MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, July 1, 2011

Sidney Rittenberg: Chairman Mao's favourite American -Người Mỹ yêu thích của Mao Chủ tịch


Sidney Rittenberg: Chairman Mao's favourite American

By Michael Bristow BBC News, Beijing

Người Mỹ yêu thích của Mao Chủ tịch

Michael Bristow BBC News, Bắc Kinh

Sidney Rittenberg on why he decided to join the Chinese Communist Party

Sidney Rittenberg nêu lý do tại sao ông quyết định gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc

As China's Communist Party marks its 90th birthday, one man has a unique perspective - an 89-year-old American ex-communist who spent 35 years in China and rubbed shoulders with Chairman Mao.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh dấu sinh nhật 90 của mình, một người đàn ông 89 tuổi có một quan điểm độc đáo - một cựu đảng viên cộng sản, người Mỹ đã dành 35 năm ở Trung Quốc, sát vai cùng Mao Chủ tịch.

Sidney Rittenberg has lived a life usually seen only in Hollywood movies.

Sidney Rittenberg đã sống một cuộc đời thường chỉ thấy trong phim Hollywood.

As a young man, he turned his back on the country of his birth, the United States, and threw in his lot with China's fledgling Communist Party.

Khi còn trai tráng, ông quay lưng lại với xứ sở mình, đất nước Hoa Kỳ, và đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc khi ấy còn tranh đấu.

He personally knew the revolutionary leader Mao Zedong, spent time in solitary confinement after being accused of spying and, disillusioned, finally returned to America following a second stint in prison.

Ông quen cả lãnh tụ cách mạng Mao Trạch Đông, đã từng bị biệt giam vì cáo buộc làm gián điệp, và khi ảo tưởng tan vỡ, ông quay lại Mỹ sau khi vào tù lần hai.

But the 89-year-old has never lost his love for China and its people, and now returns regularly for work and to see old friends.

Nhưng cụ già 89 tuổi này chưa bao giờ thôi yêu đất nước và người dân Trung Hoa, và giờ đây cụ quay lại làm việc và gặp bạn cũ đều đặn.

As the Chinese Communist Party celebrates its 90th anniversary, there can be few people still living who have seen its ups and downs from such close quarters.

Vào dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc mừng sinh nhật lần thứ 90, những người đã chứng kiến tận mắt những thăng trầm của đảng còn lại rất ít.

Born in South Carolina into a prominent family, Sidney Rittenberg came to China with US forces in 1945, at the end of World War II.

Sinh ra ở Nam Carolina trong một gia đình có tiếng, Sidney Rittenberg đến Trung Quốc năm 1945 cùng các lực lượng Mỹ, vào cuối Thế chiến Hai.

His left-wing beliefs - and China's pitiful state at that time - naturally drew him towards Mao's communist party, based in the minor inland city of Yan'an.

Tư tưởng cánh tả của ông - và tình trạng thảm hại của Trung Quốc khi đó - khiến ông có cảm tình với đảng cộng sản của Mao, đang đóng ở Diên An, một thành phố nội địa nhỏ.

"The normal state of existence for way over half of the people was hunger and the communists were the only group trying to get China out of that kind of poverty," he told the BBC while visiting the home he still keeps in Beijing.

Ông nói với BBC khi ông thăm lại căn nhà ông vẫn sở hữu ở Bắc Kinh: "Đói khát là hiện trạng của một nửa số dân, và những người cộng sản là nhóm duy nhất đang cố gắng đưa Trung Quốc ra khỏi nghèo đói."

At the time China was ruled by Chiang Kai-shek and his Nationalist Party. The victory of the communists was, for many, still an unlikely outcome.

Khi ấy Trung Quốc đang được cai trị bởi Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. Với nhiều người, chiến thắng của đảng cộng sản vẫn là kết cuộc bất khả.

In Yan'an, Mr Rittenberg worked for Xinhua, the news agency that still exists today, and regularly rubbed shoulders with the party's leaders.

Tại Diên An, ông Rittenberg làm việc cho Tân Hoa xã mà còn tồn tại tới ngày nay, và thường xuyên gặp gỡ các lãnh đạo đảng.

He became a party member.

"If you were walking down a road and ran into Mao Zedong, Zhou Enlai or whoever, it was no big deal - it was normal," he said.

Ông trở thành đảng viên.

Ông kể: "Nếu ta đang đi trên đường và gặp phải Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, bất kỳ ai, đó là chuyện bình thường."

"You might stop and chat - anyone might stop and chat. You didn't feel a gulf."

"Anh dừng lại, tán gẫu - bất kỳ ai cũng được. Anh không cảm thấy có khoảng cách."

Hysteria

Cuồng loạn

But a gulf eventually did open up between him, a foreigner, and the Chinese revolutionaries he supported.

Nhưng rồi đã xuất hiện khoảng cách giữa ông một người ngoại quốc, và những nhà cách mạng Trung Hoa mà ông ủng hộ.

They blamed overseas powers, such as Britain and France, for many of China's problems and so a foreigner was always likely to be viewed with suspicion. And so it turned out.

Họ cho rằng các thế lực nước ngoài, như Anh và Pháp, có lỗi trong nhiều vấn đề của Trung Quốc và do đó, một người nước ngoài luôn luôn có thể bị nghi ngờ. cái gì đến phải đến.

Shortly after the communists took power in 1949, Mr Rittenberg was accused of being a spy and sent to prison. He spent time in solitary confinement, and was only released in 1955.

Ngay sau khi những người cộng sản nắm quyền năm 1949, ông Rittenberg bị tố cáo làm điệp viên và tống vào tù. Ông bị biệt giam, và chỉ được thả vào năm 1955.

"I felt this terrible hurt. It's like you have a sweetheart that you've been in love with for years and it's been a wonderful relationship. All of a sudden, she appears in court and accuses you of rape," he said.

"Tôi cảm thấy hế sức đau lòng. Cảm giác giống như anh có người yêu đã nhiều năm với mối quan hệ thật tuyệt vời. Bỗng nhiên, cô ta đưa anh ra tòa và tố cáo anh cưỡng hiếp cô ta," ông nói.

But Mr Rittenberg did not lose his faith in the Chinese communists and, when Chairman Mao launched his Cultural Revolution in 1966, the American was caught up in the hysteria of the times.

Nhưng ông Rittenberg không mất niềm tin vào người cộng sản Trung Quốc, và khi Chủ tịch Mao mở Cách mạng Văn hóa năm 1966, người Mỹ này lại có mặt giữa trận cuồng loạn bấy giờ.

In the chaos, many were accused of political crimes at denunciation sessions that lasted for hours. The accused were often forced to wear dunce's caps and stand in painful positions.

Trong cơn hỗn loạn, nhiều người bị tố cáo phạm tội chính trị đã phải ra các phiên đấu tố kéo dài hàng giờ. Bị cáo thường buộc phải ăn như người khờ buộc đứng ở tư thế đau đớn.

Mr Rittenberg took part in these sessions. He said his participation was "inevitable".

Ông Rittenberg đã tham gia các phiên đấu tố. Ông nói sự tham dự của ông "là bất khả kháng".

"I was very enthusiastic about the prospect of building a world without classes, without war, without poverty - and it looked to me like this was what Mao was trying to do."

"Khi đó tôi rất hăm hở trước viễn cảnh xây dựng thế giới phi giai cấp, không chiến tranh và nghèo đói - và có vẻ Mao khi ấy làm đúng như thế."

His verdict on Mao now? "He was a great historical leader and a great historical criminal - very few have reached this status in both of those aspects."

Thế ông nghĩ gì về Mao hôm nay? "Ông ấy là lãnh tụ vĩ đại và cũng là tội phạm lớn - rất ít ai lại đạt được cả hai khía cạnh này."

Renewal

Đổi mới

Eventually the Cultural Revolution turned on many of its fiercest advocates and, like many others, Mr. Rittenberg was sent to prison again - as an "enemy" of the party.

Rồi thì Cách mạng Văn hóa cũng quay lại đánh những người ủng hộ nhiệt thành, và ông Rittenberg lại vào tù lần hai - như "kẻ thù" của đảng.

Disenchanted with communism, on his release he decided to leave China for good with his Chinese wife and four children.

Đã chán nản với chủ nghĩa cộng sản, nên khi được tha, ông quyết định rời Trung Quốc vĩnh viễn cùng người vợ Trung Quốc và bốn đứa con.

It was 1980 and he was about to start a new life as a consultant advising companies that wanted to do business in China, from a base across the Pacific Ocean, in Washington state.

Đó là năm 1980 và ông sắp sửa bắt đầu cuộc đời mới trong vai trò tư vấn cho các công ty muốn làm ăn ở Trung Quốc, tại một cơ sở nằm bên kia Thái Bình dương ở tiểu bang Washington.

At about the same time, China's Communist Party was also starting again. Under Mao's successor, Deng Xiaoping, it ditched many of the former chairman's ideas and principles.

Cùng lúc đó, đảng cộng sản Trung Quốc cũng lại bắt đầu lần nữa. Dưới thời kẻ kế thùa Mao, Đặng Tiểu Bình, đảng đã từ bỏ nhiều ý tưởng và nguyên tắc của vị chủ tịch cũ.

In Mr Rittenberg's view, the new top leader saved the party, but changed it in such a way as to make it unrecognisable.

Trong cái nhìn của ông Rittenberg, vị tân lãnh đạo đã cứu đảng nhưng thay đổi nó nhiều khiến ông không còn nhận ra nó nữa.

He said it might have to change again if it is to survive.

Ông nói đảng có khi lại phải thay đổi lần nữa nếu muốn tiếp tục tồn tại.

"We'll get to certain point where people will no longer be willing to have an advanced market economy and a backward political system," he said.

"Rồi chúng ta sẽ đi đến cái điểm mà nhân dân không còn chịu có một nền kinh tế thị trường tiên tiến bên cạnh một hệ thống chính trị lạc hậu."

Sidney Rittenberg was born just a few weeks after the Chinese Communist Party held its first congress in Shanghai in 1921 and so, like the party, he will soon celebrate his 90th birthday.

Sidney Rittenberg sinh ra chỉ vài tuần sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội nghị đầu tiên ở Thượng Hải năm 1921.

And like the party, he is not thinking of retiring just yet - he is still too passionate about the country he adopted more than six decades ago.

Cũng như đảng, ông chưa nghĩ đến việc nghỉ hưu - ông vẫn còn rất đam mê đất nước mà ông nhận làm quê nhà hơn sáu thập niên trước.







No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn