MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, August 5, 2011

Children of the cannabis trade - Trẻ em trong mạng lưới trồng cần sa


Children of the cannabis trade
Mei-Ling McNamara
27-07-2011
Trẻ em trong mạng lưới trồng cần sa
Mei-Ling McNamara
 
An investigation into how Vietnamese children trafficked to work in the UK's cannabis trade are prosecuted as criminals.
Một điều tra về cách thức trẻ em người Việt bị lừa, đưa đi phục vụ tệ nạn buôn bán cần sa ở Anh, bị khởi tố như những kẻ tội phạm.
Children of the cannabis trade investigates how Vietnamese children forced to work underground in the booming cannabis trade, held hostage by debt and poverty, are often prosecuted as criminals rather than victims of trafficking when discovered.
Một cuộc điều tra về cách thức trẻ em Việt Nam bị ép buộc làm việc bí mật trong lĩnh vực buôn bán cần sa đang phát triển, bị giữ làm con tin do nợ nần và nghèo đói, thường bị khởi tố như những tên tội phạm chứ không phải như những nạn nhân của tệ nạn buôn người khi bị lật tẩy.
With the Vietnamese government now announcing a nationwide push for export labour, and the increasing demand for home-grown cannabis in the UK, the exploitation of Vietnamese children for criminal profit in the drugs industry is a disturbing trend that shows no signs of abating.
Với việc Chính phủ Việt Nam thông báo thúc đẩy xuất khẩu lao động trên cả nước, và nhu cầu trồng cần sa tại nhà ở Anh ngày càng gia tăng, thì nạn bóc lột trẻ em Việt Nam để phục vụ lợi ích ngành công nghiệp ma túy tội ác đang là một xu hướng đáng lo ngại và không có dấu hiệu giảm bớt.
Here Mei-Ling McNamara, the producer of this episode of People & Power, writes about the making of Children of the cannabis trade.
Trong bài báo này, Mei-Ling McNamara, chủ nhiệm chuyên mục People & Power, viết về nạn bóc lột trẻ em trong các vụ buôn bán cần sa.
For almost a decade, police in Britain have been struggling to cope with an explosion of criminality connected to the country's flourishing but illegal cannabis trade. This has grown rapidly in recent years because of a huge rise in the number of secret indoor cannabis farms - hidden away in suburban dwellings and disused premises across the country. As the authorities shut down more of these operations every year, so more spring up in their place - many of them tied into an expanding network of organised crime, corruption and violence.
Trong gần một thập niên qua, cảnh sát ở Anh đã ra sức giải quyết thực trạng bùng nổ tội phạm liên quan tới buôn bán cần sa trái phép đang nở rộ ở trong nước. Tệ nạn này phát triển mạnh trong những năm gần đây, với một sự gia tăng khủng khiếp về số lượng các trang trại trồng cần sa bí mật trong nhà, ém kín ở các khu ngoại thành và các ngôi nhà bỏ hoang trên khắp cả nước. Tuy các nhà chức trách vẫn mạnh tay trừ khử những hoạt động này hàng năm, nhiều khu vườn mới lại mọc lên nhanh chóng, đa số liên quan chặt chẽ tới một mạng lưới tham nhũng, bạo lực và tội phạm có tổ chức ngày càng lan rộng.
Back in 2004, the police made an especially sinister discovery about the trade - that Vietnamese children and teenagers were being trafficked across the world for use as slave labour in the farms. Remarkably, Vietnamese crime gangs run many of the illegal cannabis operations in the UK and often use children - exploitable because their families are in debt bondage to moneylenders in their native country - to work on a production process that exists to meet spiralling demand for the drug on the streets of Britain.
Trở lại năm 2004, cảnh sát đã có một phát hiện gây sốc về hoạt động này, rằng trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam đang bị đưa lậu đi khắp thế giới để làm việc như những nô lệ trong các trang trại. Đáng chú ý, các nhóm tội phạm người Việt Nam làm chủ rất nhiều trang trại trồng cần sa trái phép ở Anh và thường sử dụng trẻ nhỏ – dễ bị bóc lột vì gia đình các em bị nợ nần của những người cho vay ở quê nhà – làm việc trong một chu trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về ma túy trên đường phố Anh ngày càng gia tăng.
The cannabis farms can be extraordinarily profitable, but little if any money is lavished on the premises or on the conditions under which the children toil. Set up in private residences or industrial sites, often gutted for the purposes, the operations can involve thousands of indoor cannabis plants.
Các trang trại trồng cần sa mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhưng lợi nhuận sẽ ít nếu tiền bạc bị tiêu phí vào các cơ sở [trồng cần sa] hoặc cải thiện điều kiện làm việc vất vả của các em. Diễn ra trong các cư gia hoặc khu công nghiệp, các hoạt động này có thể liên quan tới hàng nghìn cây cần sa trồng trong nhà.
Boys and girls - some as young as 13, many not older than 16, are forced to work as 'gardeners', trapped inside the buildings, 24 hours a day, tending and watering the plants behind blacked-out windows with no ventilation. Eating, sleeping and working under heat lamps and exposed daily to toxic chemicals, they run a constant risk of electrocution and fire. And all the time they face the violence, intimidation and extortion of gang members who are determined to wring everything out of them until their debts are paid off - if that day ever comes.
Cả trai lẫn gái, một số chỉ mới 13 tuổi, nhiều em chưa quá 16 tuổi, bị buộc phải làm việc như “những người làm vườn”, bị nhốt giữ bên trong các tòa nhà, 24 giờ mỗi ngày, chăm sóc và tưới nước cho cần sa đằng sau những cửa sổ đen sẫm không hề thông gió. Ăn, ngủ và làm việc dưới những ngọn đèn nhiệt và phơi nhiễm hóa chất độc hại hàng ngày, các em luôn gặp rủi ro về hỏa hoạn và điện giật. Và lúc nào bọn trẻ cũng phải đối mặt với bạo lực, hăm dọa và nạn bòn rút từ những thành viên băng nhóm, những kẻ kiên quyết vắt kiệt mọi thứ cho đến ngày các món nợ được trả – nếu như có ngày đó.
But when the police identify and raid the premises - and such raids are increasingly common - the plight of these young people is far from over. More often than not they are treated as offenders in the narcotics business, rather than as potential victims of trafficking.
Nhưng khi cảnh sát phát hiện và tấn công những khu nhà đó, và các vụ tập kích như vậy ngày càng thường xuyên, thì hoàn cảnh khốn khổ của những con người trẻ tuổi đó cũng còn lâu mới kết thúc. Không những thế, các em còn bị đối xử như phạm nhân ma túy, thay vì như nạn nhân bị buôn người.
Moreover, as many of them are psychologically disturbed by the emotional and physical trauma they have experienced, they are often terrified of revealing their stories to the police - not least because of fears that if they talk, their family members back in Vietnam will be punished for their failure to pay off outstanding debts owed to moneylenders connected to the gangs.
Hơn nữa, khi bị xáo trộn về tâm lý do những tổn thương về thể xác và cảm xúc mà các em trải qua, các em thường khiếp hãi không dám tiết lộ sự thật cho cảnh sát, đặc biệt là sợ rằng nếu nói ra thì gia đình mình ở Việt Nam sẽ bị trừng phạt vì không trả được nợ cho những kẻ cho vay có quan hệ với các băng đảng.
A vicious cycle
Vòng luẩn quẩn
Vietnamese children now make up the largest group of children being trafficked into the UK, primarily for exploitation in the cultivation of cannabis. According to the UK government's CEOP organisation (Child Exploitation and Online Protection Centre), nearly 300 children per year are trafficked into the country - and nearly a quarter can end up on cannabis farms.
Trẻ em Việt Nam hiện là nhóm trẻ lớn nhất đang bị đưa lậu vào Anh, chủ yếu là để bóc lột trong việc trồng cần sa. Theo Trung tâm Bảo vệ và Chống bóc lột trẻ em trên mạng của chính phủ Anh (CEOP), mỗi năm có gần 300 em bị đưa vào nước này, và gần một phần tư kết thúc hành trình ở các trang trại cần sa.
If they are recovered by authorities they are under extreme pressure to abscond from care, with traffickers often making threats. Once bailed or released from custody, nearly two-thirds of Vietnamese children go missing from local authority care soon after.
Nếu bị các nhà chức trách phát hiện, các em lại chịu áp lực khốc liệt là phải trốn khỏi trung tâm chăm sóc, vì những kẻ buôn lậu thường đưa ra lời đe dọa. Mỗi khi được bảo lãnh hoặc trả tự do khỏi trại giam, gần 2/3 số trẻ em Việt Nam biến khỏi các trung tâm chăm sóc của chính quyền địa phương ngay sau đó.
According to anecdotal reports from care advisers, some are re-trafficked and return to a new cannabis farm, while others go back to their traffickers to pay off debts and avoid deportation. The threat of violence against a child or their family members is used as a powerful tool to ensure cooperation.
Theo các báo cáo từ những nhà tư vấn chăm sóc, một số lại bị buôn bán lần nữa và đến một trang trại cần sa mới, trong khi các em khác trở lại với những kẻ buôn lậu để làm trả nợ và tránh bị trục xuất. Mối đe dọa bạo lực nhằm vào một đứa trẻ hoặc các thành viên gia đình em được sử dụng như một công cụ đầy sức mạnh nhằm đảm bảo sự hợp tác.
Many Vietnamese minors have been charged, prosecuted and sentenced for the production and supply of cannabis, but only 58 children last year were deemed trafficked when found in these environments. And to date, there have been no known convictions of Vietnamese criminals who have trafficked children into the UK for the purpose of cannabis cultivation.
Nhiều trẻ vị thành niên Việt Nam bị buộc tội, bị khởi tố và bị kết án vì sản xuất và cung cấp cần sa, nhưng năm ngoái chỉ có 58 em được xem như bị đưa lậu vào Anh đã làm việc trong môi trường này. Và cho đến nay, không có tội phạm người Việt nào bị kết án đã buôn bán trẻ em vào Anh với mục đích trồng cần sa.
Networks may specifically recruit children, as they are less likely to be detained or accommodated in secure premises then adults and are able to re-enter exploitation with relative ease.
Các mạng lưới có thể cố tình tuyển mộ các em, vì các em ít có khả năng bị bắt so với người lớn hoặc các em có thể sống trong những ngôi nhà đóng chặt và có thể bị bóc lột trở lại một cách tương đối dễ dàng.
UK's cannabis explosion
Ten years ago, only 11 per cent of the marijuana used in the UK was grown domestically. Now that figure has grown to nearly 90 per cent. The cannabis trade is so lucrative, authorities say, that they fear the mass surplus is even being exported to EU countries.
Sự bùng nổ cần sa ở Anh
Cách đây 10 năm, chỉ 11% số cần sa tiêu thụ ở Anh được trồng trong nước. Giờ đây, con số đó tăng lên gần 90%. Các nhà chức trách cho biết buôn bán cần sa cực kỳ sinh lợi, đến nỗi họ lo ngại số lượng dư thừa lớn đang được đưa tới các nước EU.
Last year, UK law enforcement uncovered 1.3 million cannabis plants worth an estimated $410m. One house can produce cannabis worth up to $500,000 or more a year and during 2010, the police found nearly 7,000 factories during raids - the number has increased by 900 per cent in the past six years.
Năm ngoái, cảnh sát Anh đã phát hiện 1,3 triệu cây cần sa ước tính trị giá 410 triệu USD. Một ngôi nhà có thể sản xuất lượng cần sa lên tới 500.000 USD hoặc hơn mỗi năm, và trong năm 2010, cảnh sát tìm thấy gần 7.000 nhà máy trong các cuộc tập kích, con số này gia tăng tới 900% so với 6 năm qua.
The UK authorities estimate that 75 per cent of the criminal gangs involved in this trade are ethnically Vietnamese, although local British and Eastern European gangs are beginning to muscle in. However, research has found that even in these circumstances, Vietnamese 'gardeners' are still used to cultivate the cannabis plants because they are sold on to or taken over by the incoming gang.
Các nhà chức trách Anh ước tính, 75% các băng đảng tội phạm tham gia vào tệ nạn này là người Việt Nam, mặc dù các băng người Anh hoặc Đông Âu cũng đang lớn mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ngay cả trong hoàn cảnh đó, “những người làm vườn” Việt Nam vẫn được sử dụng để trồng cần sa bởi vì chúng được bán chác hoặc tiếp quản bởi băng nhóm tiếp theo.
Trafficking victims have been found in all regions of England and Wales - most frequently in West Yorkshire, the West Midlands and Greater London. Now some are being discovered in Scotland, and cannabis factories have also been identified in Northern Ireland.
Các nạn nhân của nạn buôn người đã được tìm thấy ở mọi khu vực thuộc England và Wales – đa số ở West Yorkshire, West Midlands và Greater London. Giờ đây, một số người còn bị phát hiện ở Scotland và các nhà máy cần sa ở Bắc Ireland.
Although an increasing number of police forces are identifying Vietnamese cannabis farms locally, the ability and ease with which networks can relocate at a national level (including the relocation of trafficked children) and thereby evade the police, ensures that the number of children trafficked and exploited in cannabis farms is likely to remain at a high level.
Mặc dù cảnh sát được huy động ngày càng đông trong chiến dịch truy tìm các trang trại trồng cần sa của người Việt ở địa phương, nhưng các mạng lưới này có đủ khả năng và điều kiện dễ dàng để thay đổi chỗ, ở cấp quốc gia (gồm cả việc di chuyển trẻ em bị buôn bán) và lẩn trốn cảnh sát, cho thấy số trẻ em bị buôn bán và bóc lột trong các trang trại ở Anh vẫn còn ở mức độ cao.
Coercion, recruitment and debt bondage
Vietnam is one of the poorest countries in south-east Asia, and the country is heavily reliant on an estimated $2bn worth of remittances paid by Vietnamese workers overseas. Last year, nearly 100,000 migrants went abroad for work.
Ép buộc, tuyển mộ và trói buộc nợ nần
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á, và đất nước này phụ thuộc nặng nề vào số tiền 2 tỷ USD do lao động người Việt ở nước ngoài gửi về. Năm ngoái, gần 100.000 người đã ra nước ngoài làm việc.
In these circumstances the door is wide open for exploitation, both by illegal labour agencies and traffickers posing as potential recruiters for overseas employers. It is not uncommon for Vietnamese labour export companies, most of which are state-affiliated, to charge workers well in excess of the fees allowed by law, sometimes demanding as much as $20,000 up front for the opportunity to work abroad.
Trong hoàn cảnh đó, cánh cửa càng rộng mở cho nạn bóc lột, bởi cả những trung tâm lao động trái phép lẫn những kẻ buôn người đóng giả người tuyển lao động ra nước ngoài. Các công ty xuất khẩu lao động không phải là hiếm ở Việt Nam, hầu hết liên kết với nhà nước, bắt lao động phải nộp tiền vượt quá các chi phí luật pháp quy định, đôi khi còn đòi trả trước tới 20.000 USD cho một cơ hội ra nước ngoài làm việc.
Paying such sums back is extraordinarily difficult and Vietnamese expatriate workers and economic migrants are consequently highly vulnerable to debt bondage and forced labour. On arrival in destination countries, many workers find themselves compelled to work in dangerous or substandard conditions for little or no pay with no credible avenues of legal recourse. When the work itself is illegal, as is often the case, then the authorities are the last people to whom the workers can turn for help.
Trả một khoản tiền lớn như vậy là cực kỳ khó khăn, do đó, các lao động xa xứ người Việt cùng những người di cư kinh tế càng dễ bị tổn thương trước trói buộc nợ nần và lao động ép buộc. Khi đến được các nước phải đến, nhiều lao động nhận ra mình bị ép làm việc trong những điều kiện nguy hiểm hoặc không đủ tiêu chuẩn với thù lao ít ỏi hoặc bị quỵt tiền mà không có cách nào cầu cứu được luật pháp. Khi bản thân công việc đã là trái phép, thường là như vậy, thì các nhà chức trách là những người cuối cùng mà các lao động có thể cậy nhờ giúp đỡ.
Debt bondage is common, with the trafficking and criminal networks determining the amount of money the bonded worker will have to pay off through unpaid labour. The debt notionally covers travel arrangements, accommodation, food and trafficker fees, but the sums are often inflated and can take several years to work off. In the UK, debt bondage sums have been found to range from between $25,000 and $60,000.
Trói buộc nợ nần là thông thường, với các mạng lưới buôn người và tội phạm định ra số tiền mà lao động bị trói buộc sẽ phải trả hết bằng cách làm việc không lương. Món nợ đó được tính vào sự sắp xếp đi lại, chi phí ăn ở và phí buôn người, nhưng tổng số tiền thường bị nâng khống lên và có thể mất nhiều năm làm việc không công. Ở Anh, số tiền xiết nợ được phát hiện khoảng từ 25.000 USD đến 60.000 USD.
In Vietnam, traffickers, often posing as 'middlemen' for the export labour market, will target isolated children or vulnerable families living in relative poverty. They may make false promises about a better life for the child in the UK, with the opportunity of education or work for the child so that they can support themselves or their relatives back home. A debt will often be placed on the child or their family that cannot afford the travel costs, often secured against a relative's land.
Ở Việt Nam, những kẻ buôn người – thường đội lốt là những người mối giới cho thị trường lao động xuất khẩu – nhắm tới những trẻ nhỏ đơn độc hoặc các gia đình dễ bị tổn thương đang sống trong nghèo đói. Chúng đưa ra những lời hứa suông về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho một đứa trẻ ở Anh, với cơ hội về giáo dục và việc làm cho trẻ nhỏ để các em có thể hỗ trợ mình hoặc cho người thân ở quê nhà. Một món nợ thường được đặt lên vai một đứa trẻ hoặc gia đình chúng, được thế chấp bằng sổ đỏ của người thân.
Some of the victims are sent to Russia with fake ID cards and then travel to the Czech Republic, Germany and France, entering the UK by clandestine methods via a seaport. Upon arrival, they are ripe for exploitation by the gangs who bring them straight to cannabis factories. They usually know their families back home and are aware of the debt that must be paid off.
Một số nạn nhân bị đưa sang Nga với thẻ căn cước giả và sau đó tới Cộng hòa Séc, Đức và Pháp, vào Anh một cách bí mật qua một hải cảng. Khi đến nơi, các em đã sẵn sàng cho bọn băng đảng bóc lột, những kẻ này đưa các em thẳng tới các xưởng trồng cần sa. Các em thường biết rõ về gia đình mình ở nhà và ý thức được khoản nợ phải trả.
The criminal networks involved in the recruitment, transportation and exploitation of the children are well organised, flexible and generate large sums mainly from the cultivation and wholesale distribution of cannabis.
Các mạng lưới tội phạm tham gia việc tuyển mộ, vận chuyển và bóc lột trẻ em được tổ chức rất bài bản, linh động và tạo ra các khoản tiền lớn chủ yếu nhờ trồng và bán sỉ cần sa.
Agents often provide travel documents but then take these documents off the children once they have been used, recycling them for use with other children. Agents trafficking Vietnamese victims often take back or instruct the child to destroy documentation before entering the UK. Without documentation, it is difficult to question the true identity, age and origin of a child, preventing or delaying removal and protecting the traffickers, thus keeping their trade underground.
Các trung tâm có thể cung cấp giấy tờ đi lại cho các em nhưng sau đó tước đoạt giấy tờ này một khi chúng được sử dụng, rồi chỉnh sửa lại để dùng cho những đứa trẻ khác. Các trung tâm buôn bán người Việt thường lấy lại giấy tờ hoặc chỉ đạo cho đứa trẻ phải tiêu hủy giấy tờ trước khi vào Anh. Không có giấy tờ, rất khó có thể điều tra được nhân dạng thật, tuổi tác và nguồn gốc của một đứa trẻ, giúp ngăn chặn hoặc trì hoãn việc trục xuất và bảo vệ bọn buôn người, do đó các hoạt động buôn bán của chúng được giữ bí mật.
Người dịch: Trúc An


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn