MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, September 24, 2011

India Faces Standoff With China on Sea Oil Ấn Độ, Trung Quốc mâu thuẫn vì dầu khí


India Faces Standoff With China on Sea Oil
Ấn Độ, Trung Quốc mâu thuẫn vì dầu khí
By JEREMY PAGE in Beijing and TOM WRIGHT in New Delhi
Sep 23, 2011
Jeremy Page (Bắc Kinh) và Tom Wright (New Delhi)
23-9-2011
India is being pulled into a complex and increasingly tense territorial dispute in the South China Sea, with China repeatedly warning ONGC, the Indian state oil company, that its joint exploration plans with Vietnam amount to a violation of Chinese sovereignty.
Ấn Độ đang bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp chủ quyền phức tạp và ngày một căng thẳng hơn trên biển Hoa Nam (Biển Đông – ND), với việc Trung Quốc liên tục cảnh cáo ONGC – công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ – rằng kế hoạch khai thác chung của ONGC với Việt Nam đang đi đến chỗ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.
The Indian government responded to the latest Chinese warnings Thursday by repeating its pledge to continue exploring for energy in the South China Sea, where China is embroiled in territorial disputes with Vietnam, the Philippines, Taiwan, Malaysia and Brunei.
Hôm thứ Năm vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đáp lại lời cảnh báo gần đây nhất của Trung Quốc bằng việc nhắc lại cam kết của Ấn Độ là sẽ tiếp tục thăm dò, khai thác năng lượng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang rối lên vì tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
ONGC, meanwhile, said it planned to resume drilling next year at one of its two remaining blocks in the area, after suspending work there because of a hard seabed, and after relinquishing another block last year because it lacked production potential.
Trong khi đó, ONGC cho hay, họ có kế hoạch tiếp tục thăm dò vào năm tới, tại một trong hai lô còn lại trong khu vực. Trước đây, họ đã phải dừng công việc ở đó lại do đáy biển quá cứng, và hồi năm ngoái thì họ cũng đã ngừng khai thác một lô khác nữa do không đủ năng lực sản xuất.
"We plan to restart drilling there," said ONGC Chairman A.K. Hazarika. "The [Indian] Ministry of External Affairs has informed us that the block is well within the territory of Vietnam and so there are no issues with exploration there."
Chủ tịch ONGC A.K. Hazarika nói: “Chúng tôi có kế hoạch khởi động lại việc khoan thăm dò ở đó. Bộ Ngoại vụ (Ấn Độ) vừa thông báo với chúng tôi rằng lô này nằm sâu trong vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, cho nên khai thác ở đấy không có vấn đề gì cả”.
The testy public exchanges follow an unusual incident in July when, according to the Indian government, an Indian navy ship visiting Vietnam as part of expanding bilateral defense ties received a radio message warning it that it was entering Chinese waters. China has dismissed India's version of the incident as "groundless."
Cuộc đấu khẩu công khai diễn ra sau một sự cố bất thường hồi tháng 7, khi mà, theo chính phủ Ấn Độ, một tàu hải quân Ấn Độ đến Việt Nam – trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng song phương mở rộng giữa hai nước – đã nhận được cảnh báo qua radio rằng họ đang đi vào vùng biển của Trung Quốc. Trung Quốc bác bỏ thông tin của chính phủ Ấn Độ, nói là “vô căn cứ”.
Analysts say the fresh standoff between Asia's two emerging economic and military giants, which fought a brief war over their disputed Himalayan land borders in 1962, increases the risk of a military flare-up in the South China Sea.
Các nhà phân tích cho rằng mâu thuẫn mới này giữa hai nước khổng lồ về kinh tế và quân sự ở châu Á – vốn từng giao tranh một lần ngắn ngủi tại vùng biên giới tranh chấp trên bộ ở Himalaya vào năm 1962 – làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông.
China, which won the 1962 war, has been involved in several angry exchanges and incidents at sea this year with Vietnam and the Philippines, which have been beefing up their military arsenals, and defense ties with the U.S., in response to what they see as growing Chinese assertiveness.
Năm nay, Trung Quốc – kẻ chiến thắng trong cuộc chiến năm 1962 – đã tham dự vào vài cuộc đấu khẩu giận dữ và vài sự vụ trên biển với Việt Nam và Philippines. Cả hai nước này cũng đang gia tăng tiềm lực quân sự và quan hệ quốc phòng với Mỹ để đối chọi lại với cái mà họ coi là sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
The U.S. meanwhile has been fending off repeated Chinese protests about its surveillance operations in the area, while trying to encourage democratic allies and partners, especially India, Australia and Japan, to play a more active role in defending freedom of navigation in the region.
Trong khi đó, Mỹ đã và đang ngăn cản sự phản đối của Trung Quốc đối với các hoạt động giám sát hàng hải của Mỹ ở khu vực, đồng thời ra sức khuyến khích các đồng minh và đối tác cùng phe dân chủ, nhất là Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, đóng vai trò chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải.
The South China Sea, which Beijing claims almost in its entirety, is thought to be rich in oil and gas—although proving that has been hard because of the territorial disputes—and is one of the world's most important shipping routes.
Biển Đông, nơi bị Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần hết, được đánh giá là rất giàu dầu khí – mặc dù chứng minh điều này quả là khó do vướng các tranh chấp chủ quyền – và là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
It is also now one of the region's major potential flashpoints as emerging Asian economies, especially China and India, build up their military firepower and seek the energy and other resources they need to fuel growth.
Hiện Biển Đông cũng là một trong những điểm nóng chủ chốt ở khu vực, khi các nền kinh tế đang nổi lên của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang củng cố tiềm lực quân sự và tìm kiếm năng lượng cũng như các nguồn khác họ cần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Beijing is worried that other claimants are becoming more active and any de facto occupation and/or exploration lend credence and bargaining power in future negotiation," said Jingdong Yuan, an expert on the South China Sea at the University of Sydney's Centre for International Security Studies.
“Bắc Kinh lo ngại rằng các quốc gia có yêu sách chủ quyền khác đang trở nên chủ động hơn, và bất kỳ hành động chiếm hữu thực tế và/ hoặc khai thác nào đều tạo ra lòng tin và sức mạnh mặc cả trong các cuộc đàm phán tương lai” – ông Jingdong Yuan, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Đại học Sydney, nhận định.
One of the latest Chinese warnings to India came Thursday in an article on the website of the People's Daily—the main Communist Party newspaper—which was written by its correspondents in Vietnam and India and was not published in the paper itself.
Một trong những lời cảnh cáo gần đây nhất của Trung Quốc dành cho Ấn Độ là vào hôm thứ Năm, xuất hiện trong một bài viết trên website của Nhân dân Nhật báo – tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản. Bài do phóng viên của tờ này ở Việt Nam và Ấn Độ cùng viết, và không được đăng tải trên báo giấy.
"It's not worthwhile for Vietnam and India to damage the greater interests of the peace, stability and economic development between China and Vietnam, China and India, and in the whole region, for the sake of these small interests in the South China Sea," the article said.
Bài báo viết: “Thật không đáng để Việt Nam và Ấn Độ làm tổn hại đến các lợi ích lớn hơn – đó là hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ, và toàn khu vực – chỉ vì một vài lợi ích nhỏ nhặt trên Biển Đông”.
China's Foreign Ministry spokesman, Hong Lei, also repeated the Chinese government's claims to sovereignty over the area. "Any foreign company that engages in oil-exploration activity in waters under China's jurisdiction without the agreement of China has violated China's sovereignty, rights and interests," he said Thursday in a briefing. "This is illegal and invalid."
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng nhắc lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực: “Bất kỳ công ty nước ngoài nào tham gia các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc mà không có sự đồng ý của Trung Quốc, đều là xâm phạm chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây là việc làm bất hợp pháp và vô hiệu lực”. Ông Hồng Lỗi tuyên bố như vậy trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Vishnu Prakash, spokesman for India's Ministry of External Affairs, played down the People's Daily article, as well as the incident with the Indian navy ship, and declined to comment on media reports that China had made an official diplomatic protest over ONGC's plans.
Vishnu Prakash, phát ngôn viên Bộ Ngoại vụ Ấn Độ, tỏ ý không quan tâm đến bài báo của Nhân dân Nhật báo, cũng như vụ việc xảy ra với tàu hải quân Trung Quốc, và từ chối bình luận về các tin bài trên báo chí, cho rằng Trung Quốc đã có phản đối chính thức bằng con đường ngoại giao đối với kế hoạch của ONGC.
But he said India strongly believed in freedom of navigation in the South China Sea and would continue to explore in the area as part of a "quest for energy security."
Nhưng ông Vishnu Prakash cho hay, Ấn Độ tin tưởng mãnh liệt vào quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong khu vực, như là một phần của “công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng”.
"We're engaged with China closely," he said. "And as we are closely cooperating with China, we're also closely cooperating with Vietnam."
Ông nói: “Chúng tôi có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và trong khi hợp tác mật thiết với Trung Quốc thì chúng tôi cũng hợp tác mật thiết với Việt Nam”.
India and China have been expanding economic ties in the past few years, but many Indian officials and experts harbor deep concerns about Beijing's growing military power and its expanding influence in neighboring countries, especially Pakistan.
Vài năm qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã và đang thúc đẩy quan hệ kinh tế, nhưng nhiều quan chức và chuyên gia Ấn Độ vẫn ngầm lo sợ về tiềm lực quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc và việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra các nước láng giềng, đặc biệt là Pakistan.
In response, India has been building closer defense and commercial ties with the U.S. and many of its regional allies and partners, including Vietnam, which Indian Foreign Minister S.M. Krishna visited last week.
Đáp lại, Ấn Độ đã xây dựng quan hệ quốc phòng và thương mại chặt chẽ hơn với Mỹ và nhiều đồng minh và đối tác khác trong khu vực, gồm cả Việt Nam. Ông S.M. Krishna, Ngoại trưởng Ấn Độ cũng vừa thăm Việt Nam hồi tuần trước.
ONGC's overseas arm, ONGC Videsh, accounts for much of India's investment in Vietnam.
Chi nhánh ở nước ngoài của ONGC là ONGC Videsh nắm giữ phần lớn đầu tư của Ấn Độ ở Việt Nam.
It operates one gas field—Block 06.1 in the Nam Con Son basin off Vietnam's south coast—in a joint venture with TNK-BP and PetroVietnam, which China has not protested over.
Họ điều hành một mỏ khí, lô 06.1 ở vũng Nam Côn Sơn, ngoài khơi phía Nam Việt Nam, liên doanh với TNK-BP và PetroVietnam. Cho đến nay việc này chưa bị Trung Quốc phản đối.
ONGC Videsh also won a contact in 2006 to jointly explore with PetroVietnam in Blocks 127 and 128 in the Phu Khanh basin further north. China protested at the time that both blocks were in its waters, and maintains that position now, according to the People's Daily article.
Năm 2006, ONGC Videsh cũng đã giành được một hợp đồng khai thác chung với PetroVietnam ở lô 127 và 128 ở vũng Phú Khánh, nằm hơi xa về phía bắc. Vào lúc đó, Trung Quốc đã phản đối, nói rằng cả hai lô đều thuộc vùng biển của họ, và cho đến nay họ vẫn khăng khăng giữ quan điểm đó – căn cứ vào bài viết trên tờ Nhân dân Nhật báo.
A spokesman for Vietnam's Foreign Ministry said Thursday that Blocks 127 and 128 were both in Vietnamese territorial waters. He declined further comment.
Hôm thứ Năm vừa qua, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng cả lô 127 lẫn lô 128 đều nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông từ chối bình luận thêm.
Vietnam launched a fresh round of licensing this year for blocks it says are not in contested waters. However, China has never specified the precise extent of its territorial claims.
Năm nay, Việt Nam đã tiến hành cấp phép một loạt cho các lô dầu mà theo họ là không nằm trong vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ nêu chính xác, cụ thể phạm vi các tuyên bố chủ quyền của họ.
A spokeswoman for ONGC Videsh said the company was only exploring now in Block 128, having relinquished 127, but declined to comment on whether it had future exploration plans with Vietnam.
Người phát ngôn của ONGC Videsh cho biết, công ty hiện tại chỉ khai thác ở lô 128, đã dừng khai thác lô 127. Nhưng bà từ chối bình luận về việc liệu công ty có các kế hoạch thăm dò khai thác trong tương lai với Việt Nam hay không.
Another Indian company, Essar Group, has a production-sharing contract for a petroleum block off Vietnam's coast. An Essar spokesman said it was not in "controversial" waters and Essar did not plan to bid for further exploration rights from Vietnam.
Một công ty Ấn Độ khác, tập đoàn Essar, đã ký hợp đồng khai thác chung một lô dầu khí khác ngoài khơi Việt Nam. Phát ngôn viên của Essar nói rằng lô này không nằm trong vùng biển “gây tranh cãi”, và Essar không có kế hoạch dự thầu để giành thêm hợp đồng khai thác ở Việt Nam.
—Nguyen Anh Thu in Hanoi and Rakesh Sharma in New Delhi contributed to this article.
Nguyen Anh Thu (Hà Nội) và Rakesh Sharma (New Delhi) tham gia giúp tác giả hoàn thành bài viết này.
The Wall Street Journal
Translated by Thuy Truc

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn