MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, August 27, 2011

Why China’s leaders respond to nimbyism Vì sao lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng chủ nghĩa lợi ích cục bộ



Protesters held signs including “Say no to PX, give me back Dalian” in Dalian, China, on Sunday. “PX” refers to paraxylene.
Why China’s leaders respond to nimbyism
Vì sao lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng chủ nghĩa lợi ích cục bộ
By Jamil Anderlini in Beijing
17-08-2011
Jamil Anderlini
17-08-2011


The sight of tens of thousands of ordinary Chinese citizens peacefully marching through the coastal city of Dalian on Sunday must have sent shivers up the spines of China’s leaders.
Cảnh tượng hàng chục ngàn dân thường Trung Quốc diễu hành một cách ôn hòa xuyên qua thành phố ven biển Ðại Liên vào ngày Chủ Nhật chắc đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc rùng mình, lạnh cột sống.
The protesters were demanding the government remove a toxic chemical plant from reclaimed land on the waterfront just 20km from downtown Dalian.
Within hours officials had pledged to close the Rmb9.5bn ($1.5bn) project and shift it elsewhere.
Những ngưỡi biểu tình đòi chính quyền phải dời khu nhà máy hóa chất độc hại ra khỏi vùng đất hoang ngoài khu cảng, chỉ cách trung tâm thành phố Ðại Liên 20 km. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ các quan chức phải cam kết đóng dự án trị giá 1.5 tỷ đô la và chuyển nó đi chỗ khác.


It was the epitome of nimbyism – the “not in my back yard” mentality of middle classes everywhere – and most protesters dispersed when they heard the toxic factory would be shifted to someone else’s back yard instead.
Ðó là bản tóm lược của cái gọi là “chủ nghĩa lợi ích cục bộ”, nimbyism, một thuật ngữ mới viết tắt của “không được ở trong sân sau nhà tôi” (NIMBY: Not In My Back Yard) tâm lý trong tầng lớp trung lưu ở khắp mọi nơi. Hầu như đa số những người biểu tình đã giải tán khi họ nghe rằng cái nhà máy độc hại đó sẽ bị chuyển tới ‘sân sau‘ của ai đó.


This was also not the first demonstration of its kind in China.
Ðây không phải là lần biểu tình đầu tiên kiểu này xảy ra ở Trung Quốc.
Plans to build a factory making the same chemical – paraxylene, which is used in paints and plastics and is fatal to humans exposed to it for extended periods – were abandoned in the southern city of Xiamen a few years ago after similar protests there.
In Shanghai, plans to extend a high-speed magnetic levitation train through the city centre were cancelled after large crowds gathered for similar loosely organized protests in 2007.
Các kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo cùng loại hoá chất – paraxyelene là hóa chất dùng trong sản phẩm sơn và nhựa, gây nguy hiểm đến tính mạng cho những ai tiếp xúc với nó trong một khoảng thời gian kéo dài – cũng đã bị hủy bỏ ở thành phố miền nam Hạ Môn vài năm trước đây sau những cuộc biểu tình tương tự ở đó. 
Ở Thượng Hải, kế hoạch mở rộng đường tàu cao tốc trên cao, xuyên qua trung tâm thành phố cũng đã bị hủy bỏ, sau khi nhiều đám đông lớn tập hợp thành các cuộc biểu tình có tổ chức lỏng lẻo, tương tự như năm 2007.


But the fact the government capitulated so quickly and so fully in Dalian shows a growing concern that such localised protests over specific issues could morph into something more challenging to the political status quo.
Tuy vậy, sự kiện chính quyền khuất phục một cách nhanh chóng và hoàn toàn như vậy ở Ðại Liên cho thấy, một sự gia tăng lo ngại [trong giới lãnh đạo của Trung Quốc], rằng các cuộc biểu tình phản đối những vấn đề cụ thể ở các địa phương như thế, có thể kích động thành điều gì đó thách thức hơn đối với nguyên trạng chính trị hiện nay.


What must be especially worrying for Chinese policymakers is the credibility such protests lend to the theory that authoritarian societies inevitably start to democratise when they achieve per capita gross domestic product of $5,000-$6,000.
Ðiều đã khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đặc biệt lo sợ các cuộc biểu tình như thế sẽ nâng cao uy tín cho lý thuyết: các xã hội toàn trị không thể nào tránh khỏi quá trình dân chủ hóa, một khi các xã hội đó đạt đến mức thu nhập trung bình trên mỗi đầu người khoảng 5.000 – 6.000 đô la.


In 2010, China’s per capita GDP was about $4,660 at current exchange rates, but in purchasing power terms China has already passed the point where democratisation becomes likely.
Trong năm 2010, thu nhập trung bình của mỗi người Trung Quốc khoảng 4.660 đô theo tỷ giá trao đổi, nhưng nếu theo sức mua sắm thì Trung Quốc đã vượt khỏi điểm để dân chủ hóa trở nên dễ xảy ra.


The Communist party has long rejected this theory on the grounds of Chinese exceptionalism, and many of the idea’s chief opponents abroad have debunked it and held up China and its lack of democracy as their main exhibit.
Ðảng Cộng sản đã bác bỏ lý thuyết này từ lâu, dựa trên các cơ sở đặc thù ở Trung Quốc. Nhiều ý kiến chủ yếu chống lại ý tưởng đó ở nước ngoài cũng đã phản bác lý thuyết đó, viện dẫn trường hợp Trung Quốc và sự thiếu dân chủ của nó như là bằng chứng cho lập luận của họ.


But another theory, put forward by Paul Collier, an Oxford university economist and author of Wars, Guns and Votes, suggests that a more challenging future may be in store.
Nhưng một lý thuyết khác được đưa ra bởi ông Paul Collier, một nhà kinh tế học của Ðại học Oxford và là tác giả của tác phẩm “Chiến tranh, Súng đạn và Phiếu bầu“, cho rằng, một tương lai thách thức hơn có thể đã xuất hiện.


After examining data from almost every country since 1960, Prof Collier found that, above a certain income threshold, democratic countries became less prone to political unrest as they get richer.
Sau khi nghiên cứu các số liệu hầu như của tất cả các nước từ năm 1960, Giáo sư Collier đã phát hiện ra rằng trên một mức ngưỡng thu nhập [trung bình đầu người] nào đó, các nước dân chủ sẽ trở nên kém thiên về tình trạng bất ổn chính trị khi các nước đó trở nên càng giàu có hơn.


No real surprise there.
But what Prof Collier’s research also found is that autocracies actually suffered more political unrest as they got richer.
He put the threshold at about $2,700 per capita GDP.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên ở đây cả.
Tuy vậy điều mà giáo sư Collier cũng phát hiện ra là trên thực tế các chế độ chuyên chế chịu nhiều bất ổn chính trị hơn một khi các nước trở đó nên giàu có hơn.
Ông ấy đưa ra cái ngưỡng đó là 2.700 đô la thu nhập trung bình đầu người.


If he is correct, China’s continued rapid growth makes it increasingly prone to political unrest.
Unofficial statistics published by a respected Chinese academic this year show that “mass incidents” – riots, protests, strikes and the like – roughly doubled in the past five years, to about 180,000 incidents last year, even as the economy boomed.
Nếu ông ấy đúng, sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc sẽ càng làm cho nó trở nên bất ổn chính trị hơn nữa.
Các thống kê không chính thức được một học giả đáng kính của Trung Quốc công bố trong năm nay, cho thấy rằng “các vụ bạo động của quần chúng” – các cuộc nổi loạn, biểu tình, bãi công và tương tự – đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua, khoảng 180.000 vụ trong năm ngoái, ngay cả khi kinh tế tăng mạnh.


Much of the legitimacy of the Communist party today derives from its ability to deliver rapid economic growth.
But, if Prof Collier is right, this short-term fixation on GDP could be sowing the seeds of future trouble.
Step back and think about the Dalian chemical plant for a moment.
Phần lớn, tính chính đáng của Đảng Cộng sản ngày nay bắt nguồn từ khả năng đem lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Thế nhưng, nếu Giáo sư Collier đúng, thì sự tập trung ngắn hạn vào tăng trưởng GDP cũng có thể đã gieo mầm cho những phiền toái tương lai.
Hãy quay lại và suy nghĩ một chút đến khu nhà máy hóa chất ở Ðại Liên.


When the city’s residents were poorer and their main concern was ensuring they had enough to eat, they undoubtedly welcomed the economic boost and jobs that a new chemical plant brought to their city.
Khi các cư dân của thành phố còn nghèo hơn và mối bận tâm chính của họ là bảo đảm cho họ đủ ăn, không nghi ngờ gì nữa [lúc bấy giờ] họ đã hoan hô đón chào sự thúc đẩy kinh tế và công ăn việc làm mà nhà máy hóa chất có thể đem lại cho thành phố.


But now that most of Dalian’s citizens have enough to eat, they can afford to worry about their children being poisoned if a freak accident were to cause a leak – as almost happened last week when a tropical storm threatened to wash the plant away.
This trend is borne out across China: greater wealth has empowered people to take a stronger stand for their rights.
Nhưng giờ đây, đa số cư dân Ðại Liên đã đủ ăn, họ có thể đủ khả năng để lo cho con em của họ có thể bị ngộ độc nếu một tai nạn quái quỉ nào đó có thể gây ra rò rỉ, là việc hồi tuần trước, hầu như suýt nữa đã xảy ra, khi một cơn bão nhiệt đới đe dọa cuốn phăng nhà máy. Xu hướng này đã nảy sinh trên toàn cõi Trung Hoa: sự giàu có hơn cho phép dân chúng đóng vai trò mạnh mẽ hơn đối với việc bảo đảm các quyền lợi của họ.


“It’s a Catch 22 situation for the government because it recognizes in the short term that growth is the only way to keep the lid on things. But, each year, that growth means the problem gets harder,” Prof Collier says. “This was also the message of Tunisia. The Arab uprising broke out in the most economically successful model autocracy in Africa.”
And that comparison is why China’s rulers will be worried by what they saw in Dalian on Sunday
“Ðó là tình huống gay go khó xử của chính quyền, bởi vì chính quyền nhận ra rằng trong giai đoạn ngắn hạn, tăng trưởng là cách duy nhất để duy trì sự kiểm soát về mọi mặt. Tuy nhiên, mỗi năm trôi qua, sự tăng trưởng đó cũng có là nghĩa là, vấn đề càng trở nên khó [giải quyết] hơn“. Giáo sư Collier nói: “Ðó cũng là thông điệp của Tunisia. Phong trào nổi dậy Ả Rập đã bùng nổ ở ngay chính mô hình chuyên chế thành công nhất về mặt kinh tế ở Châu Phi”.


Và sự so sánh đó là điều khiến các nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải lo sợ, bởi những cảnh tượng mà họ đã nhìn thấy ở Ðại Liên hôm Chủ Nhật vừa qua.
Nimbyism: (not-in-my-backyard) the practice of objecting to something that will affect one or take place in one's locality.
Translated by Nguyen Trung Duong




More than 12,000 people demonstrated in the city of Dalian in Liaoning Province on Sunday, demanding the relocation of a petrochemical plant following a toxic chemical spill scare last Monday. Chinese authorities clamped down right away and ordered the chemical plant to stop operation immediately. Here's more.
Hơn 12.000 người đã biểu tình tại thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày Chủ nhật, yêu cầu di chuyển của một nhà máy hóa dầu sau khi lo sợ một vụ tràn hóa chất độc hại thứ hai tuần trước. Các nhà chức trách Trung Quốc ngay lập tức ra lệnh cho nhà máy hóa chất ngừng hoạt động ngay lập tức. Sau đây là tin chi tiết.
About 12,000 residents in northeast China's coastal city of Dalian took to the streets on Sunday, protesting against a petrochemical plant that had a toxic chemical spill one week ago.
Khoảng 12.000 cư dân trong thành phố ven biển phía đông bắc của Trung Quốc Đại Liên đã xuống đường vào ngày Chủ nhật, phản đối chống lại một nhà máy hóa dầu đã có một vụ tràn hóa chất độc hại cách đây một tuần.
The demonstrators faced a barricade of police with riot equipment outside the office of local authorities—demanding a relocation of the Fujia Chemical Plant.
The plant makes paraxylene, called PX in short—a toxic petrochemical used in polyester. PX can cause eye, nose, and throat irritation, while continual exposure can cause death.
Những người biểu tình, đối mặt với một rào chắn của cảnh sát với các thiết bị chống bạo động bên ngoài văn phòng của chính quyền địa phương, đã yêu cầu di dời Nhà máy Hóa chất Fujia. Nhà máy tạo ra chất paraxylene, gọi tắt PX, một chất hóa dầu độc hại sử dụng trong chế tạo polyester. PX có thể gây kích thích mắt, mũi, họng, và nếu tiếp xúc liên tục có thể gây tử vong.
Last Monday, Dalian residents had to flee from their homes when typhoon Muifa lashed out at China's northeast coast, bursting a dyke that protects the factory.
Thứ Hai tuần trước, cư dân Đại Liên đã phải chạy trốn khỏi nhà khi bão Muifa đã tràn vào bờ biển phía đông bắc của Trung Quốc, làm vỡ con đê bảo vệ nhà máy.
According to the Chinese state-run Xinhua News Agency, Chinese authorities repaired the dyke. But, the incident sparked fears of leaks from the coastal factory. It fueled public resentment and triggered Sunday's demonstration that called for the plant to be shut down and moved.
Theo Cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, chính quyền Trung Quốc đã sửa chữa con đê. Tuy nhiên, sự cố này đã gây ra lo ngại về rò rỉ từ nhà máy ven biển này. Nó thúc đẩy sự phản đối của công chúng và gây ra cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật kêu gọi phải đóng cửa và di chuyển nhà máy.
Calls on the Weibo micro blogging site and messages on QQ—an instant messaging network—incited residents to participate in the Sunday protest.
Still photographs showed people holding up banners with skulls, bombs, and slogans that read, "Give us back our beautiful ancestral home."
Các cuộc gọi trên các trang blog Weibo và tin nhắn trên QQ, một mạng tin nhắn tức thời đã kích động người dân tham gia vào cuộc biểu tình hôm chủ nhật. Ngòai ra, còn có bức ảnh cho thấy người cầm biểu ngữ vẽ sọ người, bom, và khẩu hiệu "Hãy trả lại chúng tôi mái nhà xinh đẹp của tổ tiên của chúng tôi."


Some minor scuffles broke out but there was no report of injuries. The demonstrators chanted "Fujia, get out!"—Showing no sign of the protest ending quickly.
Một số cuộc ẩu đả nhỏ xảy ra nhưng không có báo cáo về thương tích. Những người biểu tình hô vang "Fujia, cút đi!" cho thấy không có dấu hiệu rằng cuộc biểu tình sẽ kết thúc nhanh chóng.
On Sunday, Chinese authorities ordered the plant to stop operation immediately.
According to the state-run Xinhua News Agency, a senior Dalian official tried to calm down the crowd by (quote) "promising to move the polluting project out of the city."
Vào chủ nhật, nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động ngay lập tức.
Theo Tân Hoa Xã, một quan chức cấp cao của Đại Liên đã cố gắng trấn an đám đông khi nói "tôi hứa sẽ di dời các dự án gây ô nhiễm môi trường ra khỏi thành phố."
Sunday's outburst of anger is symbolic of the rising tide of public discontent with Chinese authorities.
Public distrust of the regime intensified following a report that the Fujia plant may be allowed to operate illegally—months before it gets a mandatory environmental approval.
Cơn bột phát tức giận nổ ra hôm Chủ Nhật là biểu tượng của làn sóng tăng của công chúng bất mãn với chính quyền Trung Quốc.
Sự mất lòng tin của công chúng vào chế độ tăng lên sau một báo cáo nói rằng nhà máy Fujia có thể được phép hoạt động bất hợp pháp nhiều tháng trước khi nó được chấp thuận bắt buộc về tác động môi trường.




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn