MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, August 17, 2011

Troubled Waters: Why China's Navy Makes Asia Nervous Vùng Nước Dữ: Hải Quân Trung Quốc Khiến Châu Á Lo lắng


Troubled Waters: Why China's Navy Makes Asia Nervous
By Austin Ramzy

Vùng Nước Dữ: Hải Quân Trung Quốc Khiến Châu Á Lo lắng
The last time the aircraft carrier once known as the Varyag generated this much concern, it was for fear it might sink. The ship was one of the Soviet Union's last naval commissions, but construction at the Black Sea shipyard of Mykolaiv was abandoned in 1992 after the U.S.S.R.'s breakup. The Varyag languished as an unfinished hulk until 1998, when a Chinese company, based in Macau and with ties to the Chinese navy, bought it from Ukraine, ostensibly to take the ship to the gambling enclave as a floating casino.
Lần gần đây nhất khi chiếc tàu sân bay từng được biết đến với cái tên Varyag gây nhiều lo ngại, là khi nó có nguy cơ bị chìm. Đây là một trong những tàu chiến cuối cùng của Liên Xô, nhưng việc xây dựng một xưởng đóng tàu Mykolaiv bên bờ biển Đen đã bị bỏ dở giữa chừng vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Varyag chỉ còn là một chiếc tàu thủy cũ chưa được hoàn thành, và được dùng làm kho chứa cho đến năm 1998, khi một công ty của Trung Quốc, có trụ sở ở Ma Cao và có quan hệ với Hải quân Trung Quốc, quyết định mua nó từ Ukraine với mục đích ban đầu là biến nó thành một sòng bạc nổi.
Turkish officials worried that the 300-m vessel — a rusting shell without weaponry, engines or navigation equipment — would sink while crossing the Bosphorus Strait, causing an environmental headache and a hazard to navigation. So they delayed its passage for three years, only agreeing in 2001 to halt traffic on the Bosphorus to allow the symbol of Soviet decline to be tugged past the shoreside forts and luxury homes of Istanbul on its five-month journey to the Pacific.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại rằng chiếc tàu dài 300m này - với lớp vỏ han gỉ không được trang bị vũ khí, động cơ hay các trang thiết bị hàng hải - sẽ bị chìm khi đi qua eo biển Bosphorus, gây ra một vấn đề về môi trường và rủi ro cho tàu bè qua lại. Vì vậy, họ đã hoãn việc di chuyển con tàu này trong ba năm, và mãi đến năm 2001mới đồng ý hạn chế đi lại tại Bosphorus để biểu tượng cho sự tan rã của Liên Xô này được kéo qua các công trình sang trọng và đồ sộ bên bờ biển của Istanbul, bắt đầu hành trình dài 5 tháng trên Thái Bình Dương.
Macau's harbor was never deep enough for the Varyag. The orphaned warship of a former superpower, with its distinct ski-jump-like bow for launching planes, wound up instead in the northeastern Chinese port city of Dalian. There, it has slowly been transformed into the first aircraft carrier of a future superpower. Now the world has a new set of concerns about the former Varyag. On Aug. 10 the newly refurbished carrier set sail from Dalian for its first sea trial. Its casino cover story long discarded, the ship will enter a wager with decidedly higher stakes: the projection of China's military power on the high seas.
Cảng Ma Cao không đủ sâu để Varyag nhả neo. Vì vậy, chiến hạm mồ côi của một cựu siêu cường này đã được đưa tới thành phố cảng Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc. Tại đây, nó đã được dần dần đại tu thành hàng không mẫu hạm đầu tiên của một siêu cường tương lai. Giờ đây, thế giới lại chứng kiến một loạt những lo ngại mới về chiếc tàu từng mang tên Varyag. Ngày 10/8, chiếc tàu sân bay tân trang này đã rẽ sóng tiến ra khơi từ cảng Đại Liên trong lần chạy thử đầu tiên. Câu chuyện mang tên sòng bạc nổi đã tan biến, chiếc tàu này sẽ trở thành một sự cá cược lớn: sự phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngoài biển xa.
The Varyag's launch comes at a fraught time. China's armed forces are modernizing — military spending has grown by an annual average of 15% since 2000 — and after a decadelong charm offensive in East and Southeast Asia, Beijing has begun taking a more aggressive stand on territorial disputes. Several factors are driving this tougher approach, including the possibility that disputed waters may have valuable energy reserves, a desire to challenge the regional influence of the U.S., the ever present influence of nationalism and a fear of looking weak before next year's leadership transition. "The Chinese attitude appears to have become substantially more assertive in character," says Clive Schofield, director of research at the University of Wollongong's Australian National Centre for Ocean Resources and Security. "You see this across the board."
Việc vận hành Varyag diễn ra đúng lúc. Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang được hiện đại hóa - chi tiêu quân sự tăng trung bình 15% từ năm 2000 - và sau một thập kỷ tấn công quyến rũ tại Đông Á và Đông Nam Á, Bắc Kinh đã bắt đầu có một quan điểm hiếu chiến hơn trong các tranh chấp lãnh thổ. Có một vài nhân tố dẫn tới cách tiếp cận cứng rắn hơn này, bao gồm khả năng các vùng biển tranh chấp có giá trị lớn về trữ lượng năng lượng, mong muốn thách thức sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực cũng như sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, và sự lo ngại bị xem là yếu thế trước thời khắc chuyển giao lãnh đạo vào năm 2012. Ông Clive Schofield, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia về Tài nguyên và an ninh biển Australis, thuộc Đại học Wollongong, nhận định: "Thái độ của Trung Quốc dường như mang bản chất xác quyết hơn. Bạn có thể thấy điều này trên boong tàu".


China's neighbors, particularly Japan, Vietnam and the Philippines, have responded with tough talk and posturing of their own. Last year China and Japan sparred over islands in the East China Sea that Japan administers and both nations claim, known as the Diaoyu to the Chinese and the Senkaku to the Japanese. When Japan detained a Chinese trawler captain near the islands, China cried foul. Two weeks later Japan released the fisherman, who returned to a hero's welcome in China. This summer, Chinese warships passed through international waters near Okinawa, which has unsettled Tokyo. Japan's latest white paper on national defense said Chinese military modernization, increased activities in Asian waters and lack of transparency "are becoming a cause for concern in the region and within the international community."
Các nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, đã đáp lại bằng cách cư xử cứng rắn của mình. Năm ngoái, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi về các quần đảo tại biển Hoa Đông mà Nhật Bản đang quản lý và hai nước đều đòi chủ quyền, được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần quần đảo này, Trung Quốc đã lớn tiếng. Hai tuần sau, Nhật Bản thả ngư dân này - người đã trở về Trung Quốc trong sự chào đón như một anh hùng. Mùa Hè này, các tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển quốc tế gần đảo Okinawa, khiến Tokyo lo ngại. Sách trắng quốc phòng mới nhất của Nhật Bản nói rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, gia tăng các hoạt động tại các vùng biển châu Á và thiếu minh bạch "là nguyên nhân gây lo ngại trong khu vực và trong cộng đồng quốc tế".
The more contentious cockpit is the South China Sea. Its 3 million sq km are dotted by tiny islands, and many of its waters are thought to hold rich oil and natural-gas deposits. Tensions have been rising between China, which claims almost all of the South China Sea, and some of the other Asian states that assert sovereignty over parts of it.
Khu vực xảy ra tranh chấp nhiều hơn, đó là ở biển Đông. Ba triệu km2 vùng biển này có nhiều đảo nhỏ, và nhiều nơi được cho là đang chứa những mỏ dầu và khí tự nhiên phong phú. Căng thẳng đã gia tăng giữa Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đối với hầu hết diện tích biển Đông, và một số nước châu Á khác đòi chủ quyền một phần khu vực biển này.
The Philippines, which says that Chinese ships have harassed its survey ships and fishing boats a half-dozen times since the spring, announced it would begin to refer to the area as the West Philippine Sea and sent its navy's flagship, the World War II — era frigate Rajah Humabon, to patrol it. Vietnam accuses Chinese vessels of deliberately cutting, twice this summer, the cables of survey ships belonging to PetroVietnam. Hanoi says it is considering a possible reinstatement of the military draft and carried out live-fire drills in June. China responded with three days of naval exercises of its own.
Philippines sau khi thông báo các tàu chiến Trung Quốc đã quấy rối các tàu thăm dò và tàu cá nước mình gần chục lần kể từ đầu năm, đã tuyên bố bắt đầu coi khu vực này là biển Tây Philippines và cử tàu đô đốc của hải quân nước mình - là tàu khu trục Rajah Humabon có từ thời chiến tranh thế giới II- tới đây tuần tra. Việt Nam cũng cáo buộc các tàu cá Trung Quốc hai lần trong mùa Hè vừa qua trắng trợn cắt cáp của các tàu thăm dò của PetroVietnam, đồng thời thông báo sẽ cân nhắc khả năng phục hồi chế độ quân dịch và tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật vào tháng Sáu. Trung Quốc đáp lại bằng ba ngày tập trận hải quân.
Surface Tension
The disputes over Asia's waters have drawn in the U.S. Last year, Secretary of State Hillary Clinton declared that the U.S. had a "national interest" in freedom of navigation in the South China Sea and offered Washington's assistance as a mediator. China responded angrily that the U.S. was seeking to "internationalize" an issue that should be resolved among neighbors.
Căng thẳng bề nổi
Các tranh chấp về các vùng biển của châu Á khiến Mỹ rất quan tâm. Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyênb ố Mỹ có một "lợi ích quốc gia" về tự do hàng hải ở biển Đông và đề xuất Washington hỗ trợ như một nhà hòa giải. Trung Quốc tức giận đáp lại rằng Mỹ đang tìm cách "quốc tế hóa" một vấn đề cần được giải quyết giữa họ với các nước láng giềng.
Some observers figured that Beijing would take a less antagonistic approach in 2011, having seen how regional disputes invited greater U.S. involvement. "That hasn't happened," Ian Storey, a fellow at the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore said in June. "In fact, tensions have risen in the past two or three months, probably to a higher level than they've been at since the end of the Cold War."
Một số quan sát viên đã nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ có một cách tiếp cận bớt hung hăng vào năm 2011, khi chứng kiến việc các tranh chấp khu vực đã tạo điều kiện cho sự can thiệp lớn hơn của Mỹ như thế nào. Nhưng "mọi chuyện không xảy ra như vậy", ông Ian Storey, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nhận định hồi tháng Sáu. Theo ông, "trên thực tế, trong ba tháng qua, căng thẳng đã gia tăng ở mức cao hơn so với từ sau chiến tranh Lạnh".
On July 20, China and ASEAN announced nonbinding guidelines on how a settlement in the South China Sea might be pursued, but the differences have hardly narrowed. Cui Tiankai, a Chinese Vice Foreign Minister, warned that the U.S. was at risk of becoming entangled in a regional conflict if it did not work to restrain other states in the region. "I believe that individual countries are actually playing with fire," he told reporters in late June. "I hope that fire will not be drawn to the United States."
Ngày 20/7, Trung Quốc và ASEAN nhất trí về Quy tắc hướng dẫn không ràng buộc về cách ứng xử trên biển Đông, nhưng vẫn còn nhiều bất đồng lớn. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cảnh báo Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành chướng ngại trong một cuộc xung đột khu vực nếu không giúp kiểm chế các nước khác trong khu vực. Ông phát biểu với báo giới cuối tháng Sáu rằng: "Tôi tin là các nước đơn lẻ hiện đang đùa với lửa. Tôi hy vọng ngọn lửa này sẽ được Mỹ dập tắt".
In mid-July, General Chen Bingde, the Chief of the General Staff of the People's Liberation Army (PLA), publicly complained to his U.S. counterpart, Admiral Mike Mullen, about U.S. military spending, maritime surveillance operations near China's borders and joint exercises with Vietnam and the Philippines that he called "ill timed." Mullen, the Chairman of the Joint Chiefs of Staff, said after a four-day visit to China that he was not convinced that Beijing's military advancements were entirely defensive in nature, and he fretted that the strife over the South China Sea "could result in some kind of escalation, some kind of miscalculation — an incident, a misunderstanding that would greatly heighten the stakes."
Giữa tháng Bảy, Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA), Tướng Trần Bính Đức đã công khai than phiền với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, về chi tiêu quân sự của Mỹ cũng như các hoạt động do thám trên biển mà Mỹ tiến hành gần biên giới của Trung Quốc và việc Mỹ tham gia tập trận chung mà họ cho là "không đúng lúc" với Việt Nam và Philippines. Sau 4 ngày ở thăm Trung Quốc, ông Mullen cho biết không tin chắc rằng các cải cách về quân sự của Bắc Kinh hoàn toàn mang bản chất phòng thủ, và bày tỏ lo ngại tranh chấp tại biển Đông "có thể leo thang và dẫn tới hiểu nhầm có thể làm củng cố thêm cho các phỏng đoán trước đó".
In such a heated environment, China's new aircraft carrier will stoke fresh fears. The ship has yet to be given a Chinese name, but some mainland netizens are calling it Shi Lang, after the 17th century Chinese admiral who conquered Taiwan. Even if Beijing eventually chooses to call the vessel something more subtle, the message to the region will be clear — China's ability to back up its territorial claims is growing.
Trong một môi trường nóng như vậy, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ làm dấy lên những lo ngại mới. Con tàu này vẫn chưa được Trung Quốc đặt tên song một số người Trung Quốc đại lục vẫn gọi nó là Thi Lang (Shi Lang), tên một vị đô đốc hải quân Trung Quốc từ thế kỷ 17, người đã chinh phục Đài Loan. Dù Bắc Kinh có thể chọn một cái tên tinh tế hơn cho con tàu này, song thông điệp gửi tới khu vực sẽ là rõ ràng - khả năng Trung Quốc trở lại các yêu sách lãnh thổ ngày càng lớn.
Military analysts caution that the carrier itself is not a game changer. It is, after all, built from a scrapped 26-year-old hull. The ship may take at least five years after setting sail to become fully operational, says Richard Bitzinger, an expert on Asian militaries and a senior fellow at the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore; even then, it may be used just for training. Once the ship begins trials, pilots will have to practice taking off and landing from a moving deck, and crews learn to handle the complexity of a vessel for which the Chinese have no experience.
Các chuyên gia quân sự cảnh báo bản thân chiếc tàu sân bay không phải là một người thay đổi trò chơi. Trên thực tế, nó được chế tạo từ một thân tàu thủy cũ 26 năm tuổi bị bỏ rơi. Theo ông Richard Bitzinger, một chuyên gia về các lực lượng quân đội châu Á và là thành viên tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam của Singapore, cho rằng con tàu này có thể mất ít nhất 5 năm sau khi vận hành mới thực sự sẵn sàng để sử dụng, và ngay cả tới khi đó, nó có thể chỉ được sử dụng để huấn luyện. Khi tàu bắt đầu vận hành, các phi công sẽ phải tập cất cánh và hạ cánh máy bay từ một boong tàu di động, và các thủy thủ phải học cách sử dụng các tính năng phức tạp của một con tàu mà Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm.
But, as Andrew Erickson, an associate professor at the U.S. Naval War College, puts it, "China has to start somewhere. A newlywed couple wants a starter home, a newly rising great power wants a starter carrier." Analysts believe that as the PLA navy learns how to operate the former Varyag, China will begin building aircraft carriers from scratch — perhaps as many as four. This is the biggest significance of the vessel now being refurbished in Dalian. "It is indicative of China's intentions to break out," says Bitzinger.
Nhưng, theo Andrew Erickson, một giáo sư tại Trường Hải chiến Mỹ, thì "Trung Quốc phải bắt đầu từ đâu đó. Một đôi uyên ương muốn một mái nhà để khởi sự, một cường quốc mới nổi muốn một tàu sân bay khởi sự". Các chuyên gia tin rằng khi Hải quân của PLA học được cách vận hành tàu Varyag cũ, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo các tàu sân bay từ bất cứ thứ gì, có thể chế tạo được tới 4 chiếc. Đây là ý nghĩa lớn nhất của chiếc tàu đang được tân trang ở cảng Đại Liên.
For the foreseeable future, the U.S. will remain the dominant military power in Asia. It spends six times what China does on defense and has a long history of operating carriers. The U.S. commissioned its first in 1934 and now has 11 nuclear-powered flattops. Each can carry more than 80 aircraft and simultaneously launch and land several each minute. Combined with submarines, guided-missile cruisers, destroyers and supply ships, the Nimitz-class carrier group is one of the world's foremost military forces, far more powerful than anything China will be able to organize for decades.
Trong tương lai gần, Mỹ sẽ vẫn là cường quốc bá chủ về quân sự tại châu Á. Họ chi tiêu gấp 6 lần Trung Quốc chi cho quốc phòng và có một lịch sử dài vận hành các hàng không mẫu hạm. Mỹ đã trang bị tàu sân bay đầu tiên vào năm 1934 và hiện có 11 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỗi chiếc có thể mang hơn 80 máy bay và mỗi phút có thể đồng thời cho cất cánh và hạ cánh vài chiếc. Cộng với các tàu ngầm, tàu tuần dương gắn tên lửa, tàu khu trục và tàu tiếp tế, nhóm tàu sân bay lớp Nimitz là một trong những lực lượng quân sự hàng đầu thế giới, hùng mạnh hơn nhiều lần bất cứ thứ gì Trung Quốc có thể tạo ra trong nhiều thập kỷ tới.
But a straight comparison between the U.S. and China is misleading, says Erickson, "unless one envisions an all-out global conflict between the two, which fortunately remains virtually inconceivable." Instead, China is focused on blocking any effort by Taiwan to achieve full independence. China's naval development has been concentrated on what military experts call "antiaccess" or "area denial" capabilities, which would prevent the U.S. from coming to the aid of Taiwan in the event of a conflict. To that end, China has developed an intimidating array of missiles including a new "carrier killer," a long-range, land-based ballistic missile capable of hitting moving ships that General Chen first publicly acknowledged during Mullen's China trip in July.
Nhưng, theo ongo Erickson, một so sánh trung thực giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không chính xác "trừ phi người ta tưởng tượng ra một cuộc xung đột tổng lực giữa hai nước này, điều hiện vẫn là không tưởng". Thay vào đó, Trung Quốc đang tập trung ngăn chặn mọi nỗ lực tách ra độc lập của Đài Loan. Sự phát triển lực lượng hải quân Trung Quốc tập trung vào cái mà các chuyên gia quân sự gọi là các khả năng "chống can thiệp" hay "bao vây", nhằm ngăn cản Mỹ đến hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. Để đạt mục đích này, Trung Quốc đã phát triển một loạt tên lửa đáng sợ, trong đó có loại tên lửa đạn đạo tầm xa bắn từ đất liền có khả năng tấn công các tàu đang chuyển động, mà Tướng Trần đã lần đầu tiên công bố trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Mullen hồi tháng Bảy.
China has also been able to focus on the projection of military power elsewhere, with cross-strait tensions easing following the election of the mainland-friendly Ma Ying-jeou as Taiwan's President in 2008. Compared with the PLA navy's North Sea and East Sea fleets, the South Sea fleet "has received a major jump in attention and funding in the past several years," says Stephanie Kleine-Ahlbrandt, North East Asia project director for the International Crisis Group.
Trung Quốc cũng có khả năng tập trung phô trưởng sức mạnh quân sự ở bất cứ đâu, khi các căng thẳng giữa hai bờ eo biển được giảm nhẹ sau khi ông Mã Anh Cửu - một người thân với đại lục - đắc cử làm nhà lãnh đạo Đài Loan năm 2008. Theo Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của International Crisis Group, so với hạm đội Biển Bắc và hạm đội Biển Đông của Hải quân Trung Quốc, hạm đội Biển Nam "đã được chú ý và được tài chợ nhiều hơn trong những năm qua".
"In addition to the upgrade of existing combatant vessels and submarines, we've also seen the deployment of additional military personnel, patrol ships and submarines." The biggest addition will be the aircraft carrier, which Kleine-Ahlbrandt expects will be sent to operate in the South China Sea. "American military officers tend to brush off [the Varyag] and say it's old, technically outdated, basically just a sitting target," says Storey. "I think the view in Southeast Asia is quite different. It's going send a message to Southeast Asian countries that China is serious about upholding its territorial claims in the South China Sea."
Bà cho biết: "Bên cạnh việc nâng cấp các tàu chiến và tàu ngầm hiện có, chúng tôi cũng thấy sự huy động thêm nhân sự trong quân đội, tàu tuần tra và tàu ngầm". Sự huy động lớn nhất sẽ là tàu sân bay, mà Kleine-Ahlbrandt cho là sẽ được cử tới hoạt động ở biển Đông. Về phần mình, ông Storey nhận định: "Các sỹ quan quân sự Mỹ có xu hướng gạt đi Varyag và nói nó đã cũ và lỗi thời về công nghệ, cơ bản chỉ là một mục tiêu nằm. Tôi nghĩ là toàn cảnh Đông Nam Á rất khác. Nó đang gửi đi một thông điệp tới các nước Đông Nam Á rằng Trung Quốc nghiêm túc trong việc bảo vệ các yêu sách chủ quyền của mình ở biển Đông".
The Confidence Gap
China is playing hardball on the diplomatic front too. Beijing cut off military-to-military ties with the U.S. over arms sales to Taiwan, only resuming them in late 2010 to prepare for President Hu Jintao's state visit to the U.S. Unlike the Cold War, when the U.S. and the Soviet Union agreed to a robust set of rules and hotlines to keep an incident at sea from touching off a nuclear war, Beijing and Washington have no comparable agreement.
Khoảng cách niềm tin
Trung Quốc đang chơi bóng chày cả trên mặt trận ngoại giao. Bắc Kinh cắt các quan hệ quân sự với Mỹ vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và chỉ nối lại vào cuối năm 2010 để chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Khác với chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô nhất trí một loạt các quy tắc và đường dây nóng nhằm giữ cho một sự cố biển không bùng lên thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, thì Bắc Kinh và Washington lại không có thỏa thuận nào tương tự.
In a recent report by the Australian-based Lowy Institute for International Policy, authors Rory Medcalf and Raoul Heinrichs list more than a dozen incidents at sea between naval forces or their proxies in the western Pacific. They note that without more communication and active confidence-building measures by all sides, increased naval activity in the area raises the risk of wider hostilities.
Trong một báo cáo của Viện Chính sách quốc tế Lowy có trụ sở tại Australia, các tác giả Rory Medcalf và Raoul Heinrichs kể ra hơn một chục sự cố biển giữa các lực lượng hải quân hoặc các lực lượng ủy quyền của họ trên biển Tây Thái Bình Dương. Báo cáo ghi nhận rằng không có các biện pháp giao tiếp và tích cực xây dựng lòng tin của tất cả các bên, thì hoạt động hải quân tăng cường trên biển sẽ khiến nguy cơ thù địch lan rộng.
"While the chance that such incidents will lead to major military clashes should not be overstated, the drivers — in particular China's frictions with the United States, Japan and India — are likely to persist and intensify," they write. "As the number and tempo of incidents increases, so does the likelihood that an episode will escalate to armed confrontation, diplomatic crisis or possibly even conflict."
Báo cáo nhận định: "Dù khả năng một sự cố nào có thể leo thang thành đụng độ quân sự lớn không nên được phóng đại, nhưng các động cơ - đặc biệt là va chạm giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ - sẽ tồn tại và gia tăng. Khi số lượng và tần suất sự cố biển gia tăng, một lúc nào đó chúng sẽ leo thang thành đối đầu vũ trang, khủng hoảng ngoại giao hoặc có thể cả xung đột".
For now, however, there isn't any particular mood of belligerence in Dalian, where the former Varyag sits dockside within view of an Ikea store and the site of a new Sam's Club. There's just a feeling that it's high time the world's most populous nation took its rightful place on the high seas. Residents recall when the carrier was towed in nearly a decade ago, a rusted shell with little obvious potential as a warship. Today they scoff at the thought that other countries should be worried. "That thing was a piece of trash that even Ukraine didn't want," says a worker at a nearby construction site. "For a nation of 1.3 billion people, it's definitely not enough. We need much more." It's that notion, and not the aircraft carrier itself, that makes the rest of the world nervous.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ kiểu giao tranh nào ở Đại Liên, nơi chiếc Varyag cũ đang nằm ở bến cảng. Người dân nhớ lại khi chiếc tàu sân bay được đưa đến đây gần một thập kỷ trước, nó chỉ là một chiếc vỏ tàu han gỉ, ít khả năng trở thành một chiếc tàu chiến. Ngày nay, họ cười nhạo vào suy nghĩ cho rằng các nước khác nên lo ngại. Một nhân viên làm việc tại một công trường gần đó nói: "Đó chỉ là một thứ đồ thừa mà cả Ukraine cũng chẳng thèm. Đối với một quốc gia 1,3 tỷ dân, nó rõ ràng không đủ. Chúng tôi cần nhiều hơn thế". Chính khái niệm này, chứ không phải là bản thân chiếc tàu sân bay kia, đang khiến thế giới lo ngại.

Translated by Châu Giang

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2087973-2,00.html
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-08-16-trung-quoc-choi-bong-chay-tren-mat-tran-ngoai-giao

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn