MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 24, 2010

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - tản mạn

Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, nhà văn Nguyễn Khải đã khắc họa nên nhân vật cô Hiền, một nhân vật hết sức ấn tượng, phản ảnh vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của mảnh đất hào hoa mà thiêng liêng, thủ đô Hà Nội, đặc biệt trong thu xếp cuộc sống, ứng xử cũng như ngôn ngữ hàng ngày và cách giáo dục con cái trong gia đình bà.

Về thu xếp cuộc sống, không ai có thể phủ nhận vai trò của các bà “nội tướng” Việt Nam. Cứ nhìn xung quanh ta mà xem. Bất cứ gia định nào có người phụ nữ đảm đang, chịu khó, có ký năng quản lý gia đình thì nhất định gia đình ấy sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn và nề nếp hơn. Là một phụ nữ Hà Nội đảm đang, bà Hiền biết cách thích ứng nhanh với thời thế mới và xã hội mới. Với công việc làm hoa giấy, bà có thể xoay xở cho cuộc sống gia đình no đủ và để không bị coi là “thành phần tư sản” bà đã kiên quyết không cho chồng mở cái nhà in. Như nguyễn Khải viết, Bà Hiền thuộc mầu người có đầu óc thực tế và bất luận làm việc gì cũng đều tính toán kỹ. Việc bà lấy chồng, việc ngừng sinh con, việc làm ăn, giáo dục con cái, nhất nhất bà đều giải quyết cực kỳ hợp lý hợp lẽ. Cái cuộc sóng của cả một gia đình với cơ man nào vấn đề và quan hệ phức tạp đều do một tay bà sắp đặt.

Nếu như trong thu xếp cuộc sống bà quyết đoán bao nhiêu thì trong việc thu xếp cho con cái, ngược lại bà hầu như chẳng bắt ai làm gì theo ý bà cả. Khi bà đồng ý cho anh con trai đầu vào Nam chiến đấu bà nói, “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè, nó dám đi cũng là biết tự trọng.” Rõ ràng, thương con sợ con gian khổ hy sinh một phản ứng rất tự nhiên của tất cả các bà mẹ trên đời. Nhưng cái suy nghĩ duy lý, cái suy nghĩ theo lẽ phải đã thắng thế trong bà khi bà nói “nó dám đi cũng là biết tự trọng.” Mặc dù trong truyện ngắn này không nói nhiều tới việc bà dạy con cái thế nào nhưng chỉ riêng câu này thôi cũng đủ thấy bà khuyến khích ở con cái tính tự lập, độc lập trong suy nghĩ, hành động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Cái đặc tính thích tôn trọng ý kiến cá nhân của người khác ở bà Hiền trở nên rõ nét nhất qua câu nói của bà khi người con thứ hai xin theo anh trai lên đường chiến đấu. “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó.” Đó là quan niệm về công bằng xã hội, được sống với mọi người, và sống vì cả mình lẫn mọi người chứ không sống kiểu cá nhân ích kỷ, như bà nói: “Tao muốn sống được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì.”

Về dạy dạy dỗ con cái, phải nói rằng bà Hiền không quên quan tâm ngay cả trong những việc nhỏ nhặt nhất đặc biệt là trong cách xưng hô (Ví dụ khi mọi người đều xưng hô với nhau một cách không chuẩn là “đồng chí” thì bà dạy con phải thưa gởi thế nào cho phải phép. “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”), trong phong cách sinh hoạt thường nhật như cách ngồi vào bàn ăn, cách cầm bát đũa, cách lấy thức ăn và nói chuyện trong bữa ăn. Những “tiểu tiết” mà nhiều người bỏ qua, nhiều người cho là sặc mùi tư sản, nhưng với bà Hiền nó là một phần quan trọng của phong cách và góp phần hình thành nhân cách. Khi bà nói: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng.” thì cũng chính là một cách nhắc lại cái lối sống đẹp độc đáo của người dân thủ đô đã hình thành từ ngàn xưa nơi đất kinh kỳ cổ kính:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng ngài Tràng An”

Thiết nghĩ một cách dạy con cháu “Hà nội” đến như thế, thì thời nào chảng cần, nơi nào chẳng thiết. Dung tục hóa sinh hoạt, “bổ bã hóa” lời ăn tiếng nói hiện nay đang có xu hướng tràn ngập gia đình, học đường, báo chí, phát thanh truyền hình. Nó là biểu hiện của thứ chủ nghĩa tầm thường. Nó bất thường chứ không bình thường như một số người tự xưng là thời thượng vẫn nghĩ. Mong sao những hạt bụi vàng như Bà Hiền hãy mượn gió mà bay lên để cái thanh lịch cái hào hoa ngàn đời của Hà nội vẫn trương tồn cùng dân tộc. Để mỗi một người khi nghĩ tới thủ đô đều muốn nói như Trịnh Công Sơn: “Nhớ tới một người để nhớ mọi người.”

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn