MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, April 17, 2011

Water wars? Thirsty, energy-short China stirs fear Xung đột về nguồn nước? Trung Quốc đói khát năng lượng đang khuấy lên nỗi sợ hãi


Water wars? Thirsty, energy-short China stirs fear

By DENIS D. GRAY

Associated Press writers Tini Tran and David Wivell in Beijing contributed to this report.

Associated Press

http://www.miamiherald.com/2011/04/16/v-fullstory/2170278/water-wars-thirsty-energy-short.html

Xung đột về nguồn nước? Trung Quốc đói khát năng lượng đang khuấy lên nỗi sợ hãi

DENIS D. GRAY

Hãng tin Associated Press (AP)

(Với sự đóng góp của hai phóng viên hãng AP tại Bắc Kinh là Tini Tran và David Wivell)

Ngày 17 tháng 4 năm 2011

BAHIR JONAI, India -- The wall of water raced through narrow Himalayan gorges in northeast India, gathering speed as it raked the banks of towering trees and boulders. When the torrent struck their island in the Brahmaputra river, the villagers remember, it took only moments to obliterate their houses, possessions and livestock.

BAHIR JONAI, Ấn Độ – bức tường nước đổ xuống thành dòng nước lũ chảy dọc theo những hẻm núi hẹp trên dãy Himalaya ở vùng đông bắc Ấn Độ, dòng chảy mỗi lúc một mạnh trước khi quét qua những dải đất hai bên bờ sông có cây cối cao chót vót và những tảng đá lớn. Dân làng sống ở cù lao trên sông Brahmaputra nhớ lại rằng dòng nước lũ chỉ trong chốc lát đã xóa sạch nhà cửa, của cải và gia súc của họ.

No one knows exactly how the disaster happened, but everyone knows whom to blame: neighboring China.

Chẳng ai kịp biết cụ thể thảm họa đã xảy ra như thế nào nhưng tất cả đều biết phải đổ lỗi cho ai, kể cả người láng giềng Trung Quốc.

"We don't trust the Chinese," says fisherman Akshay Sarkar at the resettlement site where he has lived since the 2000 flood. "They gave us no warning. They may do it again."

“Chúng tôi không tin người Trung Quốc,” ngư dân Akshay Sarkar hiện đang sống tại khu tái định cư kể từ sau trận lũ năm 2000 đã nói như vậy. “Họ không hề có sự cảnh báo gì cho chúng tôi. Họ có thể lặp lại điều này lần nữa.”

About 800 kilometers (500 miles) east, in northern Thailand, Chamlong Saengphet stands in the Mekong river, in water that comes only up to her shins. She is collecting edible river weeds from dwindling beds. A neighbor has hung up his fishing nets, his catches now too meager.

Cách đó khoảng 800 km (500 dặm) về phía đông ở miền bắc Thái Lan, Chamlong Saengphet đứng dưới dòng sông Mê Công, nước ngập chỉ đến ổng quyển. Cô đang vớt một thứ rong có thể ăn được từ khúc sông dòng chảy đang bị hẹp lại và cạn nước. Một hàng xóm của cô kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá bằng lưới nhưng giờ đây anh ta chỉ đánh được những mẻ cá thảm hại nghèo nàn.

Using words bordering on curses, they point upstream, toward China.

Với những từ ngữ gần như là nguyền rủa, hai người chỉ tay về phía thượng lưu, tức về phía Trung Quốc.

The blame game, voiced in vulnerable river towns and Asian capitals from Pakistan to Vietnam, is rooted in fear that China's accelerating program of damming every major river flowing from the Tibetan plateau will trigger natural disasters, degrade fragile ecologies, divert vital water supplies.

Cái kiểu đổ lỗi như thế này mà người ta có thể nghe thấy ở những thị trấn ven sông dễ bị tổn thương và các quốc gia châu Á từ Pakistan cho tới Việt Nam có nguyên nhân ở nỗi lo sợ rằng việc Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình xây dựng các đập thủy điện trên tất cả các dòng sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng sẽ gây ra những thảm họa thiên nhiên, làm thoái hóa các môi trường sinh thái, làm biến đổi nguồn kiếm sống của người dân.

A few analysts and environmental advocates even speak of water as a future trigger for war or diplomatic strong-arming, though others strongly doubt it will come to that. Still, the remapping of the water flow in the world's most heavily populated and thirstiest region is happening on a gigantic scale, with potentially strategic implications.

Một vài nhà phân tích và nhà hoạt động môi trường thậm chí còn đề cập nguồn nước như là một nguyên nhân làm nổ ra chiến tranh hoặc sự căng thẳng về quân sự trong tương lai, mặc dù số khác thì hoàn toàn không tin rằng tình hình có thể đi đến nông nỗi như vậy. Tuy nhiên, sự thay đổi dòng chảy của sông ở cái khu vực đông dân nhất và “khát nước” nhất thế giới đang diễn ra trên quy mô cực lớn và có thể dẫn đến những hệ lụy có tính chiến lược.

On the eight great Tibetan rivers alone, almost 20 dams have been built or are under construction while some 40 more are planned or proposed.

Chỉ tính riêng tám con sông lớn bắt nguồn từ Tây Tạng thì tới nay đã có gần 20 đập thủy điện được xây dựng hoặc đang trong quá trình được xây dựng trong khi đó khoảng 40 đập khác đã được đưa vào kế hoạch xây dựng hoặc đang được đề xuất

China is hardly alone in disrupting the region's water flows. Others are doing it with potentially even worse consequences. But China's vast thirst for power and water, its control over the sources of the rivers and its ever-growing political clout make it a singular target of criticism and suspicion.

Trung Quốc hầu như không phải là nước duy nhất đang làm gián đoạn dòng chảy của các con sông. Các nước khác cũng đang gây ra điều tương tự với hậu quả thậm chí có thể còn tồi tệ hơn. Nhưng việc Trung Quốc đang khao khát quyền lực và “khát nước” đến mức vô độ, việc nước này đang kiểm soát những điểm đầu nguồn của các dòng sông và việc nước này đang ngày càng dùng chuyện này vào mục đích chính trị đang khiến cho chỉ một mình Trung Quốc là mục tiêu của sự chỉ trích và ngờ vực.

"Whether China intends to use water as a political weapon or not, it is acquiring the capability to turn off the tap if it wants to - a leverage it can use to keep any riparian neighbors on good behavior," says Brahma Chellaney, an analyst at New Delhi's Center for Policy Research and author of the forthcoming "Water: Asia's New Battlefield."

“Dù Trung Quốc có ý định dùng các con sông làm vũ khí chính trị hay không, nhưng nước này đang tìm thấy một thứ vũ khí ấy là họ có thể “tắt vòi nước” nếu họ muốn – một thứ vũ khí đòn bẩy họ có thể dùng để bắt tất cả các nước láng giềng có sông chảy qua phải ngoan ngoãn,” đó là lời của Brahma Chellaney, một nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “Nước: chiến trường mới của châu Á.”

Analyst Neil Padukone calls it "the biggest potential point of contention between the two Asian giants," China and India. But the stakes may be even higher since those eight Tibetan rivers serve a vast west-east arc of 1.8 billion people stretching from Pakistan to Vietnam's Mekong river delta.

Nhà phân tích Neil Padukone gọi “nước” là “điểm có tiềm năng gây bất đồng lớn nhất giữa hai quốc gia lớn ở châu Á,” Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng giờ đây sự đe dọa còn lớn hơn nhiều bởi tám con sông bắt nguồn từ Tây Tạng đang cung cấp nước cho 1,8 tỉ dân sống trong một vòng cung rộng lớn từ tây sang đông kéo dài từ Pakistan tới vùng châu thổ sông Mê Công ở Việt Nam.

Suspicions are heightened by Beijing's lack of transparency and refusal to share most hydrological and other data. Only China, along with Turkey, has refused to sign a key 1997 U.N. convention on transnational rivers.

Những mối ngờ vực được làm tăng thêm do chỗ Bắc Kinh tỏ ra thiếu minh bạch và họ từ chối chia sẻ hầu hết những số liệu về thủy văn và những loại số liệu khác. Chỉ có Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ký một hiệp ước quan trọng của Liên Hiệp Quốc về những dòng sông xuyên quốc gia.

Beijing gave no notice when it began building three dams on the Mekong - the first completed in 1993 - or the $1.2 billion Zangmu dam, the first on the mainstream of the 2,880-kilometer (1,790-mile) Brahmaputra which was started last November and hailed in official media as "a landmark priority project."

Bắc Kinh chẳng hề đưa ra thông báo gì hết khi họ bắt đầu khởi công ba đập thủy điện lớn trên sông Mê Công – đập thứ nhất đã được hoàn thành vào năm 1993 hoặc đập thủy điện tốn 1,2 tỉ đôla ở Zangmu, đập thủy điện đầu tiên trên dòng chảy chính dài 2.800 km (1790 dặm) của sông Brahmaputra này đã được khởi công vào tháng 11 năm ngoái và được phương tiện thông tin đại chúng nhà nước của Trung Quốc ca ngợi như là một “dự án có tính chất bước ngoặt phải được ưu tiên.”

The 2000 flood that hit Sarkar's village, is widely believed to have been caused by the burst of an earthen dam wall on a Brahmaputra tributary. But China has kept silent.

Trận lụt năm 2000 tàn phá ngôi làng của Sarkar được nhiều người tin là có nguyên nhân từ việc một bức tường đất của một con đập trên một chi lưu của sông Brahmaputra bị vỡ. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ im lặng.

"Until today, the Indian government has no clue about what happened," says Ravindranath, who heads the Rural Volunteer Center. He uses only one name.

“Cho tới tận hôm nay, chính phủ Ấn Độ vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào để họ có thể lần ra nguyên nhân của điều đã xảy ra,” Ravindranath, giám đốc Trung tâm Thiện nguyện Nông thôn đã nói như vậy.

Tibet's spiritual leader, the Dalai Lama, has also warned of looming dangers stemming from the Tibetan plateau.

Lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Dalai Lama, cũng cảnh báo về những nguy cơ đang được thấy rõ là bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.

"It's something very, very essential. So, since millions of Indians use water coming from the Himalayan glaciers... I think you (India) should express more serious concern. This is nothing to do with politics, just everybody's interests, including Chinese people," he said in New Delhi last month.

“Đây là một điều gì đó rất, rất thiết yếu. Bởi vì hàng triệu người Ấn Độ đang sử dụng nước đến từ các dòng sông băng trên dãy Himalaya … cho nên tôi nghĩ Ấn Độ nên nói ra cho rõ hơn nữa mối quan ngại của mình. Chuyện này chẳng liên quan gì đến chính trị cả, đơn giản nó chỉ là vì lợi ích của tất cả mọi người, trong đó có cả người Trung Quốc,” ông đã nói như vậy tại New Delhi vào tháng trước.

Beijing normally counters such censure by pointing out that the bulk of water from the Tibetan rivers springs from downstream tributaries, with only 13-16 percent originating in China.

Bắc Kinh thường phản đối lại sự chỉ trích như vậy bằng cách chỉ ra rằng lượng nước chảy từ các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng là bắt nguồn từ những nhánh sông ở dưới hạ lưu, chỉ có 13-16 phần trăm bắt nguồn từ đất Trung Quốc.

Officials also say that the dams can benefit their neighbors, easing droughts and floods by regulating flow, and that hydroelectric power reduces China's carbon footprint.

Các quan chức của nước này còn nói rằng các đập thủy điện của họ có thể đem lại lợi ích cho các nước láng giềng, làm giảm nguy cơ hạn hán và lũ lụt nhờ việc điều chỉnh dòng chảy và rằng thủy điện làm giảm tổng lượng lượng khí thải carbon của Trung Quốc.

China "will fully consider impacts to downstream countries," Chinese Foreign Ministry spokeswoman Jiang Yu recently told The Associated Press. "We have clarified several times that the dam being built on the Brahmaputra River has a small storage capacity. It will not have large impact on water flow or the ecological environment of downstream."

Trung Quốc “sẽ cân nhắc những tác động tới các nước ở vùng hạ lưu,” người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi [Jiang Yu] mới đây đã nói với hãng thông tấn AP như vậy. “Chúng tôi đã nhiều lần làm rõ rằng đập thủy điện đang được xây trên sông Brahmaputra có sức chứa nhỏ. Nó sẽ không gây tác động lớn tới dòng chảy hoặc môi trường sinh thái ở vùng hạ lưu.”

For some of China's neighbors, the problem is that they too are building controversial dams and may look hypocritical if they criticize China too loudly.

Đối với một số nước láng giềng của Trung Quốc thì điều rắc rối là chính họ cũng đang xây dựng những đập thủy điện gây tranh cãi và họ có thể bị xem là đạo đức giả nếu lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nhiều quá.

The four-nation Mekong River Commission has expressed concerns not just about the Chinese dams but about a host of others built or planned in downstream countries.

Ủy ban sông Mê Công gồm 4 nước đã bày tỏ những mối lo ngại không chỉ về các đập thủy điện của Trung Quốc mà còn về một loạt những đập thủy điện khác được xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng ở các quốc gia ở hạ lưu con sông này.

In northeast India, a broad-based movement is fighting central government plans to erect more than 160 dams in the region, and Laos and Cambodia have proposed plans for 11 Mekong dams, sparking environmental protest.

Một phong trào rộng khắp ở vùng đông bắc Ấn Độ đang phản đối việc chính phủ có kế hoạch xây hơn 160 đập thủy điện ở vùng này và Lào và Căm Pu Chia đã đề xuất kế hoạch cho 11 đập thủy điện trên sông Mê Công đang làm nổ ra sự phản đối liên quan đến môi trường.

Indian and other governments play down any threats from the Asian colossus. "I was reassured that (the Zangmu dam) was not a project designed to divert water and affect the welfare and availability of water to countries in the lower reaches," India's Foreign Secretary Nirupama Rao said after talks with his Chinese counterpart late last year.

Chính phủ Ấn Độ và chính phủ các nước khác đang cố tình đánh giá thấp mọi mối đe dọa bắt nguồn từ hai quốc gia lớn nhất ở châu Á. “Tôi được cam đoan rằng (đập thủy điện Zangmu) không phải là một dự án với ý đồ làm thay đổi con sông và tác động tới sự thịnh vượng và lượng nước cung cấp cho các quốc gia ở vùng hạ lưu con sông,” Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Nirupama Rao đã nói như vậy sau khi có cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm của Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.

But at the grass roots, and among activists and even some government technocrats, criticism is expressed more readily.

Nhưng người dân thường và những nhà hoạt động môi trường hoặc thậm chí một số nhà chuyên môn trong bộ máy chính phủ đang ngày càng sẵn sàng bày tỏ sự chỉ trích.

"Everyone knows what China is doing, but won't talk about it. China has real power now. If it says something, everyone follows," says Somkiat Khuengchiangsa, a Thai environmental advocate.

“Tất cả mọi người đều biết Trung Quốc đang làm gì, nhưng không nói ra. Hiện nay Trung Quốc đang nắm sức mạnh thực sự. Hễ họ nói điều gì là tất cả đều phải làm theo,” Somkiat Khuengchiangsa, một nhà hoạt động môi trường người Thái đã nói như vậy.

Neither the Indian nor Chinese government responded to specific questions from the AP about the dams, but Beijing is signaling that it will relaunch mega-projects after a break of several years in efforts to meet skyrocketing demands for energy and water, reduce dependence on coal and lift some 300 million people out of poverty.

Cả chính phủ Ấn Độ lẫn chính phủ Trung Quốc đều không trả lời những câu hỏi cụ thể của hãng thông tấn AP về những đập thủy điện, song Bắc Kinh đang có dấu hiệu họ sẽ tái khởi động các siêu dự án sau một giai đoạn ngừng xây dựng trong vài năm để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về năng lượng và nước, giảm sự phụ thuộc vào than và đưa 300 triệu người dân của họ thoát nghèo.

Official media recently said China was poised to put up dams on the still pristine Nu River, known as the Salween downstream. Seven years ago as many as 13 dams were set to go up until Chinese Premier Wen Jiabao ordered a moratorium.

Các phương tiện thông tin nhà nước mới đây đã nói rằng Trung Quốc đã sẵn sàng xây các đập thủy điện trên dòng sông đến nay vẫn còn hoang sơ là Nộ Giang [Nu River], ở vùng hạ lưu nó còn có tên là sông Salween. Cách đây bảy năm kế hoạch xây dựng 13 đập thủy điện đã được chuẩn bị song thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh ngừng.

That ban is regarded as the first and perhaps biggest victory of China's nascent green movement.

Lệnh ngừng này được xem là thắng lợi đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử phong trào “xanh” mới ra đời ở Trung Quốc.

"An improper exploitation of water resources by countries on the upper reaches is going to bring about environmental, social and geological risks," Yu Xiaogang, director of the Yunnan Green Watershed, told The Associated Press. "Countries along the rivers have already formed their own way of using water resources. Water shortages could easily ignite extreme nationalist sentiment and escalate into a regional war."

“Các nước ở vùng thượng lưu khai thác nguồn nước không đúng sẽ gây ra những rủi ro môi trường, xã hội và địa chất,” Yu Xiaogang, giám đốc của tổ chức Lưu vực Xanh của Vân Nam [Yunnan Green Watershed], đã nói với phóng viên của AP như vậy. “Các nước ở dọc các con sông đã hình thành những cách sử dụng tài nguyên nước theo cách riêng của họ. Thiếu nước có thể dễ dàng châm ngòi cho tình cảm dân tộc chủ nghĩa cực đoan và có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh trong vùng.”

But there is little chance the activists will prevail.

Nhưng tới nay thì các nhà hoạt động môi trường vẫn ít có cơ hội chiến thắng.

"There is no alternative to dams in sight in China," says Ed Grumbine, an American author on Chinese dams. Grumbine, currently with the Chinese Academy of Sciences in Yunnan province, notes that under its last five-year state plan, China failed to meet its hydroelectric targets and is now playing catch-up in its 2011-2015 plan as it strives to derive 15 percent of energy needs from non-fossil sources, mainly hydroelectric and nuclear.

“Trước mắt không có giải pháp lựa chọn nào khác ở Trung Quốc,” Ed Grumbine, một tác giả người Mỹ viết về các đập thủy điện của Trung Quốc đã nói. Grumbine hiện đang làm việc tại Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc ở Vân Nam đã lưu ý rằng trong kế hoạch 5 năm lần trước Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về thủy điện và nay họ đang cố gắng bắt kịp mục tiêu đó trong kế hoạch 2011-2015 khi họ cố gắng đáp ứng 15 phần trăm nhu cầu điện từ các nguồn năng lượng không phải là hóa thạch, chủ yếu là thủy điện và điện hạt nhân.

The arithmetic pointing to more dam-building is clear: China would need 140 megawatts of extra hydroelectric power to meet its goal. Even if all the dams on the Nu go up, they would provide only 21 megawatts.

Nhìn vào con số thì cũng thấy rõ là Trung Quốc cần phải xây thêm đập thủy điện: Trung Quốc sẽ cần thêm 140 gigawatt thủy điện thì mới đáp ứng được mục tiêu nói trên. Ngay cả sau khi tất cả các đập thủy điện trên Nộ Giang được hoàn thành thì chúng mới chỉ cung cấp 21 gigawatt.

The demand for water region-wide will also escalate, sparking perhaps that greatest anxieties - that China will divert large quantities from the Tibetan plateau for domestic use.

Nhu cầu về nước của toàn bộ vùng cũng sẽ ngày càng tăng, điều này có lẽ đang gây ra những lo lắng lớn nhất, ấy là Trung Quốc sẽ lấy đi lượng nước rất lớn từ cao nguyên Tây Tạng để dùng cho mục đích của riêng nước họ.

Noting that Himalayan glaciers which feed the rivers are melting due to global warming, India's Strategic Foresight Group last year estimated that in the coming 20 years India, China, Nepal and Bangladesh will face a depletion of almost 275 billion cubic meters (360 billion cubic yards) of annual renewable water.

Nên lưu ý rằng các dòng sông băng trên dãy Himalaya là nơi cung cấp nước cho các con sông thì nay chúng đang tan chảy do khí hậu ấm lên toàn cầu, Tổ chức Dự báo chiến lược của Ấn Độ năm ngoái ước đã tính rằng trong 20 năm tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal và Bangladesh sẽ bị mất đi vào khoảng 275 tỉ mét khối nước mỗi năm mà lẽ ra có thể thu hồi lại được.

Padukone expects China will have to divert water from Tibet to its dry eastern provinces. One plan for rerouting the Brahmaputra was outlined in an officially sanctioned 2005 book by a Chinese former army officer, Li Ling. Its title: "Tibet's Waters Will Save China,"

Padukone cho rằng Trung Quốc sẽ phải lấy nước từ Tây Tạng cho các tỉnh ở miền đông bị hạn hán của họ. Một cuốn sách xuất bản năm 2005 của một người nguyên là sĩ quan quân đội Trung Quốc, Li Ling, có phác thảo một kế hoạch đã được chính thức phê chuẩn nhằm làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra. Đầu đề của cuốn sách đó là: “Những con sông bắt nguồn từ Tây Tạng sẽ cứu Trung Quốc.”

Analyst Chellaney believes "the issue is not whether China will reroute the Brahmaputra, but when." He cites Chinese researchers and officials as saying that after 2014 work will begin on tapping rivers flowing from the Tibetan plateau to neighboring countries Such a move, he says, would be tantamount to a declaration of war on India.

Nhà phân tích Chellaney tin rằng “vấn đề không phải là Trung Quốc sẽ làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra, mà là khi nào.” Ông dẫn lời của các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc nói rằng sau năm 2014 Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành việc rút bớt nước từ các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy tới các nước láng giềng của họ. Ông nói rằng một động thái như vậy sẽ chẳng khác gì một sự tuyên bố chiến tranh với Ấn Độ.

Others are skeptical. Tashi Tsering, a Tibetan environmentalist at the University of British Columbia who is otherwise critical of China's policies, calls a Brahmaputra diversion "a pipe dream of some Chinese planners."

Số khác tỏ ra hoài nghi. Tashi Tsering, một nhà hoạt động môi trường người Tây Tạng tại Đại học British Columbia, nhưng ông cũng là người thường xuyên chỉ trích các chính sách của Trung Quốc, đã gọi ý định làm thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra là “một giấc mơ viển vông của một số nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc.”

Grumbine shares the skepticism. "The situation would have to be very dire for China to turn off the taps because the consequences would be huge," he said. "China would alienate every one of its neighbors and historically the Chinese have been very sensitive about maintaining secure borders."

Grumbine chia sẻ sự hoài nghi này. “Tình huống sẽ là thảm khốc đối với Trung Quốc nếu họ “tắt các vòi nước” bởi vì hậu quả sẽ là vô cùng lớn,” ông nói. “Trung Quốc sẽ làm cho tất cả các nước láng giềng xa lánh họ và người Trung Quốc trong lịch sử đã từng rất nhạy cảm với việc duy trì biên giới được bảo vệ an toàn.”

Whatever else may happen, riverside inhabitants along the Mekong and Brahmaputra say the future shock is now.

Dù bất cứ chuyện gì khác có thể xảy ra thì cư dân sống dọc theo dòng sông Mê Công và sông Brahmaputra đều đang nói rằng ngay lúc này họ đang có cảm giác hoang mang lo sợ rồi.

A fisherman from his youth, Boonrian Chinnarat says the Mekong giant catfish, the world's largest freshwater fish, has all but vanished from the vicinity of Thailand's Had Krai village, other once bountiful species have been depleted, and he and fellow fishermen have sold their nets. He blames the Chinese dams.

Một người đánh cá còn trẻ, Boonrian Chinnarat, nói rằng loài cá trê rất to [catfish], loài cá nước ngọt to nhất trên thế giới, đã hầu như biến mất ở vùng phụ cận làng Had Krai ở Thái Lan, có những loài cá trước đây có rất nhiều thì nay đã dần biến mất cho nên người thanh niên này và những người bạn chài lưới khác đã bán dụng cụ đánh cá của họ đi rồi. Người thanh niên này đổ lỗi cho các đập thủy điện của Trung Quốc.



Phumee Boontom, headman of nearby Pak Ing village, warns that "If the Chinese keep the water and continue to build more dams, life along the Mekong will change forever." Already, he says, he has seen drastic variations in water levels following dam constructions, "like the tides of the ocean -- low and high in one day."

Phumee Boontom, trưởng thôn Pak Ing ở gần đấy cảnh báo rằng “Nếu người Trung Quốc tích trữ nước và tiếp tục xây thêm các đập thủy điện thì cuộc sống dọc theo sông Mê Công chắc chắn sẽ thay đổi vĩnh viễn.” Ông nói rằng ngay từ bây giờ ông đã nhận thấy những biến đổi nghiêm trọng về mực nước sau khi các đập thủy điện được xây, “mực nước bây giờ chẳng khác gì thủy triều ở biển – lên xuống trong ngày.”

Jeremy Bird, who heads the Mekong commission, an intergovernmental body of Laos, Cambodia, Thailand and Laos, sees a tendency to blame China for water-related troubles even when they are purely the result of nature. He says diplomacy is needed, and believes "engagement with China is improving."

Jeremy Bird hiện đang là chủ tịch ủy ban sông Mê Công, một tổ chức liên chính phủ gồm Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan và Việt Nam, thừa nhận xu hướng đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề rắc rối liên quan đến nước ngay cả khi những vấn đề đó chỉ hoàn toàn là hậu quả của thiên nhiên. Ông nói rằng con đường ngoại giao là cần thiết và ông cho rằng “Quan hệ với Trung Quốc đang dần dần trở nên ăn ý hơn.”

Grumbine agrees. "Given the enormous demand for water in China, India and Southeast Asia, if you maintain the attitude of sovereign state, we are lost," he says. "Scarcity in a zero sum situation can lead to conflict but it can also goad countries into more cooperative behavior. It's a bleak picture, but I'm not without hope."

Grumbine đồng ý với ý kiến này. “Do nhu cầu rất lớn về nước ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, nên nếu chúng ta cứ duy trì thái độ về nhà nước chủ quyền thì chúng ta sẽ lạc lối,” ông nói. “Tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra khi người này được thì người kia mất [zero-sum situation] có thể dẫn đến xung đột song nó cũng có thể thúc giục các nước phải có thái độ mang tính hợp tác hơn. Bức tranh nom thật ảm đạm, nhưng tôi không hết hi vọng.”

Người dịch: Hiền Ba

http://tranhung09.blogspot.com/








For people living in north and central China, winter just got a bit colder. A shortage of coal has left power companies unable to meet heating energy demands. It's forcing some areas to ration electricity.
Coal shortages are nothing new to the region, with bad weather often disrupting deliveries.
But this year, matters are worse. Coal companies are holding back some of their supply, because they are not willing to sell to power companies at the below-market rates mandated by the Chinese regime.
Coal provides about three quarters of China's electricity, and it's used to power the large, centralized heating systems of the north.
Coastal cities have had it a bit better as they are able to supplement with imported coal.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn