩa này, nhiệm vụ căn bản của quá trình “khởi động” chủ nghĩa tư bản đã được giải quyết xong. Nhưng đồng thời xí nghiệp cũng có thể sử dụng quyền vi phạm pháp luật nhằm giảm bớt quản lí phí và các chi phí gián tiếp khác, tạo ra ưu thế trên thương trường và kết quả là gia tăng được lợi nhuận so với hiệu quả kinh tế thực sự của mình. Hòan tòan có lí khi giả định rằng quản lí phí và các chi phí gián tiếp của các xí nghiệp khác cao hơn xí nghiệp được nói tới bên trên. Nghĩa là lợi nhuận của các xí nghiệp nghiệp này thấp hơn, đấy là nói khi hiệu quả kinh tế của các xí nghiệp là như nhau. Kết quả là, thứ nhất, lợi nhuận được tái phân phối giữa các xí nghiệp vì quản lí phí và các chi phí gián tiếp được chia không đều; và thứ hai, lợi nhuận và sự thăng giáng của lợi nhuận không phản ánh một cách trực tiếp hiệu quả và sự thăng giáng hiệu quả kinh tế của xí nghiệp.


Теоретически можно предположить, что владелец фирмы стремится к увеличению прибыли обоими путями — и за счет сокращения административных и косвенных издержек, и за счет повышения экономической эффективности. Однако обсуждавшиеся выше особенности режима делают первый путь предпочтительным. Дело в том, что, как мы видели, права собственности трактуются здесь как права на результаты использования собственности (прибыль), в то время как сама собственность является отчуждаемой. Инвестиции в покупку индивидуальных прав на нарушение правил — это инвестиции непосредственно в увеличение текущей прибыли, в то время как инвестиции в рост эффективности производства — это инвестиции в собственность, важнейшей характеристикой которой является ее отчуждаемость. Такая инвестиция выглядит значительно более рискованной не только потому, что вы инвестируете в будущую прибыль, которая будет получена тогда, когда права по распоряжению собственностью могут вам уже не принадлежать. Создавая фирму с большей отдачей от капитала, вы в целом повышаете риск отчуждения этой собственности и должны будете больше инвестировать в защиту своих прав на распоряжение этой собственностью. В то время как инвестируя в индивидуальные права по нарушению правил, которые не только увеличивают текущую прибыль, но и, как правило, не переходят автоматически вместе с отчуждаемой собственностью к новому владельцу, вы, напротив, снижаете риски отчуждения собственности. Чем больше прибыль фирмы зависит от эксклюзивных договоренностей владельца-управляющего, тем сложнее осуществить перехват управления, тем в большей степени фирма фактически «принадлежит» этому управляющему, и наоборот. Это и предопределяет относительные предпочтения в выборе между двумя стратегиями максимизации прибыли.
Về mặt lí thuyết, có thể giả định rằng người chủ doanh nghiệp sẽ cố gắng tìm cách gia tăng lợi nhuận bằng cả hai cách: thứ nhất, giảm quản lí phí và các chi phí gián tiếp và thứ hai, tăng hiệu quả kinh tế. Nhưng những đặc điểm của chế độ mà ta bàn tới bên trên lại làm cho người ta thích cách thứ nhất hơn. Vấn đề là, quyền sở hữu ở đây được định nghĩa như là quyền sử dụng lợi nhuận, còn chính sở hữu thì có thể bị tước đọat. Đầu tư cho việc mua quyền vi phạm pháp luật là đầu tư làm gia tăng ngay lập tức lợi nhuận, còn đầu tư cho việc gia tăng hiệu quả sản xuất lại là đầu tư vào tài sản mà đặc trưng chủ yếu của nó là có thể bị tước đọat bất cứ lúc nào. Đầu tư như thế là quá mạo hiểm vì bạn đang đầu tư cho lợi nhuận trong tương lai mà lúc đó bạn có thể không còn quyền sở hữu khối tài sản đó nữa. Tạo ra doanh nghiệp với hiệu suất quay vòng vốn cao là bạn đang gia tăng nguy cơ bị tước quyền sở hữu và bạn phải đầu tư thêm nhằm bảo vệ quyền sử dụng khối tài sản đó. Trong khi đó, đầu tư cho quyền vi phạm pháp luật là đầu tư không chỉ làm gia tăng lợi nhuận tức thời mà về nguyên tắc khi tài sản bị tước đọat thì nó cũng không tự động chuyển giao cho người chủ mới, như vậy nghĩa là khỏan đầu tư này làm giảm đi nguy cơ bị tước đọat sở hữu của chính bạn. Lợi nhuận của doanh nghiệp càng phụ thuộc vào những điều khỏan đặc biệt trong hợp đồng giữa người chủ và người quản lí thì việc chuyển quyền quản lí càng khó khăn hơn, và ngược lại. Điều đó quyết định cách thức lựa chọn giữa hai biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.


Как видим, связь режима мягких правовых ограничений и специфики института собственности двусторонняя. Специфика владения (распоряжения) собственностью подталкивает к таким вложениям, которые максимизируют текущую прибыль, и сдерживает инвестиции в будущую прибыль. Однако обеспечивая и увеличивая прибыль неэкономическими методами (за счет нарушения правил), номинальный собственник поддерживает таким образом режим, в котором его право владения является принципиально ограниченным.
Như chúng ta đã thấy, mối liên hệ giữa chế độ ràng buộc pháp lí mềm và đặc thù của sở hữu mang tính hai mặt. Đặc thù của sở hữu thúc đẩy người ta đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận tức thời và giảm bớt những khỏan đầu tư cho lợi nhuận trong tương lai. Nhưng, trong khi tìm cách bảo đảm và gia tăng lợi nhuận bằng những biện pháp phi kinh tế (bằng cách vi phạm pháp luật), người chủ sở hữu danh nghĩa cũng đồng thời củng cố chế độ mà quyền sở hữu của anh ta bị hạn chế.


Как это происходит? С одной стороны, торговлей вокруг прав на нарушение правил он лишает себя всякой общественной поддержки в защите своего права собственности. С другой стороны, в ситуации, когда рост прибыли не отражает напрямую экономическую эффективность, можно предположить, что собственник-распорядитель в результате не имеет и четкого представления об экономической эффективности своего бизнеса. Если прибыль растет у вас на 15–20% в год, то рост издержек на 5–7% выглядит свидетельством эффективности фирмы. Но если предположить, что рост прибыли на три четверти обеспечен неэкономическими факторами (мягкими правовыми ограничениями), то получается, что эффективность бизнеса в реальности снижается. В результате, распорядитель-собственник оказывается зависим от системы, распределяющей права на нарушения правил: он не знает, насколько он конкурентен в ее отсутствии и способен ли он покрыть свои текущие издержки в этом случае. Чем дальше и успешнее развивается его бизнес в условиях режима мягких правовых ограничений, тем выше вероятность и крепче его собственная уверенность, что он это сделать не способен. Это эффект «золотой клетки».
Chuyện đó xảy ra như thế nào? Một mặt, tiến hành mặc cả quyền vi phạm pháp luật là anh ta đang đánh mất sự ủng hộ của xã hội đối với quyền sở hữu của mình. Mặt khác, trong tình hình khi mà lợi nhuận không phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế thì người sở hữu không có khái niệm rõ ràng về hiệu quả kinh tế của công việc kinh doanh của mình. Thí dụ, doanh nghiệp họat động có hiệu quả nếu lợi nhuận tăng 15-20% một năm mà chi phí tăng 5-7%. Nhưng nếu giả sử rằng ba phần tư khỏan gia tăng lợi nhuận là do những tác nhân ngòai kinh tế (ràng buộc pháp lí mềm) thì hóa ra trên thực tế hiệu quả của doanh nghiệp đã giảm. Kết quả là người chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ thống phân phối quyền vi phạm pháp luật: anh ta không biết nếu không có hệ thống này thì anh ta có đủ sức cạnh tranh hay không và có thể bù đắp được chi phí hay không. Thời gian càng kéo dài và doanh nghiệp càng thành công trong chế độ ràng buộc pháp lí mềm thì sắc xuất là anh ta không làm được càng tăng, và chính anh ta cũng tin như thế. Đấy gọi là hiệu ứng “cái lồng vàng”.


Впрочем, важнейшее экономическое последствие режима мягких правовых ограничений становится очевидно, если рассматривать ситуацию не с точки зрения последствий для фирмы, а точки зрения последствий для рынка в целом. Как мы видим, в общем случае присутствие и положение фирмы на рынке определяется здесь не только балансом спроса и предложения (горизонтальные рыночные отношения), но и условиями «вертикальной торговли» по поводу прав на нарушение правил. Покупать эти права имеет смысл только в случае, если для других участников рынка соблюдение писанных правил действует как ограничитель. То есть система «вертикальной торговли» должна действовать как фильтр при допуске фирм к тому или иному сегменту рынка; в этом случае инвестиции, сделанные фирмой в права на нарушение правил, перестают быть дополнительной издержкой по отношению к нормальным затратам, так как могут быть перенесены на покупателя (монопольная рента).
Nhưng ta sẽ thấy rõ hậu quả quan trọng nhất của chế độ ràng buộc ngân sách mềm khi xem xét vấn đề không phải từ quan điểm hậu quả đối với doanh nghiệp mà từ quan điểm hậu quả đối với thị trường nói chung. Như chúng ta đã thấy, sự tồn tại và vị trí của doanh nghiệp được quyết định không phải chỉ bởi cân bằng cung - cầu (quan hệ thị trường theo chiều ngang) mà còn bởi những điều kiện của “cuộc mặc cả theo chiều dọc” về quyền vi phạm pháp luật nữa. Việc mua quyền này chỉ có ý nghĩa nếu những người tham gia thương trường khác bị luật thành văn ràng buộc. Nghĩa là hệ thống “mặc cả theo chiều dọc” họat động như một bộ lọc, chỉ cho một số doanh nghiệp nào đó tiếp cận với một số lĩnh vực nào đó của thị trường mà thôi. Trong trường hợp này, đầu tư của danh nghiệp để mua quyền vi phạm pháp luật không còn là chi phí phụ trội nữa vì người tiêu dùng sẽ phải trả.


Действительно, только конечный покупатель и никто другой в условиях жестких бюджетных ограничений может вернуть фирмам затраты, сделанные на покупку прав на нарушение правил. Из этого вытекает, что уровень цен при режиме мягких правовых ограничений будет более высоким, чем он мог бы быть, если бы цена определялась исключительно балансом спроса и предложения (условиями «горизонтальной торговли»). Потребитель вынужден будет покрывать как дополнительные затраты фирм на покупку прав на нарушение правил, так и растущую неэффективность фирмы, компенсирующей рост затрат дополнительной прибылью, полученной благодаря нарушению правил. Это объясняет, в частности, почему предприниматели, работающие в рамках этой системы, как правило, не рассматривают такой режим как непригодный или депрессивный для ведения и развития бизнеса: издержки на покупку прав на нарушения правил перекладываются ими на потребителя, условия конкуренции, в результате, выглядят более мягкими, и стоит лишь сосредоточиться на текущей прибыли и смириться с долгосрочной возможностью утраты собственности, чтобы почувствовать себя вполне счастливыми. Подобно тому, как у физических лиц, вовлеченных в режим торговли вокруг нарушения правил, оказывается подавленным интерес к такой системе, где правила просты и соблюдаются, у распорядителей собственности подавленным оказывается интерес к обеспечению долгосрочных прав собственности; отсутствие таких прав компенсируется относительно более высоким уровнем прибыли, нежели тот, который был бы возможен при наличии таких прав.
Trong chế độ ràng buộc ngân sách cứng thì chỉ có người mua mới có thể hòan trả cho doanh nghiệp những chi phí mà họ đã bỏ ra để mua quyền vi phạm pháp luật. Vì vậy giá bán trong chế độ ràng buộc pháp lí mềm sẽ cao hơn là khi nó được quyết định bởi cung cầu trên thị trường (quyết định bởi những điều kiện “mặc cả theo chiều ngang”). Người tiêu dùng phải trả chi phí mua quyền vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cũng như phải trả giá cho hiệu quả ngày càng thấp của doanh nghiệp. Điều đó phần nào giải thích vì sao doanh nhân họat động trong khuôn khổ của hệ thống này không coi chế độ ràng buộc pháp lí mềm là trở ngại đối với quá trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp: chi phí cho việc mua quyền vi phạm pháp luật được chuyển sang cho người tiêu thụ. Kết quả là doanh nhân mua được quyền vi phạm pháp luật cảm thấy điều kiện cạnh tranh có vẻ dễ dàng hơn, chỉ cần tập trung vào lợi nhuận tức thời và nếu chấp nhận khả năng bị tước mất quyền sở hữu trong tương lai thì ông ta sẽ là người hòan tòan hạnh phúc. Nếu các cá nhân tham gia vào hệ thống mặc cả để mua quyền vi phạm pháp luật không còn quan tâm đến hệ thống trong đó mọi qui định đều đơn giản và được tuân thủ thì người nắm quyền sở hữu cũng không quan tâm đến việc bảo đảm quyền sở hữu một cách lâu dài, nhưng bù lại, người ta lại thu được lợi nhuận tức thời cao hơn.
В представлении реформаторов социализма двадцатилетней давности «запуск рынка», в частности, через механизм жестких бюджетных ограничений, должен превратить предприятие в самостоятельный субъект рыночных отношений (выключив его из системы вертикальной торговли), в свою очередь логика этих новых отношений ведет к становлению институтов, поддерживающих и защищающих конкуренцию, ибо только таким образом предприятие может извлечь максимальную выгоду из факта своей самостоятельности. На этом фоне режим мягких правовых ограничений в целом выглядит как механизм компенсации, снижающий эффект жестких бюджетных ограничений[1].
Trong quan niệm của những nhà cải cách xã hội cách đây hai mươi năm thì việc “khởi động” chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là thông qua cơ chế ràng buộc ngân sách cứng nhất định sẽ biến daonh nghiệp thành chủ thể độc lập trong các quan hệ thị trường (đưa doanh nghiệp ra khỏi hệ thống mặc cả theo chiều dọc). Đến lượt mình, các quan hệ mới sẽ dẫn đến việc hình thành những định chế nhằm duy trì và bảo vệ cạnh tranh vì chỉ có như thế doanh nghiệp mới có thể thu được lợi nhuận tối đa. Trên cái nền như thế, chế độ ràng buộc pháp lí mềm trông sẽ chẳng khác gì cơ chế bù trừ: nó có tác dụng làm giảm hiệu quả của chế độ ràng buộc ngân sách cứng.


Жесткость бюджетных ограничений запускает механизм ответственности предприятий и стимулирует их к получению прибыли; вместе с тем механизм мягких правовых ограничений позволяет перераспределять прибыль между предприятиями вне связи с их экономической эффективностью и таким образом сохраняет в модифицированном виде и принцип вертикальной торговли, которая ведется теперь, однако, не по поводу уровня издержек, но по поводу уровня прибыли. В результате, этот механизм препятствует становлению полноценных прав собственности, снижает стимулы к инвестированию в эффективность производства (в особенности подавляет долгосрочные инвестиции), а также ведет к долгосрочному снижению эффективности фирмы и относительно более высокому уровню цен на рынке в целом.
Tính cứng rắn của ràng buộc ngân sách đã khởi động cơ chế trách nhiệm của doanh nghiệp và khuyến khích họ tìm kiếm lợi nhuận; đồng thời cơ chế ràng buộc pháp lí mềm lại tạo điều kiện cho người ta phân bố lại lợi nhuận giữa các doanh nghiệp bất chấp hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy cũng có nghĩa là đã giữ lại nguyên tắc mặc cả theo chiều dọc, nhưng lần này không phải là mặc cả về chi phí mà là mặc cả về lợi nhuận. Kết quả là cơ chế đó cản trở quá trình hình thành quyền sở hữu một cách đầy đủ, làm giảm động cơ đầu tư nhằm nâng cao hiệu suất họat động sản xuất kinh doanh (đặc biệt là làm giảm những khỏan đầu tư dài hạn), giảm hiệu quả của doanh nghiệp trong dài hạn và làm gia tăng giá cả trên thị trường.


Поскольку механизм жестких бюджетных ограничений действует, эффективность фирмы не может стать отрицательной (во всяком случае, если мы говорим о средней фирме в рамках общей модели) — такая фирма разорится. В результате, этот «капитализм наполовину» имеет значительный потенциал самовоспроизводства и жизнеспособности при подавленных возможностях развития. Можно, наверное, сказать, что с точки зрения экономической эффективности он стремится к равновесию «немного выше нуля». Это и создает опасность того, что такое «сумеречное» состояние с подавленным потенциалом развития может поддерживаться довольно долго. Разумеется, накопленная неэффективность привилегированных фирм в какой-то момент делает их чистыми потребителями производимой экономикой прибыли. Но система может жертвовать такими фирмами. Потому что главными бенефициарами режима мягких правовых ограничений являются вовсе не «олигархи» (чемпионы по объему прав на нарушение правил), а выдающая права на нарушение правил бюрократия. Ее могущество проявляет себя не столько в существовании конкретных «олигархов», но скорее в постоянном воспроизводстве процесса «делания олигархов», в котором потенциал режима мягких правовых ограничений реализует себя в полной мере; соответственно, часть «олигархов» должна сходить со сцены.
Vì cơ chế ràng buộc ngân sách cứng vẫn họat động cho nên doanh nghiệp không thể họat động với hiệu suất âm - doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Kết quả là “cái chủ nghĩa tư bản nửa vời” này có nhiều khả năng sẽ sống sót và tự tái tạo lại mình mặc dù không có điều kiện phát triển. Từ quan điểm hiệu suất kinh tế, có thể nói rằng doanh nghiệp sẽ tiến đến tình trạng cân bằng “bên trên số không một chút”. Điều này tạo ra nguy cơ là tình trạng “mập mờ” cùng với tiềm lực phát triển thấp sẽ được duy trì trong thời gian dài. Dĩ nhiên là đến một lúc nào đó sự kém hiệu quả của những doanh nghiệp được ưu tiên ưu đãi sẽ biến chúng thành những kẻ “ăn” vào lợi nhuận do nền kinh tế tạo ra. Nhưng hệ thống có thể hi sinh các doanh nghiệp đó. Vì không phải những “ông trùm” (quán quân về quyền vi phạm pháp luật) mà là bộ máy quan liêu có quyền bán quyền vi phạm pháp luật mới là những kẻ được lợi nhất trong hệ thống này. Sức mạnh của nó không chỉ được thể hiện ở sự tồn tại của những “ông trùm” cụ thể, mà trước hết được thể hiện ở quá trình “tạo ra những ông trùm” đang diễn ra liên tục. Tiềm lực của chế độ ràng buộc pháp lí mềm thể hiện đầy đủ nhất trong quá trình “tạo ra các ông trùm” và vì vậy mà một số “ông” sẽ phải biến khỏi vũ đài.


Итак, в целом можно сказать, что режим мягких правовых ограничений позволяет создать такую систему, где сосуществуют две логики: рыночная логика горизонтальных взаимоотношений и одновременно логика «вертикальной торговли», обеспечивающая возможность внерыночного перераспределения ресурсов и прибыли (рента). Режим мягких правовых ограничений — это триггер, позволяющий переключаться с одной логики на другую. Первая логика, подразумевающая в качестве общего правила, в частности, принцип жестких бюджетных ограничений, позволяет экономике получать прибыль, вторая нацелена на внеэкономическое перераспределение этой прибыли.
Như vậy là, nói chung, có thể nói rằng chế độ ràng buộc pháp lí mềm tạo điều kiện cho việc hình thành hệ thống, trong đó có hai kiểu kí lẽ cùng song song tồn tại: lí lẽ của những quan hệ thị trường theo chiều ngang và lí lẽ của “mặc cả theo chiều dọc”, giữ vai trò tái phân phối, bên ngòai quan hệ thị trường, các nguồn lực và lợi nhuận giữ các xí nghiệp. Chế độ ràng buộc pháp lí mềm là cái công tắc cho phép người ta chuyển từ lí lẽ này sang lí lẽ kia. Lí lẽ thứ nhất, mà cụ thể là nguyên tắc ràng buộc ngân sách cứng tạo điều kiện cho nền kinh tế tạo ra lợi nhuận, lí lẽ thứ hai giúp người ta tái phân phối lợi nhuận thu được.



Translated by Phạm Nguyên Trường



http://www.inliberty.ru/blog/krogov/2471/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn