MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 2, 2011

China’s Two-Pronged Maritime Rise - Tăng cường hai mũi nhọn của hải quân Trung Quốc

China’s Two-Pronged Maritime Rise
By Robert C. O’Brien
July 28, 2011
Tăng cường hai mũi nhọn của hải quân Trung Quốc
By Robert C. O’Brien
28-7-2011

China is following a two-prong strategy with its impressive maritime build-up. The West is making a mistake if it underestimates the implications.
For the past decade, while the West has been consumed battling Islamic extremists in the Middle East and Central Asia, China has been engaged in a rapid and impressive effort to establish itself as the supreme maritime power in the Eastern Pacific and Indian Oceans.
Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược hai mũi nhọn với việc xây dựng một lực lượng hải quân hoành tráng. Phương Tây đang phạm sai lầm nếu đánh giá thấp các mưu đồ này.
Trong thập niên vừa qua, trong khi phương Tây hao tâm tổn sức vào cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông và Trung Á thì Trung Quốc rốt ráo thực hiện một nỗ lực nhanh chóng và ấn tượng nhằm trở thành một cường quốc hải quân lớn nhất ở đông Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
For years, China focused its military spending on the People’s Liberation Army, while the Air Force and Navy served as little more than adjuncts to the Army. But with the launch of its first aircraft carrier next month, the rest of the world – and especially the United States’ Asian allies – is taking note of how dramatically things have changed. China has big maritime ambitions, and they are backed up by a naval build-up unseen since Kaiser Wilhelm II decided to challenge British naval power with the building of the High Seas Fleet at the turn of the last century.
Trong nhiều năm, Trung Quốc chỉ tập trung chi tiền vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), còn Không quân và Hải quân đóng một vai trò phụ trợ. Nhưng với sự ra mắt tàu sân bay đầu tiên của nước này vào tháng tới, phần còn lại của thế giới và đặc biệt là các đồng minh châu Á của Mỹ – đang phải chú ý đến mức độ mọi thứ diễn ra nhanh chóng thế nào. Trung Quốc có những tham vọng hải quân to lớn, và chúng được khích lệ bởi một nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân chưa từng thấy sau khi Hoàng đế Wilhelm II quyết định thách thức sức mạnh hải quân Anh bằng cách thành lập Hạm đội High Seas vào bước ngoặt của thế kỷ trước.
China’s build-up is driven by a two-pronged strategy. First, China seeks to deny access by the United States and other naval powers to the Yellow, East China and South China Seas, thereby (1) establishing its own equivalent to the way the United States saw the Caribbean in the 20th century, from which its blue water navy can operate globally; (2) dominating the natural resources and disputed island chains such as the Spratly and Senkaku Island chains in those seas; and (3) giving it the capacity to reunify Taiwan with the mainland by force and without US interference, if necessary. China’s assertiveness in confronting and harassing Asian and US civilian and naval ships in the region over the past decade shows a sustained level of determination on this front.
Việc xây dựng lực lượng của Trung Quốc được thực hiện theo một chiến lược hai mũi nhọn. Thứ nhất, Trung Quốc muốn Mỹ và các cường quốc hải quân khác không tiếp cận các vùng biển Hoàng Hải, Biển Đông và đông Trung Quốc; bằng cách đó (1) thiết lập sự tương đồng của nước này với cách thức Mỹ nhìn nhận Carribe hồi thế kỷ 20, từ đó, một lực lượng hải quân viễn dương có thể hoạt động khắp toàn cầu; (2) thống trị các nguồn lực tự nhiên và các quần đảo tranh chấp như Hoàng Sa và Trường Sa ở những vùng biển đó; và (3) cho mình khả năng thống nhất Đài Loan với đại lục bằng vũ lực mà không bị Mỹ can thiệp, nếu cần thiết. Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc đe dọa và quấy rối các tàu hải quân và dân sự của Mỹ và của các nước châu Á trong khu vực trong thập niên qua cho thấy mức độ quyết tâm liên tục trên mặt trận này.
Second, China seeks international prestige and a power projection capacity in the Pacific and Indian Ocean sea lanes by deploying multiple aircraft carriers and fifth-generation stealth fighter-bombers. The booming Chinese economy has become ever more dependent on imported minerals and oil from Africa and the Middle East, and the ability to protect its Indian Ocean and Strait of Malacca sea lanes is a responsibility that China is no longer willing to delegate to other powers.
Thứ hai, Trung Quốc muốn có được sự kính nể của quốc tế và khả năng phô trương sức mạnh trên các tuyến hàng hải ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bằng cách triển khai nhiều tàu sân bay và các máy bay chiến đấu ném bom tàng hình thế hệ thứ 5. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc đã trở nên lệ thuộc nhiều hơn vào các khoáng sản và dầu lửa nhập khẩu từ châu Phi và Trung Đông, và việc bảo vệ các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca là một trách nhiệm mà Trung Quốc không còn muốn phó mặc cho các cường quốc khác nữa.
The officially reported Chinese military budget for 2011 is $91.5 billion, a massive increase from its $14.6 billion budget in 2000. China acknowledges that a third of its spending is now devoted to its Navy, yet even this big leap is almost certainly understated. China is notoriously non-transparent with its military expenditures, and most analysts believe that it spends significantly more on its armed forces than the publicly reported number. Further, Chinese military labour costs for its soldiers, sailors and airman is a fraction of what Western governments spend, where salaries, benefits and pensions are usually the largest share of defence budgets. This allows China to devote more of its budget to building weapons systems than its competitors. Unlike Western governments, which are slashing defence spending, China will continue to increase spending in coming years.
Ngân sách quân sự được Trung Quốc công bố chính thức cho năm 2011 là 91,5 tỷ SSD, tăng mạnh từ con số 14,6 tỷ USD năm 2000. Trung Quốc thừa nhận rằng một phần ba chi tiêu của nước này giờ đây được dành cho Hải quân, tuy nhiên, con số dù rất khủng đó chắc chắn đã bị nói giảm. Trung Quốc khét tiếng là thiếu minh bạch về các khoản chi tiêu quân sự của mình, và đa số các nhà phân tích đều tin rằng nước này chi cho các lực lượng vũ trang nhiều hơn con số tuyên bố công khai. Hơn nữa, chi phí lao động quân sự của Trung Quốc trả cho các binh sĩ, thủy thủ và phi công là một phần nhỏ so với chi trả của các chính phủ phương Tây, nơi lương, các khoản trợ cấp và lương hưu thường chiếm phần lớn nhất trong các ngân sách quốc phòng. Điều đó cho phép Trung Quốc dành nhiều tiền hơn vào chế tạo các hệ thống vũ khí so với các đối thủ. Không giống như các chính phủ phương Tây vốn đang phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng chi tiêu trong những năm tới.
A key goal of China’s maritime build-up is access denial. While multifaceted, China is building its access denial strategy around two backbone platforms: the DF-21D (Dong Feng) anti-ship ballistic missile (ASBM), described as a ‘Carrier Killer,’ and an ever expanding and modern attack submarine fleet. US Navy Pacific Commander Adm. Robert F. Willard has characterized the DF-21D as already having reached the Initial Operational Capability stage of development, meaning that they are operable, but not yet necessarily deployable. Taiwan sources report that China has already deployed at least 20 ASBMs. Whether deployed now or in the near future, the US Navy believes China already has the space-based intelligence, surveillance and reconnaissance, command and control structure, and ground processing capabilities necessary to support DF-21D employment. China also employs an array of non-space based sensors and surveillance assets capable of providing the targeting information necessary to employ the DF-21D. With a recently reported range of 2,600 kilometres, these missiles will give naval planners real concern when operating anywhere nearby the Chinese mainland.
Mục tiêu chính của chiến lược xây dựng lực lượng hải quân là từ chối tiếp cận. Mặc dù đa hướng nhưng Trung Quốc đang xây dựng chiến lược từ chối tiếp cận xung quanh hai lĩnh vực cột trụ: Tên lửa đạn đạo chống tàu Đông Phong DF-21D (ASBM), được mô tả là “Sát thủ tàu sân bay”, cùng một hạm đội tàu ngầm tấn công hiện đại và mở rộng. Tư lệnh hạm đội Thái bình Dương của Hải quân Mỹ, đô đốc Robert F. Willard, mô tả DF-21D là đã đạt tới giai đoạn phát triển Khả năng Hoạt động Ban đầu, có nghĩa là nó có thể hoạt động nhưng chưa cần thiết được triển khai. Còn các nguồn tin Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 20 ASBM. Dù được triển khai ngay bây giờ hay trong tương lai gần thì Hải quân Mỹ tin rằng Trung Quốc đã có khả năng do thám, giám sát và tình báo từ trên không, có cấu trúc chỉ huy và kiểm soát cùng các khả năng xử lý trên mặt đất đủ để hỗ trợ triển khai DF-21D. Trung Quốc cũng đã sử dụng một dàn máy cảm biến phi không gian và các tài sản giám sát có khả năng cung cấp thông tin mục tiêu cần thiết để triển khai DF-21D. Với tầm bắn 2.600km như thông tin mới đây, loại tên lửa này sẽ khiến các nhà lập kế hoạch hải quân thực sự lo ngại khi hoạt động ở bất cứ nơi nào gần đại lục.
The Chinese submarine programme has been especially vigorous. For most of the Cold War, China operated outdated Soviet-era coastal submarines. In the 1990s, China purchased Russian Kilo-class diesel-electric attack submarines, and has been launching two indigenously-built Song-class diesel-electric attack submarines per year for the past decade. It has also developed and launched the high tech Yuan-class diesel-electric attack boat, which may have the silent air-independent propulsion system. Analysts believe that China will in the coming years also launch the Shang-class nuclear-powered attack submarine, further strengthening its already robust submarine fleet. It has surely not escaped China’s notice that US anti submarine warfare capability has atrophied significantly since the end of the Cold War.
Chương trình tàu ngầm của Trung Quốc phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Trong phần lớn thời Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc chỉ vận hành các tàu ngầm ven biển thời Liên Xô lạc hậu. Hồi những năm 1990, Trung Quốc mua các tàu ngầm tấn công chạy điện-diesel hạng Kilo của Nga và trong thập niên qua, mỗi năm nước này hạ thủy hai tàu ngầm tấn công điện-diesel hạng Song tự chế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển và hạ thủy tàu tấn công chạy điện-diesel hạng Yuan công nghệ cao, loại có thể có hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí. Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc, trong những năm tới, cũng sẽ hạ thủy tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân hạng Shang, tăng thêm sức mạnh cho đội tàu ngầm vốn đã rất hùng hậu của nước này. Chắc chắn Trung Quốc cũng nhận thấy khả năng chiến đấu chống tàu ngầm của Mỹ đã bị mài mòn đáng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
But China’s maritime capabilities are set to extend beyond access denial, into power projection. The systems that have gained most international attention are China’s planned aircraft carriers and its new fifth-generation fighter bomber. Anytime now, the PLA Navy will commence sea trials for its first carrier, the ex-Ukrainian Varyag, which has been renamed Shi Lang. The former Soviet ship is larger than European carriers, but one-third smaller than US Nimitz class carriers. Moreover, China has publicly confirmed it has a second, larger, conventionally powered carrier under domestic construction that will likely be launched in 2015. China has planned or is constructing a third conventionally-powered carrier and two nuclear-powered carriers are on the drawing board, with a planned completion date of 2020.
Tuy nhiên, các khả năng của Hải quân Trung Quốc được đề ra là phải vượt khỏi khả năng từ chối tiếp cận, để phô sức mạnh. Các hệ thống mà thế giới chú ý nhất là các tàu sân bay đã được lên kế hoạch của Trung Quốc và máy bay ném bom chiến đấu thế hệ thứ 5 mới của nước này. Giờ đây, vào mọi lúc, Hải quân của PLA đều có thể khởi đầu các thử nghiệm trên biển đối với tàu sân bay đầu tiên của họ, tàu Varyag cũ của Ukraine được đặt tên lại là Shi Lang. Con tàu từ thời Liên Xô này rộng hơn các tàu sân bay châu Âu nhưng nhỏ hơn 1/3 so với các tàu hạng Nimitz của Mỹ. Không chỉ có thế, Trung Quốc còn công khai xác nhận có một tàu sân bay nữa lớn hơn chạy bằng năng lượng thông thường đang được chế tạo trong nước và nhiều khả năng sẽ được hạ thủy vào năm 2014. Nước này cũng đã lên kế hoạch hoặc đang chế tạo một tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường thứ 3 trong khi hai tàu khác chạy bằng năng lượng hạt nhân đang nằm trên bản vẽ, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Equally important as the warships, are the aircraft China plans to deploy on its flat tops. The main fighter-bomber in the PLA Navy carrier air wing will be the J-15 Flying Shark, which under current configuration is comparable in size and capability to the US Navy’s retired F-14 Tomcat. The jet will have limited range given its weight taking off from the ski deck-configured Shi Lang, however, it’s believed that advances in Chinese aeronautics and avionics, as well as a catapult launch system on forthcoming carriers, could put the J-15 in the same performance class as the USN F-18 Super Hornet in the future. China may also have developed a carrier-based airborne warning and control systems (AWACS) aircraft, which would be a major development. An Internet-sourced photograph that appeared in mid-May, meanwhile, shows a corner of a model of what is clearly a small AWACS aircraft inspired by the E-2 Hawkeye and the unrealized Soviet Yak-44 designs.
Quan trọng ngang với tàu chiến là máy bay mà Trung Quốc dự định triển khai trên đó. Máy bay ném bom chiến đấu trong chái hàng không của tàu sân bay Hải quân PLA sẽ là J-15 Flying Shark, ngang ngửa với loại F-14 Tomcat đã về hưu của Hải quân Mỹ cả về kích cỡ lẫn năng lực. Loại phi cơ này có tầm bay hạn chế do trọng tải của nó khi cất cánh từ sàn tàu Shi Lang; tuy nhiên, nhiều người tin rằng những tiến bộ trong ngành hàng không và khoa học điện tử áp dụng trong ngành này của Trung Quốc, cũng như hệ thống máy phóng được lắp trên các tàu sân bay sắp tới, có thể đưa J-15 lên cùng hạng với USN F-18 Super Hornet trong tương lai.
Trung Quốc cũng có thể đã phát triển một máy bay gắn hệ thống cảnh báo và kiểm soát đường không trên tàu ngầm (AWACS). Trong khi đó, một bức ảnh xuất hiện trên Internet hồi giữa tháng 5 cho thấy một góc mô hình của vật rõ ràng là một máy bay AWACS nhỏ được thiết kế dựa trên loại Hawkeye E-2 và Yak-44 thời Liên Xô.
To put China’s carrier programme in perspective, with the retirement of the USS Enterprise this summer, the United States will have only ten carriers to meet worldwide commitments; China will likely have five carriers devoted to the Asia-Pacific region alone.
Muốn đánh giá đúng chương trình tàu ngầm của Trung Quốc, cộng với sự về hưu của tàu USS Enterprise trong mùa hè này, Mỹ sẽ chỉ có 10 tàu sân bay để thực hiện các cam kết trên khắp thế giới. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có 5 tàu sân bay dành riêng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
China’s build-up is being noted even in the popular Western media, which has given significant coverageto China’s prototype fifth generation twin-engine stealth fighter-bomber, the J-20 Black Silk. The jet is larger than the USAF F-22 Raptor and could prove to be comparable in capability (although some US observers claim it is more similar to the slightly less sophisticated US and allied F-35 Joint Strike Fighter, which will be the frontline US carrier fighter).
Việc xây dựng lực lượng của Trung Quốc đang được báo chí phương Tây đề cập, với mức độ đưa tin rầm rộ về chiến đấu cơ tàng hình 2 động cơ thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, chiếc J-20 Black Silk. Máy bay này to hơn chiếc F-22 Raptor của Không lực Mỹ và có thể có năng lực tương đương (mặc dù một số nhà quan sát Mỹ nói rằng nó giống với chiến đấu cơ Mỹ F-35 Joint Strike ít tinh vi hơn).
The J-20 prototype took off on its ‘maiden’ test flight in January from an airfield in the southwestern city of Chengdu, flying for about 15 minutes on the same day then-US Defence Secretary Robert Gates was in Beijing meeting with Chinese President Hu Jintao, sending a strong political message and earning the jet a spot on evening news programmes worldwide.
Nguyên mẫu J-20 cất cánh trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hồi tháng 1 từ một sân bay ở thành phố Thành Đô, hoạt động khoảng 15 phút vào đúng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Robert Gates, đang có cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh. Sự kiện này phát đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ và đưa chiếc J-20 vào tâm điểm các chương trình thời sự buổi tối trên khắp thế giới.
China is believed to have received a major assist in developing the J-20 by obtaining materials from a downed US F-117 Night Hawk from Serbia, as well as from the believed cyber theft of JSF plans from US defence contractors. (With this in mind, US planners should also assume that Chinese engineers have had access to the rotor tail of the stealth helicopter that was ditched in the Osama bin Laden raid in Pakistan).
Trung Quốc được tin là đã nhận được sự trợ giúp rất lớn trong việc chế tạo J-20 bằng cách thu gom những mảnh vỡ từ chiếc F-117 Night Hawk của Mỹ rơi ở Serbia, và từ việc được cho là ăn trộm qua mạng các kế hoạch JSF (máy bay tiêm kích tấn công kết hợp) từ các nhà thầu quốc phòng Mỹ. (Với điều này trong đầu, các nhà lập kế hoạch của Mỹ cũng sẽ cho rằng các kỹ sư Trung Quốc đã tiếp cận phần đuôi cánh quạt của chiếc máy bay tàng hình bị rơi trong cuộc tập kích giết Osama bin Laden ở Pakistan).
These rapid and high-level technical achievements have apparently surprised many Western observers, and the consensus is that the West has consistently underestimated the strength of China’s military industrial capability and its determination to expand and modernize its armed forces, especially the PLA Navy. But it should now be more than clear that the world is facing a significant challenge to a maritime system that has been dominated for the past 200 years by Anglo-American navies. How the United States responds to China’s challenge will define the balance of power in the Asia-Pacific for the rest of the century.
Những thành tựu kỹ thuật nhanh chóng và cao cấp đó dường như đã khiến nhiều nhà quan sát phương Tây ngạc nhiên, và có sự nhất trí là phương Tây luôn đánh giá thấp năng lực cũng như quyết tâm mở rộng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là Hải quân. Nhưng giờ đây càng rõ là thế giới đang đứng trước một thách thức lớn đối với một trật tự hàng hải mà hải quân Anh-Mỹ chiếm ưu thế trong suốt hơn 200 năm qua. Cách Mỹ phản ứng trước thách thức của Trung Quốc sẽ định rõ cán cân quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương trong phần còn lại của thế kỷ này.

Người dịch: Trúc An
Source: http://the-diplomat.com/2011/07/24/china%E2%80%99s-two-pronged-maritime-rise/




Today's top story... a senior U.S. Navy officer is playing down tensions between the U.S. and Chinese naval fleets. Heres more from Beijing.
In a news conference on Sunday, U.S. Chief of Naval Operations Admiral Gary Roughead said that safety and following the laws on the open sea are very important. His comments come following a recent incident between Chinese vessels and U.S. ship the Impeccable.

[Adm. Gary Roughead, Chief, U.S. Naval Operations]:
"With regard to the Impeccable, as I mentioned, it's important that we adhere to international law, even though there may be some different interpretations. We must continue to operate in accordance with the rules of the road, that all mariners accept and understand, and most importantly that we operate safely so as not to jeopardize the safety of our men and women."

Tensions between the United States and China rose last month over the incident in the South China Sea. During the conflict five Chinese ships had an unfriendly meeting with the U.S. Navy surveillance vessel the Impeccable.

The United States says its ship was in international waters. But Beijing disagrees, calling the move an act against its sovereignty.

The United States says that China's increased military spending lacks transparency, charges Beijing denies.

This year's U.S. Defense Department annual report on Chinas military buildup says Beijing is improving its nuclear, space and cyber warfare capabilities.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn