MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, July 13, 2011

Public intellectuals hide behind demagogues-Khi các nhà trí thức núp đàng sau những kẻ mị dân


Public intellectuals hide behind demagogues
Khi các nhà trí thức núp đàng sau những kẻ mị dân
Lei Shaohua
Lei Shaohua

Modern Chinese intellectuals, widely considered as sharing the vested interests of the ruling party, had long been criticizing current affairs. Most of them have been abroad before, thus their longing for public order and freedom never ends.
Tầng lớp trí thức Trung Quốc hiện đại, vốn được xem là cùng chia sẻ những quyền lợi căn bản với đảng cầm quyền, nhưng lại có quá trình liên tục chỉ trích các vấn đề hiện nay của xã hội. Hầu hết những người này trước đây từng học tại nước ngoài, nên họ luôn khát khao tự do và trật tự công cộng.

With the spirit of establishing an ideal society, those charismatic individuals open fire on all kinds of national problems. Though sharing huge benefits along with the Party, they just can't ignore anything which they believe to be unfair.
Với tinh thần muốn thiết lập một xã hội lý tưởng, những nhân vật nhiều uy tín ấy đã công khai chỉ trích mọi vấn đề quốc gia. Mặc dù được hưởng những lợi ích to lớn cùng với Đảng, họ vẫn không thể bỏ qua những gì họ cho là bất công.

The thoughts of the intellectuals, usually of great passion, are well inside mainstream but can be totally separated from the possible influence of the authorities. The public is always in awe of them no matter they are college tutors, celebrated scholars, journalists or online writers. The number of their followers is increasing day by day when people, mostly informed by the Western media, tend to believe that the intellectuals combine freedom and honor.
Tư duy của những nhà trí thức này, thường xuất phát từ nhiệt tình mạnh mẽ, dù hiển nhiên là nằm trong dòng công luận chung, nhưng có thể không bị ảnh huởng nào của chính quyền. Công luận luôn ngưỡng mộ họ, bất kể họ là giảng viên đại học, các học giả nổi tiếng, những nhà báo hoặc các cây bút trên mạng. Số lượng người tin theo họ đang ngày càng tăng khi mà người dân, đa số bị tác động bởi truyền thông phương Tây, có khuynh hướng tin rằng các nhà trí thức nói trên là kết hợp của tự do và vinh dự.

However, by the time those intellectuals dominated the spiritual aspects of the country, some of them gradually forget the responsibility that they ought to shoulder. Without performing the necessary rational analysis, they blatantly slam everything that they believe to be somewhat off its axis in the fast-developing society. For them, if something is not the best, it is the worst.
Tuy nhiên, khi những trí thức này tạo ra ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của đất nước, một số họ đã dần quên đi trách nhiệm họ nên gánh vác. Khi không có sự phân tích cần thiết theo lý trí, họ trắng trợn phê bình gay gắt mọi thứ mà họ tin rằng đi chệch xu hướng của một xã hội đang phát triển nhanh. Đối với họ, nếu điều gì không là tốt nhất, thì điều ấy là tệ nhất.

As independent intellectuals, they possess great reasoning ability along with knowledge and social responsibility. They can't live without the benefits provided by the authorities but, at the same time, worry that other people in this power system enjoy greater gains. Therefore, they tend to link their personal misfortune to social unfairness. Moreover, the more they share with other such feelings, the stronger they become.
Là những trí thức độc lập, họ thể hiện khả năng lập luận thuyết phục cao cùng với kiến thức uyên bác, và tỏ ra có trách nhiệm với xã hội. Họ không thể sống nếu thiếu những đặc ân do chính quyền ban phát, nhưng đồng thời cũng lo ngại những người khác trong hệ thống quyền lực được thụ hưởng nhiều quyền lợi hơn. Do đó, họ có xu hướng đánh đồng sự kém may mắn của họ với bất công xã hội. Hơn nữa, càng chia sẻ những cảm xúc ấy với người khác thì họ càng trở nên mạnh.

On one hand, they hate the authorities that no longer protect them, but on the other hand, indulge in the ideological power that rises among them. Thus, more and more college professors and journalists, accompanied by Internet followers, rely heavily on sharp comments online to air their grievances.
Một mặt, họ không ưa việc chính quyền không còn bảo vệ họ, mặt khác, cá nhân họ lại muốn tận hưởng sức mạnh của hệ tư tưởng đang trỗi dậy trong họ. Vì vậy, ngày càng có nhiều nhà báo và các giáo sư đại học, được phụ họa bởi những người hâm mộ trên Internet, có khuynh hướng dựa vào những bình luận sắc sảo trên mạng để bày tỏ bất bình.

Though substantially despising power holders, the intellectuals are conservative and feeble within. They never lead the charge themselves, instead, they are most likely to create new opinion leaders through the so-called online apotheosis campaign.
Mặc dù nặng nề khinh rẻ những người hiện cầm quyền nhưng, trong thâm tâm, các vị trí thức này lại bảo thủ và yếu đuối. Bản thân họ không bao giờ tự gánh vác trách nhiệm thực tế gì cả, thay vào đó, họ thường tạo ra những nhân vật dẫn dắt dư luận, đưa ra ý kiến mới thông qua những chiến dịch tán dương, cổ xúy trên mạng.

No matter whether those opinion leaders failed or not, the intellectuals, hidden in the dark, considered themselves to be the winners - victory is the result of their intelligence and wisdom, and failure, which is more likely to happen, is because of the overwhelming dominance of the ruling forces.
Dẫu cho những nhân vật dẫn dắt dư luận có thành công hay thất bại, những nhà trí thức ẩn trong bóng tối, vẫn xem mình là kẻ chiến thắng – họ cho rằng, thắng lợi là kết quả từ trí thông minh và sự khôn ngoan của họ, và thất bại, thường xảy ra, là do sự thống trị quá mạnh của các lực lượng cầm quyền.

They enjoy vested benefits while grabbing huge profits via the unprecedented popularity they gained by publicly criticizing government.
Trong lúc được hưởng thụ những quyền lợi của chế độ, họ cũng giành được lợi ích không nhỏ qua việc nắm đa số dư luận chưa từng có dưới hình thức công khai chỉ trích chính quyền.

Sayings like "I do not agree with what you have to say, nor will I defend to the death your right to say it" are seen everywhere at an age when people are becoming more and more impatient to dissent from the current ideological hegemony. The power of the public opinion is so strong that dissidents have nowhere to express or hide. Those impulsive minds, the combination of both irrational ideals and mass anger, believe that a new era can easily be made if we simply desert the current system once and for all.
Danh ngôn kiểu “Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đánh đổi cuộc đời để bảo vệ quyền được nói của bạn” được thấy ở khắp nơi, ở thời đại mà người ta ngày càng thiếu kiên nhẫn trong việc thể hiện ý kiến khác biệt với sự thống trị của hệ tư tưởng hiện tại. Quyền lực của dư luận xã hội chính thống mạnh đến nỗi những người có ý kiến trái chiều không có nơi nào để bày tỏ. Những cái đầu nóng vội như vậy, kết hợp từ những ý nghĩ phi lý và sự tức giận của đám đông, tin rằng có thể dễ dàng tạo nên một kỷ nguyên mới bằng cách ngay lập tức từ bỏ hệ thống hiện tại, và cho đó là tất cả.

Intellectuals are a middle force to balance and connect extreme thoughts in society. Mature public intellectuals shoulder the responsibility to monitor and criticize the government, at the same time, they play a major role in preserving the stability of public values.
Tầng lớp trí thức là lực lượng trung gian làm cân bằng giữa các ý tưởng cực đoan trong xã hội. Trí thức của xã hội trưởng thành gánh vác trách nhiệm giám sát và góp ý phản biện với chính quyền, đồng thời, họ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định đối với các giá trị xã hội.

If some intellectuals vent anger but never raise constructive comments that can work to change social equality and injustice, the success of the "intellectual spirit" will mean the collapse of the entire social development.
Nếu giới trí thức chỉ biết trút cho thỏa cơn giận, nhưng không bao giờ nêu những góp ý mang tính xây dựng nhằm khắc phục tình trạng bất công, thúc đẩy công bằng xã hội, thì thành công của cái gọi là “tinh thần trí thức” sẽ dẫn đến sụp đổ đối với sự phát triển toàn bộ xã hội.

The author is a PhD candidate of Political Science at the University of Utah. s.lei@utah.edu
Nghiên cứu sinh tiến sỹ
Chuyên ngành Khoa học Chính trị, Đại học Utah

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn